Đau Thượng Vị Khi Đói: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Bệnh Tối Ưu
Đau thượng vị khi đói là tình trạng thường gặp ở hầu hết mọi người. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng bởi acid dịch vị trong dạ dày. Bệnh không nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này thường xuyên lặp lại có thể gây viêm loét dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Đau thượng vị khi đói là bị làm sao?
Đau thượng vị khi đói là tình trạng đau xuất hiện ở vùng thượng vị (vùng trên rốn, dưới ức) mỗi khi đói bụng. Theo các chuyên gia khoa Nội tiêu hóa, mỗi khi đói bụng, mặc dù dạ dày hoàn trống rỗng những dịch vị dạ dày vẫn được điều tiết. Khi đó, acid trong dịch vị không được sử dụng trong mục đích tiêu hóa thức ăn sẽ tiếp xúc nhiều với niêm mạc dạ dày, gây kích ứng dẫn đến đau nhức dữ dội ở vùng thượng vị.
Thông thường, cơn đau thượng vị thường có xu hướng giảm dần và biến mất sau khi bệnh nhân ăn no. Ngoài đau nhức, bệnh nhân còn bắt gặp một vài triệu chứng liên quan khác nhau như nóng rát hoặc ợ chua, ợ hơi,…
Đau thượng vị khi đói không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra và kéo dài, bệnh có thể chuyển nặng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý dạ dày – thực quản sau:
- Viêm hang vị dạ dày
- Bệnh trào ngược acid dạ dày thực quản
- Bệnh viêm đau dạ dày
- Rối loạn túi mật
- Xuất huyết dạ dày
- Viêm thực phẩn hoặc thoát vị gián đoạn
Nguyên nhân gây đau thượng vị khi đói
Thông thường, dạ dày sẽ tiết dịch vị nhằm mục đích hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, khi dạ dày trống rống, acid dịch vị được tiết ra sẽ ăn mòn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ viêm loét ở bộ phận này. Vì thế, bệnh gây nên tình trạng đau nhức thượng vị mỗi khi đói.
Đau thượng vị dạ dày khi đói có thể xảy ra vào ban đêm hoặc buổi sáng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng ở mỗi người mà cơn đau có thể nhẹ hoặc dữ dội.
Cách kiểm soát đau thượng vị khi đói
Giảm đau thượng vị khi đói bằng thuốc Tây
Thông thường, để làm dịu cơn đau nhức kèm theo triệu chứng nóng rát tại vùng thượng vị, bệnh nhân thường lựa chọn các loại thuốc xử lý bệnh sau đây:
- Thuốc kháng axit: Thuốc hoạt động như một chất đệm, có tác dụng trung hòa Hydrochloric acid (HCl) tiết ra trong dạ dày. Từ đó giúp làm giảm và ức chế sản xuất quá nhiều axit dạ dày, ngăn chặn cơn đau ở thượng vị.
- Thuốc ức thụ thể H2: Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự hình thành acid dịch vị trong dạ dày. Đồng thời, thuốc còn hỗ trợ chữa lành vết loét ở niêm mạc dạ dày. Vì thế, thuốc ức chế thụ thể H2 thường được kê đơn để hỗ trợ điều trị và giảm khả năng bệnh tái lại.
- Thuốc ức chế bơm proton: Có tác dụng ức chế dạ dày tiết acid.
- Thuốc giảm đau và chống viêm không steroid (NSAID): Các loại thuốc này thường được kê đơn kèm theo nhằm giúp giảm nhanh triệu chứng đau và khó chịu ở thượng vị, đồng thời giúp giảm viêm.

Hạn chế đau vùng thượng vị khi đói bằng nguyên liệu tự nhiên
Bên cạnh dùng thuốc, bệnh nhân cũng có thể áp dụng các cách giảm đau thượng vị khi đói tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên sau đây:
+ Kiểm soát đau thượng vị dạ dày bằng nước ép bắp cải
Nước ép bắp cải có chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin, khoáng chất,… đem lại nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe. Không những thế, nguyên liệu tự nhiên này còn có công dụng thanh nhiệt và làm mát dạ dày.
Đặc biệt, hàm lượng vitamin U tìm thấy trong bắp cải có tác dụng làm dịu và hỗ trợ chữa lành tổn thương niêm mạc dạ dày, giúp giảm viêm và đau ở vùng thượng vị. Vì thế, thường xuyên sử dụng nước ép bắp cải giúp cải thiện triệu chứng bệnh trong thời gian ngắn.
Cách thực hiện:
- Sử dụng 150 gram bắp cải và 1 trái táo đỏ đem rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng
- Sau 5 phút vớt ra, để ráo và thái nhỏ
- Cho hai nguyên liệu này vào máy ép và ép lấy nước
- Mỗi ngày uống 1 cốc, uống liên tục cho đến khi triệu chứng đau thuyên giảm. Lưu ý, nên uống nước ép bắp cải và táo sau bữa ăn 30 phút.
+ Trà hoa cúc giúp giảm đau thượng vị dạ dày khi đói
Trà hoa cúc không chỉ giúp thư giãn hệ thần kinh, cải thiện tình trạng căng thẳng, stress mà còn giúp làm dịu vùng thượng vị do đau dạ dày gây nên.
Chuẩn bị:
- Hoa cúc khô: 10 gram (có thể dùng trà hoa cúc dưới dạng túi lọc bán trong siêu thị, mỗi cốc 1 túi)
- Mật ong nguyên chất: 30 ml
Cách pha trà hoa cúc đơn giản như sau:
- Hoa cúc khô đem rửa sạch, để ráo nước
- Tiếp theo cho hoa cúc vào ấm thủy tinh hoặc ấm sứ, đổ nước sôi và đậy nắp hãm trong 10 – 15 phút
- Sau đó, lọc lấy nước ra ly và thêm mật ong vào khuấy đều và uống
Để kiểm soát cơn đau ở vùng thượng vị bằng trà, bệnh nhân nên uống trà khi còn ấm. Thông thường, cơn đau sẽ xuyên giảm sau khi uống khoảng 15 phút.
+ Trà bạc hà kiểm soát đau thượng vị khi đói
Trà bạc hà là một trong các loại trà thảo dược tốt đối với bệnh dạ dày. Các thành phần dưỡng chất chứa trong dược liệu tự nhiên này có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, giúp giảm viêm và đau ở dạ dày.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Hái một nắm lá bạc hà, rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng 5 – 10 phút
- Sau đó rửa lại bằng nước sạch và để ráo
- Cho lá bạc hà vào ly thủy tinh, đổ nước sôi vào, đậy nắp và hãm 15 phút
- Sau đó, lọc lấy nước trà thêm một ít đường phèn hoặc mật ong vào, khuấy đều và uống khi nước còn ấm
Trà bạc hà giúp giảm triệu chứng đau nhức ở thượng vị dạ dày. Tuy nhiên, thức uống này không được khuyến khích sử dụng ở những đối tượng mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Vì chúng có thể làm tăng sản xuất acid dịch vị gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

+ Nước ép lô hội giảm nhanh triệu chứng đau thượng vị
Một trong những cách hỗ trợ điều trị đau thượng vị phổ biến là dùng nước ép lô hội (nha đam). Nguyên liệu này có tác dụng chống viêm và làm lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Đồng thời, chúng còn giúp trung hòa acid dạ dày.
Cách thực hiện như sau:
- Sử dụng 1 nhánh nha đam đem gọt bỏ hai bên gai và lớp vỏ màu xanh
- Cắt khúc, rửa sạch qua nhiều nước
- Sau đó ngâm với nước muối nhằm loại bỏ phần chất nhớt đắng bên ngoài
- Tiếp đó rửa lại bằng nước sạch và để ráo
- Cho nha đam vào máy xay sinh tố xay nhuyễn
- Thêm một ít mật ong vào khuấy đều và uống
Để tăng công dụng giảm đau thượng vị dạ dày, bệnh nhân không nên pha loãng nước nha đam. Vì nguyên liệu này có tác dụng nhuận tràng, nên bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích hoặc bị tiêu chảy không nên sử dụng.
+ Hỗ trợ chữa đau thượng vị dạ dày bằng liên kiều và phục linh
Liên kiều và phục linh có tác dụng giảm đầy trướng và giảm đau. Vì để, người bệnh có thể sử dụng hai nguyên liệu này kết hợp với một vài thảo dược khác giúp kiểm soát triệu chứng đau và khó chịu ở vị trí thượng vị mỗi khi đói.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Liên kiều: 8 gram
- Phục linh: 18 gram
- Sơn tra: 16 gram
- Bán hạ: 16 gram
- Lá bạc tử: 10 gram
- Mạch nha: 20 gram
- Thần khúc: 20 gram
Cách thực hiện đơn giản như sau:
Tất cả các vị thuốc sau khi rửa sạch, cho vào ấm, thêm 3 bát nước và sắc lấy thuốc uống. Nên uống thuốc khi còn nóng để tăng tác dụng.
Biện pháp giảm khả năng đau thượng vị khi đói
Để phòng ngừa tình trạng đau thượng vị khi đói, bệnh nhân nên thay đổi những thói quen sau:
- Thay đổi thói quen ăn uống: Thói quen ăn uống thường gây ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là vùng thượng vị. Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng đau ở bộ phận này, người bệnh nên chú trọng chế độ ăn hàng ngày. Tốt nhất nên ăn những thực phẩm lành mạnh, tránh xa đồ ăn, thức uống chứa chất béo hoặc chất kích thích. Bên cạnh đó, không nên để bụng đói quá lâu, nên ăn đúng bữa. Đặc biệt, trong quá trình ăn nên ăn chậm và nhai kỹ.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày: Để giảm chứng đau thượng vị bị quay lại, bệnh nhân nên tích cực tập luyện thể thao. Không nên thức quá khuya hoặc ngồi quá lâu. Bên cạnh đó, người bệnh nên cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng hoặc stress.
Đau thượng vị khi đói khi nào nên gặp bác sĩ khẩn cấp?
Người bị đau thượng vị khi đói nên đến bệnh viện kiểm tra nếu gặp phải các vấn đề sau:
- Đau ở vùng thượng vị kèm theo triệu chứng nôn ra máu. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm như ung thư dạ dày, cần được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị sớm.
- Ngoài đau ở thượng vị, cơn đau có thể xuất hiện ở ngực, cánh tay, gây khó thở
- Đau xuất hiện cùng lúc với chứng ợ nóng hoặc buồn nôn, đặc biệt đau tiếp diễn hơn hai lần một tuần
Đau thượng vị khi đói cần được thăm khám sớm nhằm giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp hỗ trợ điều trị phù hợp. Vì vậy, khi gặp phải triệu chứng bệnh, bệnh nhân không nên tự ý mua và dùng thuốc, nên đến bệnh viện để nhận sự chăm sóc từ y tế.
ArrayNgày Cập nhật 31/05/2024