Trào Ngược Dạ Dày Có Lây Không? Có Xử Lý Bệnh Được Không?
“Trào ngược dạ dày có lây không? Có xử lý được không?” Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm bởi hiện nay căn bệnh này đang dần trở nên phổ biến. Vậy, bệnh trào ngược dạ dày có thật sự lây nhiễm, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác.

Trào ngược dạ dày có lây không?
Hiện nay, trào ngược dạ dày đang là bệnh lý khá phổ biến và thường gặp nhất ở độ tuổi 30 – 50 tuổi. Bệnh gây ra các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, chướng bụng,…gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.
Theo một thống kê tại các nước phương Tây, có tới 30% dân số có triệu chứng trào ngược dạ dày, tuy nhiên rất ít trường hợp trào ngược nặng gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày, viêm thanh quản,…
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây trào ngược dạ dày, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Chế độ ăn uống không khoa học: Thói quen ăn nhanh, ăn quá no, ăn nhiều đồ chiên rán, cay nóng,…
- Lo lắng, căng thẳng kéo dài: Thường xuyên căng thẳng, lo âu sẽ khiến bạn mệt mỏi, chán ăn, cơ thể hấp thu kém gây ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày.
- Tiền sử bị đau dạ dày
- Do sự hiện diện của vi khuẩn Hp – Vi khuẩn có khả năng gây lây nhiễm trào ngược dạ dày.
- Lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh
- Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá,…
Như vậy, chúng ta có thể thấy, trào ngược dạ dày có khả năng lây nhiễm, tuy nhiên không phải tất cả các nguyên nhân đều có khả năng lây truyền.
Hiện nay chưa phát hiện trường hợp nào lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây trào ngược dạ dày là do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) thì có thể lây nhiễm.

Một số con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp phổ biến như:
- Đường miệng – miệng: Vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong nước bọt, men răng khoang miệng của người bệnh. Vì vậy, bệnh có thể lây truyền từ người này qua người khác khi họ dùng chung các vật dụng cá nhân như bát, đũa, thìa,…
- Đường chất thải của con người: Vi khuẩn Hp sẽ đi theo đường phân ra ngoài. Vì vậy, khi người bệnh đi vệ sinh mà không rửa tay sạch sẽ, không rửa tay trước khi ăn sẽ tăng khả năng lây bệnh cho người khác. Ngoài ra, các loại côn trùng như ruồi, muỗi, chuột,..cũng có thể bị lây nhiễm khi chạm vào thức ăn.
- Đường dạ dày – miệng: Người bị trào ngược dạ dày thường có các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn. Vi khuẩn Hp có thể đi theo đường này lên đến miệng và lây nhiễm sang người khác.
- Đường dạ dày ( Nội soi dạ dày): Đây là con đường lây nhiễm rất đặc biệt, bởi nhiều cơ sở y tế vệ sinh dụng cụ nội soi dạ dày không đúng cách, dẫn tới vi khuẩn Hp bị lây nhiễm sang dạ dày người chưa bị nhiễm bệnh. Vì vậy, nếu bạn cần phải đi khám dạ dày hãy lựa chọn các cơ sở uy tín, chất lượng.
Trào ngược dạ dày có xử lý được không?
Bệnh trào ngược có xử lý được không? Đây là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm. Chuyên gia cho biết, trào ngược thực quản có thể xử lý được. Có nhiều phương pháp có thể giúp bạn cải thiện chứng trào ngược. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng hỗ trợ điều trị được. Dưới đây là câu trả lời chi tiết cho bạn.
1. Xử lý dạ dày trào ngược bằng thuốc Tây
Hiện nay có một số loại thuốc Tây giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng trào ngược dạ dày. Khi sử dụng đúng cách sẽ giúp bệnh nhân cải thiện và giảm nhanh các triệu chứng. Mỗi triệu chứng, nguyên nhân và thể trạng sẽ được bác sĩ chỉ định những loại thuốc khác nhau.
Tuy nhiên, để quá trình xử lý bệnh đạt kết quả như mong đợi, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc, liều lượng phù hợp, tránh lạm dụng quá mức gây hại cho sức khỏe.

Các chuyên gia cho biết, đây không phải là phương pháp có thể xử lý trào ngược dạ dày từ căn nguyên. Vậy nên tác dụng chỉ mang tính tạm thời, người bệnh vẫn có thể bị tái bệnh với các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
2. Bài thuốc dân gian hỗ trợ chữa trào ngược dạ dày
Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng trào ngược dạ dày tại nhà. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:
- Sử dụng mật ong: Dùng khoảng 15g bột nghệ pha với 1 thìa mật ong và nước ấm. Uống mỗi ngày trước bữa ăn. Dùng 3 lần/ngày.
- Nước ép nha đam: Gọt vỏ và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bớt nhớt. Dùng máy ép, ép lấy nước. Sử dụng uống 2 lần/ngày.
- Bí đỏ kết hợp giấm táo: Hòa tan 3 thìa giấm táo cùng 1 cốc nước bí ngô. Uống 3 lần/ngày trước bữa ăn.
Ưu điểm của phương pháp dân gian là nguyên liệu dễ tìm, giá thành rẻ, dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, hiệu quả hỗ trợ điều trị không cao, không có tác dụng thay thế thuốc. Vì vậy, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trên đây là những giải đáp từ chuyên gia về câu hỏi “Trào ngược dạ dày có lây không? Có xử lý được không?” Mong rằng những thông tin trên hữu ích với bạn trong việc lựa chọn phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp.
ArrayXEM THÊM: Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Lời giải đáp từ chuyên gia đầu ngành YHCT
Ngày Cập nhật 04/06/2024