Bệnh viêm amidan hốc mủ tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm, ĐỪNG CHỦ QUAN!
Viêm amidan hốc mủ là một dạng viêm amidan mãn tính khiến người bệnh đau rát vùng cổ họng, hơi thở hôi, ho khan, giọng khàn, thở khò khè, đêm ngáy to… Đáng nói, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng như viêm gai tãi, viêm thanh quản, phế quản, thậm chí còn có thể gây ung thư amidan. Vậy làm thế nào để nhận biết cũng như điều trị bệnh hiệu quả?
Viêm amidan hốc mủ là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Viêm amidan hốc mủ là một trong những biến chứng của amidan, xảy ra khi nhiễm trùng lan rộng, tạo thành ổ mủ trong hoặc trên bề mặt amidan. Bệnh xảy ra một phần do cấu trúc nhiều múi, vách ngăn, tạo thành các hốc tự nhiên của amidan khiến vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công gây viêm nhiễm và hình thành nên các ổ mủ.
Các kén mủ trong amidan thường vón cục trông như bã đậu, có màu trắng xanh lấm tấm. Cũng bởi vậy, căn bệnh này còn được gọi là viêm amidan hốc mủ bã đậu.

Chia sẻ về vấn đề viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không, thầy thuốc ưu tú Lê Phương – GĐ chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam nhận định, đây là tình trạng bệnh phức tạp nhất của tình trạng viêm amidan, dễ gây biến chứng nếu không được xử lý kịp thời. Một số biến chứng bệnh cần lưu ý phải kể tới:
- Biến chứng tại chỗ: Khu vực amidan bị viêm có thể xuất hiện tình trạng bội nhiễm, gây áp – xe amidan khiến bệnh nhân đau rát, khó nuốt, khó nói, hoạt động miệng trở nên khó khăn.
- Biến chứng kế cận: Viêm nhiễm lây lan sang các khu vực khác trong của họng, miệng dẫn tới các bệnh như viêm họng, viêm mũi xoang, viêm tai giữa,….
- Biến chứng toàn thân: Có thể gây ra biến chứng ngưng thở khi ngủ do amidan viêm nhiễm sưng to, chèn đường thở, gây áp lực lớn cho phổi.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây suy tim, viêm khớp, viêm cầu thận, hoặc gây phù nề mặt, phù chi. Những tình trạng này ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống cũng như các mối quan hệ của người bệnh. Do vậy, việc điều trị sớm ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh là điều rất cần thiết.
Nguyên nhân viêm amidan hốc mủ bã đậu
Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm amidan hốc mủ, tuy nhiên một số nguyên nhân chính phải kể tới:

- Do cấu trúc amidan: Amidan được chia thành nhiều hốc lại nằm ở “cửa ngõ” đường ăn và thở do vậy rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công, xâm nhập và hình thành các ổ mủ.
- Do các bệnh tai mũi họng: Tai – mũi – họng có mối quan hệ mật thiết với nhau, thông nhau qua các lỗ xoang, do vậy khi virus, vi khuẩn tấn công một cơ quan, nếu không xử lý kịp thời các yếu tố này có thể tấn công các cơ quan khác và gây ra bệnh.
- Do môi trường sống: Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, chứa các hóa chất độc hại hoặc khói thuốc,… có thể gây ra nhiều bệnh hô hấp trong đó có viêm amidan hốc mủ.
- Do vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn tấn công, gây ra bệnh.
- Do thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường, chuyển mùa đột ngột cũng khiến cơ thể không kịp thích ứng cũng có thể gây bệnh.
Ngoài ra, viêm amidan hốc mủ cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân như hút thuốc, uống rượu bia, ăn lạnh, đồ cay nóng nhiều khiến niêm mạc amidan bị tổn thương, gây ra bệnh.
Triệu chứng viêm amidan hốc mủ cần lưu ý
Viêm amidan hốc mủ thường gây ra các biểu hiện như đau họng, sốt nhẹ, ho (có thể có đờm), đau họng, miệng hôi, thở khò khè, tiết nhiều nước bọt, sưng hàm… Khi quan sát cổ họng, có thể phát hiện hai khối amidan sưng đỏ, các hốc có chất màu trắng sữa.
Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ mà triệu chứng bệnh lại có sự khác biệt. Cụ thể:
- Viêm amidan hốc mủ cấp tính: Người bệnh sốt cao, khàn tiếng, ngực đau tức, ho có đờm, lưỡi trắng bẩn, niêm mạc họng sưng to, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
- Viêm amidan hốc mủ mãn tính: Bệnh nhân sốt nhẹ, cổ họng ngứa rát, hơi thở có mùi, ho khan, khàn giọng, thở khò khè, đêm ngáy to.
Nếu thấy bản thân xuất hiện các dấu hiệu trên, bạn đọc cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn phương án điều trị phù hợp, tránh để lâu, bệnh tiến triển phức tạp và có thể gây ra biến chứng.
Điều trị viêm amidan hốc mủ bằng cách nào hiệu quả?
Hiện nay có nhiều phương pháp chữa viêm amidan hốc mủ như dùng thuốc Tây y, Đông y hay sử dụng mẹo dân gian. Tùy thuộc vào mức độ phát triển của viêm amidan, người bệnh nên lựa chọn phương pháp phù hợp.
Dùng thuốc chữa viêm amidan hốc mủ – Giảm triệu chứng nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Bệnh nhân có thể được điều trị bằng các loại thuốc như kháng sinh, kháng viêm, giảm đau… Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện một số biện pháp điều trị tại chỗ như súc họng, sát khuẩn,…
Điều trị tại chỗ
Các biện pháp điều trị tại chỗ chủ yếu sử các dung dịch làm sạch cổ họng, amidan, cụ thể:
- Dùng các dung dịch bicarbonate, nước muối 0,9%… súc họng nhằm loại bỏ vi khuẩn, bã đậu trong vòm họng.
- Dùng thuốc kháng viêm, sát khuẩn tại chỗ như betadine, oropivalone, lysopaine… giúp giảm viêm nhiễm.
Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm amidan hốc mủ mãn tính, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng điều chỉnh độ pH tại chỗ. Biện pháp này giúp thay đổi môi trường của lông chuyển niêm mạc họng về môi trường kiềm từ đó khiến vi khuẩn khó phát triển.
Điều trị bằng thuốc toàn thân
Bệnh nhân thường được kê đơn một số loại thuốc sau:
- Thuốc kháng sinh: Giúp diệt khuẩn, chống lại tác nhân gây bệnh bằng cách ức chế tổng hợp màng tế bào gắn với một protein đích khiến ký sinh trùng không hoạt động được. Trong trường hợp mắc bệnh do liên cầu beta tan huyết nhóm A, các bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng kháng sinh chống liên cầu như penicillin G và sử dụng trong 2 tuần.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Giúp giảm các triệu chứng đau rát, sốt cao do bệnh gây ra. Thường sử dụng nhất là paracetamol do có tính an toàn cao nếu sử dụng đúng liều, đúng cách. Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ, chỉ dùng 10mg/kg cân nặng/ngày.
- Thuốc giảm xung huyết, giảm phù nề: Giúp giảm các triệu chứng sưng tấy amidan, thường gặp là các men chống viêm a choay, amitase.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được kê đơn thuốc giảm ho. Việc sử dụng thuốc Tây y cần được thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ không tự ý sử dụng bởi nếu dùng sai có thể dẫn tới tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc, nhất là với kháng sinh. Hơn nữa, bệnh nhân cũng cần chú ý sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như suy gan, viêm cầu thận, viêm khớp, suy tim,…
Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?
“Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?”, đây là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân bởi bệnh này thường gây ra không ít khó chịu, phiền toái cho cuộc sống. Tuy nhiên, theo bác sĩ Lê Phương cắt amidan là giải pháp cuối cùng để điều trị bệnh, không phải ai cũng có thể tiến hành cắt amidan. Những trường hợp được chỉ định cắt bao gồm:

- Bệnh tái phát nhiều, kéo dài không dứt dù đã được điều trị bằng nhiều phương pháp mà không đem lại hiệu quả.
- Bệnh tái phát nhiều lần, đồng thời người bệnh xuất hiện viêm hạch cổ. Ở tình trạng này, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán bởi đây có thể là dấu hiệu ung thư amidan.
- Người bệnh gặp biến chứng bệnh như áp – xe quanh amidan. Tình trạng này phải nhập viện điều trị.
- Bệnh ở giai đoạn nặng, làm tắc đường hô hấp, khiến bệnh nhân khó thở, khó nuốt, ngủ không yên giấc,…
Amidan là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch giúp bảo vệ vòm họng khỏi các tác nhân gây bệnh. Do vậy, không phải trường hợp nào cũng nên cắt amidan. Hơn nữa, việc cắt amidan cũng có thể xuất hiện một số biến chứng như:
- Làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm sức đề kháng, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi
- Bệnh nhân trên 45 tuổi cắt amidan dễ gây chảy máu do amidan xơ dính hoặc có các bệnh khác đi kèm như huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường.
- Có thể gây tử vong do máu chảy trong và sau khi cắt
Bởi những lý do này, người bệnh cần hết sức cân nhắc khi quyết định cắt amidan.
Chữa viêm amidan hốc mủ bằng mẹo dân gian
So với việc dùng thuốc Tây y, chữa viêm amidan hốc mủ bằng mẹo dân gian an toàn, lành tính hơn. Bởi những phương pháp này sử dụng nguyên liệu tự nhiên như diếp cá, tỏi, tía tô,… phù hợp với cả trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.

- Chữa viêm amidan hốc mủ bằng diếp cá: Rau diếp cá đã được chứng minh có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm ho và ngăn ngừa giãn phế quản. Người bệnh chỉ cần hấp cách thủy rau diếp cá với mật ong hoặc đường phèn, dùng nước uống mỗi ngày.
- Chữa viêm amidan hốc mủ bằng tỏi: Tỏi có chữa nhiều kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng và kháng viêm rất mạnh. Do vậy, tỏi thường được sử dụng trong điều trị các bệnh hô hấp. Cách thông dụng nhất là dùng tỏi ngâm dấm ngậm 10 – 15 phút để giảm đau họng và ngừa viêm nhiễm lan rộng.
- Chữa viêm amidan hốc mủ bằng tía tô: Tía tô có tính ấm, có thể xoa dịu những cơn đau rát cổ họng do bệnh gây ra. Loại thảo mộc này cũng chứa các hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt các tác nhân gây hại. Người bệnh có thể kết hợp lá tía tô, mận tươi, đại táo đun nước rồi uống 3 lần/ ngày để giảm các triệu chứng bệnh.
Ngoài ra, nhiều loại thảo dược khác như mật ong, gừng, lá hẹ,… có thể ứng dụng để điều trị bệnh tại nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý các phương pháp này thường phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ và chỉ tác động tới triệu chứng của bệnh chứ không phải nguồn gốc bệnh. Do vậy, nếu bệnh đã nặng, áp dụng các phương pháp dân gian sẽ không còn phù hợp.
Chữa viêm amidan hốc mủ bằng Đông y
Hiện nay, chữa viêm amidan hốc mủ bằng Đông y cũng đang là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng bởi tính an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh trong đó có cả trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai.
Đông y sử dụng các thảo dược tự nhiên nhằm cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường chính khí, thanh nhiệt, tả hỏa đẩy lùi triệu chứng ho, đau họng, sốt. Bên cạnh khả năng chữa lành các tổn thương bên trong, các hoạt chất thảo dược còn có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, kháng virus, từ đó giúp mang tới hiệu quả điều trị TOÀN DIỆN hơn.

Theo bác sĩ Lê Phương, điều trị viêm amidan bằng YHCT là một trong những phương pháp chữa tối ưu nhất hiện nay bởi các bài thuốc YHCT sử dụng các loại nam dược gần gũi, có độ lành tính và tương thích cao với cơ địa người bệnh. Hoạt chất thảo dược dễ hấp thụ và bài trừ, không gây tác dụng phụ đối với tạng phủ. Đây là ưu điểm nổi bật của YHCT, rất phù hợp với tình trạng viêm amidan nặng, dai dẳng như viêm amidan hốc mủ.
Viêm amidan hốc mủ nên ăn gì, kiêng gì?
Theo bác sĩ Lê Phương, viêm amidan hốc mủ là bệnh rất dễ tái phát và thường gặp khi thời tiết thay đổi, do vậy việc phòng bệnh là điều rất quan trọng. Để phòng viêm amidan hiệu quả, người bệnh cần chú ý một số điểm sau:
Viêm amidan hốc mủ nên ăn gì?
- Những món mềm, dễ nuốt như cháo, súp
- Ăn nhiều rau củ, trái cây, nhất là loại chứa nhiều vitamin C
- Uống nhiều nước
Viêm amidan hốc mủ không nên ăn gì?
- Hạn chế thực phẩm cay nóng chứa ớt, hạt tiêu, mù tạt…
- Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào
- Tránh xa thuốc lá, đồ uống chứa cồn, chất kích thích,…
Viêm amidan hốc mủ nếu không được điều trị kịp thời có thể trở thành bệnh nguy hiểm. Do vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh, cần liên hệ với bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu bệnh biến chứng phức tạp.
ArrayNgày Cập nhật 06/06/2024