Chuyên gia giải đáp: Viêm amidan hốc mủ có nên phẫu thuật cắt bỏ?
Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân bởi vì cắt amidan có thể gây tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ gây chảy máu ồ ạt, nhiễm trùng vết mổ, áp xe tại chỗ… Hãy lắng nghe những giải đáp của chuyên gia dưới dưới đây để biết được có nên cắt hay không?
Viêm amidan hốc mủ là bệnh mãn tính dễ tái phát, gây đau đớn, khó nuốt, xuất hiện mủ nằm trên hoặc bao quanh amidan. Do độc tố của vi khuẩn, virus gây ra, bệnh sẽ dễ biến chứng nếu không chữa trị kịp thời. Bệnh tiến triển lâu ngày sẽ dẫn đến áp-xe quanh amidan, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm màng ngoài tim cấp, viêm cơ tim, viêm nội mạc tim, biến chứng viêm tai giữa… Điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ nội khoa thường khó triệt để. Nhiều bệnh nhân nghĩ đến cắt amidan nhưng vẫn còn lo ngại tính an toàn của phương pháp này.
Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? – Chia sẻ từ chuyên gia
Trả lời cho băn khoăn này, bác sĩ Lê Thị Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế Đông y Việt Nam cho biết:
“Việc cắt amidan là thủ thuật giúp loại bỏ tổ chức bị viêm tại amidan. Thủ thuật này có thể giải quyết triệt để tình trạng viêm amidan hốc mủ của người bệnh. Tuy nhiên viêm amidan hốc mủ có nên cắt hay không thì cần phải xác định rõ tình trạng viêm amidan ở mức nào.

Nếu chưa thực sự cần cắt thì người bệnh nên lựa chọn các phương pháp y tế khác vì thủ thuật này tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Những mối nguy hiểm bệnh nhân có thể gặp phải bao gồm sốc và ngất trong quá trình gây mê. Nếu tình trạng này xảy ra khi cắt amidan cho trẻ em thì dễ gây tím tái, ngừng thở hoặc ngưng tim rất nguy hiểm. Người bệnh còn có thể bị chảy máu trong và sau phẫu thuật, không cầm được máu dẫn đến tử vong. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể bị viêm nhiễm vết cắt, áp xe quanh amidan, ảnh hưởng đến thanh quản, rối loạn nhịp thở, một số ít bị tái phát…
Do vậy trước khi quyết định phẫu thuật, người bệnh cần được kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, xác định các bệnh lý khác trong cơ thể. Bởi vì có những tình trạng sức khỏe sẽ khiến quá trình cắt amidan dễ biến chứng, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng”.
Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? Khi nào nên cắt amidan?
Theo bác sĩ Lê Phương, có những trường hợp cần áp dụng thủ thuật cắt amidan để tránh những biến chứng của căn bệnh này. Những trường hợp được cắt amidan bao gồm:

- Tổ chức amidan viêm tái lại nhiều lần (trên 5-7 lần/năm)
- Viêm amidan đã gây biến chứng tại chỗ như viêm tấy, áp xe quanh amidan, ảnh hưởng đến khả năng thở, ăn uống và các hoạt động sinh hoạt của người bệnh
- Viêm amidan gây biến chứng ở các tổ chức kế cận: Viêm họng mãn tính, viêm thanh quản, viêm xoang,…
- Nghi ngờ viêm amidan chuyển biến thành ác tính.
Một số trường hợp chống chỉ định cắt amidan
Bác sĩ Lê Phương khuyến cáo, những bệnh nhân có các tình trạng sức khỏe sau không nên cắt amidan:
- Người bệnh có bệnh về máu, chảy máu kéo dài, mắc các bệnh lý mãn tính khác như bệnh tim, bệnh khớp, lao, đái tháo đường,…
- Viêm amidan cấp tính khi bị sưng đỏ và có nhiều mủ, cần phải tiến hành chích lấy mủ trước.
Bác sĩ Lê Phương cho biết thêm: “Một số đối tượng cũng cần hạn chế cắt amidan như trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 45 tuổi. Thủ thuật cắt amidan có thể khiến những đối tượng này bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, chảy nhiều máu, tăng huyết áp, đái tháo đường…”
Người bệnh cũng cần biết rằng, amidan là một tổ chức quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể, không nên lạm dụng phương pháp này khi chưa cần thiết.
Để tránh phải cắt amidan, người bệnh hãy chủ động chữa sớm bệnh từ khi khởi phát triệu chứng để tránh bệnh diễn biến nguy hiểm, buộc phải cắt bỏ.
Chữa viêm amidan hốc mủ không cần cắt bằng cách nào?
Với những bệnh nhân không được chỉ định cắt amidan, người bệnh nên tham khảo các phương pháp điều trị không phẫu thuật như chữa bằng thuốc tây, sử dụng thuốc Đông y, các mẹo dân gian hỗ trợ điều trị tại nhà.
Chữa bằng mẹo dân gian: Phương pháp này gồm các bài thuốc đơn giản, dễ kiếm như gừng, nghệ, rau diếp cá,… Và đặc biệt đây là phương pháp lành tính, không gây hại cho cơ thể. Người bệnh có thể áp dụng tại nhà để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Chữa bằng thuốc Tây y: Các loại thuốc được sử dụng phổ biến là kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, corticoid… Phương pháp này giúp loại bỏ các triệu chứng khó chịu nhanh chóng hơn. Người bệnh cần sử dụng đúng phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định vì thuốc có nhiều tác dụng phụ, sử dụng không đúng cách dễ gây nguy hiểm, làm nhờn thuốc khiến bệnh dễ tái phát.
Chữa viêm amidan hốc mủ bằng Đông y: Đây là phương pháp chữa bệnh dựa trên cơ chế riêng của Y học cổ truyền, nhắm tới điều trị bệnh từ gốc, bồi bổ cơ thể để tự đào thải các tác nhân gây bệnh. Khi đó các triệu chứng sẽ hết dần và không tái lại tình trạng bệnh. Tùy theo tình trạng, thầy thuốc sẽ kê những bài thuốc cụ thể.
Hiện nay, một trong những bài thuốc chữa viêm amidan hiệu quả cao được nhiều người sử dụng là Thanh hầu bổ phế thang của Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam. Bài thuốc có thành phần là các vị nam dược: Kha tử, quất hồng bì, liên kiều, cát cánh, tang diệp, cương tàm, hạnh nhân… Thuốc điều trị bệnh theo cơ chế BỔ CHÍNH KHU TÀ, giải quyết căn nguyên bên trong và cả các triệu chứng khó chịu.

Đặc biệt, thuốc có khả năng cải thiện sức đề kháng hiệu quả, giúp ngăn ngừa hoạt động và sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, tà khí bên ngoài. Nhờ vậy, bệnh vừa được chữa khỏi, vừa ngăn ngừa tái phát.
Bài thuốc được đánh giá cao về dược tính và độ an toàn nhờ được nghiên cứu kỹ càng. Các thành phần đều trải qua phân tích dược tính, kiểm tra độc tính cấp diễn & bán trừ diễn. Khi kiểm nghiệm thực tế, bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang chữa khỏi viêm amidan và các tình trạng hô hấp cho hơn 80% người bệnh. Thuốc không gây nguy hiểm hoặc tác dụng phụ cho người bệnh. Bạn đọc có thể cân nhắc lựa chọn bài thuốc này để đạt được hiệu quả toàn diện và an toàn hơn.
Như vậy, không phải mọi trường hợp đều cần cắt amidan. Muốn biết viêm amidan hốc mủ có nên cắt không người bệnh nên cân nhắc kỹ càng cùng bác sĩ chuyên môn để tìm được câu trả lời phù hợp nhất. Trong những trường hợp không cần cắt bỏ, bệnh nhân có thể lựa chọn các bài thuốc thảo dược để điều trị bệnh tận gốc.
ArrayBài được quan tâm nhất:
Ngày Cập nhật 30/05/2024