4 cách chữa thoái hóa đốt sống cổ theo dân gian
Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ theo dân gian chủ yếu là sử dụng các loại thảo dược quen thuộc và lành tính. Chính vì thế, hiệu quả điều trị thường kéo dài và gần như không có tác dụng phụ. Đối với các bệnh lý cần điều trị theo phương pháp bảo tồn như thoái hóa đốt sống cổ thì các phương pháp dân gian luôn là lựa chọn được nhiều người sử dụng.
Chữa thoái hóa đốt sống cổ theo dân gian từ các thảo dược
Điểm chung của hầu hết các loại thảo dược chữa thoái hóa đốt sống cổ là có tính kháng viêm và giảm đau. Chi tiết về công dụng một số loại thảo dược thường dùng chữa bệnh thoái hóa cột sống cổ là:
- Cỏ xước: thanh nhiệt cơ thể, tăng cường lưu thông khí huyết, mạnh gân cốt, chống viêm tốt ở giai đoạn cấp tính;
- Lá lốt: tính ấm, hơi cay; chống hàn và tăng cường lưu thông máu;
- Cây trinh nữ: tính hàn, vị ngọt và hơi se; chống viêm và làm dịu cơn đau nhức xương khớp;
- Ngải cứu: vị đắng; kháng viêm và điều hòa khí huyết;
- Cây đinh lăng: tính mát và vị ngọt; thanh nhiệt cơ thể, chống viêm và giảm đau nhức xương khớp;
- Cây chó đẻ: vị ngọt nhưng hơi đắng, tính mát; tăng cường lưu thông khí huyết, tiêu độc và thanh nhiệt.
Bài thuốc 1: Cỏ xước, lá lốt, trinh nữ và ngải cứu
Cỏ xước dùng phần rễ và thân; lá lốt và ngải cứu lấy nguyên cây (bao gồm cả phần rễ); cây trinh nữ dùng phần thân. Sau khi đã có các nguyên liệu ở dạng tươi, bạn hãy mang chúng đi rửa sạch rồi phơi khô. Sao nóng các vị thuốc đã phơi khô cho đến khi có mùi thơm rồi mang đi sắc lấy nước uống. Trộn các nguyên liệu với nhau theo tỷ lệ cân bằng. Mỗi lần sắc thuốc dùng 150g (khối lượng 1 thang thuốc dành cho 1 ngày).
Bạn nên nấu thuốc với khoảng 1 lít nước và đun với lửa lớn. Đến khi nước sắc còn khoảng 200ml thì dừng lại. Lưu ý để thuốc dễ uống hơn, trong khi nấu, bạn có thể cho vào đó một ít cam thảo hoặc gừng. Thuốc sắc xong cần được uống hết trong 1 ngày. Mỗi ngày chia thành 2 lần uống và dùng liên tục trong ít nhất 1 tháng.
Bài thuốc số 2: Đinh lăng và trinh nữ
Cây đinh lăng có thể dùng lá, thân hoặc vỏ rễ. Tuy nhiên, khi dùng để chữa thoái hóa đốt sống cổ, bạn chỉ cần dùng phần thân cây. Còn cây trinh nữ thì lấy phần thân và rễ. Đầu tiên, bạn mang các nguyên liệu này phơi khô. Mang đi sao nóng trước khi sắc lấy nước uống.
Mỗi ngày bạn dùng 30g nguyên liệu sắc với nửa lít nước. Dùng liên tục trong 1 tuần thì ngừng 5 ngày. Sau đó uống tiếp tục trong khoảng 1 tuần hoặc đến khi cơn đau được cải thiện hoàn toàn.
Bài thuốc số 3: Lá lốt, cây chó đẻ, ngải cứu
Bạn cần 300g mỗi vị thuốc gồm lá lốt, cây chó đẻ và ngải cứu. Sau khi rửa sạch nguyên liệu thì mang đi giã nát hoặc xay nhuyễn. Tiếp đến, mang chúng đi sao nóng. Chú ý phải đảo đều tay và để lửa nhỏ. Đến khi thật nóng thì tắt lửa. Nên đợi một chút để bớt nóng rồi dùng vải bọc lại các vị thuốc để chườm lên đốt sống cổ. Mỗi ngày nên thực hiện 1 lần trước khi đi ngủ. Kiên trì trong khoảng 1 tuần sẽ cảm nhận được hiệu quả giảm đau rõ rệt.
Dùng xương rồng và cá lóc chữa thoái hóa đốt sống cổ theo dân gian
Sự kết hợp giữa xương rồng và cá lóc không chỉ mang đến hiệu quả chữa thoái hóa đốt sống cổ mà còn là một món ăn có giá trị dinh dưỡng. Lưu ý quan trọng nhất khi dùng cách chữa bệnh này là chọn đúng loại xương rồng có giá trị dược liệu. Đó phải là xương rồng 3 chia.
Để thực hiện cách chữa bệnh theo phương pháp dân gian này, bạn cần 1 con cá lóc khoảng 250g và 500g lá xương rồng 3 chia (lựa lá non). Xương rồng sau khi bỏ gai và ngâm nước muối thì thái thành từng lát mỏng. Cá lóc sau khi làm sạch thì cho vào nồi cùng với xương rồng. Bạn nên hấp cách thủy thay vì luộc để không giảm giá trị dược liệu và dinh dưỡng. Mỗi lần chế biến xong cần ăn hết trong ngày. Kiên trì thực hiện trong ít nhất 1 tuần.
Kinh nghiệm dân gian dùng lá lốt chữa thoái hóa đốt sống cổ
Bạn cần một nắm lá lốt và một ít muối ăn. Với cách dùng lá lốt chữa thoái hóa đốt sống cổ theo dân gian sẽ không quan trọng về khối lượng từng thành phần. Bởi bạn dùng nó để ngâm chân.
Cách thực hiện rất đơn giản. Lá lốt còn tươi sau khi rửa sạch thì cho vào nồi nước kèm một ít muối ăn. Đun sôi nó vài lần rồi pha với nước lạnh để ngâm chân. Hoặc bạn có thể đợi đến khi nước còn ấm rồi ngâm chân. Nên dành mỗi buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 20 phút để thực hiện cách này. Hiệu quả giảm đau sẽ rất rõ ràng sau khoảng 1 tuần ngâm chân liên tục.
Xem thêm: 3 cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt hay nhất
Dùng ngải cứu theo dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ
Ngoài kết hợp với các vị thảo dược dạng thuốc sắc chữa thoái hóa đốt sống cổ, ngải cứu còn có nhiều cách dùng khác để điều trị bệnh này.
-
Uống nước cốt lá ngải cứu:
Bạn dùng 300g ngải cứu tươi. Sau khi rửa sạch thì giã nát và vắt lấy nước cốt uống hết trong ngày (nên chia thành 2 lần uống). Để tăng hiệu quả tác dụng và cũng để dễ uống hơn, bạn nên trộn vào đó 2 thìa nhỏ mật ong. Dùng liên tục trong khoảng 2 tuần.
-
Chườm nóng ngải cứu :
Dùng ngải cứu chườm nóng chữa thoái hóa đốt sống cổ có hai cách. Một là chườm nóng với nước dấm gạo. Hai là với muối hạt.
Nếu dùng với dấm gạo, bạn cần khoảng 300g ngải cứu và 200ml dấm gạo. Ngải cứu giã nát rồi dùng khăn bọc lấy phần bã. Tiếp đến, nhúng nó vào dấm gạo (đã đun nóng vừa đủ). Sau đó chườm lên cột sống cổ bị thoái hóa.
Còn trường hợp chườm nóng với muối hạt thì bạn cho 300g ngải cứu và một ít muối hạt vào chảo cùng lúc. Đảo liên tục với lửa lớn cho đến khi nó nóng lên. Dùng khăn bọc hỗn hợp lại rồi chườm lên vị trí đau nhức. Bạn nên thực hiện một trong hai cách chườm này mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ. Kiên trì trong ít nhất 2 tuần.
Ưu và nhược điểm của phương pháp dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ
Ưu điểm của phương pháp dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ
- Chi phí thấp: Bạn có thể dễ dàng tìm các nguyên liệu chữa bệnh nếu đang sống ở nông thôn. Bởi chúng mọc hoang ở nhiều hơn. Nếu mua ở các nhà thuốc Đông y thì giá cũng rất rẻ;
- An toàn: Các thảo dược dùng chữa thoái hóa đốt sống nhìn chung lành tính (trừ đinh lăng, dùng với liều lượng quá cao sẽ gây độc). Hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể chẳng những không bị tác động xấu mà còn được cải thiện tốt hơn. Ngoài ra, các bài thuốc dân gian còn không gây phụ thuộc vào thuốc;
- Hiệu quả trên nhiều cơ địa khác nhau, nhất là những trường hợp kháng thuốc kháng sinh.
- Tác dụng lâu dài: Nếu đa số các loại thuốc tân dược chỉ giải quyết tình trạng đau nhức và viêm nhiễm trong một thời gian nhất định thì hầu hết các phương pháp dân gian lại có hiệu quả tác động lâu dài. Và cũng chính vì điều này nên nó giảm khả năng tái phát bệnh. Thích hợp cho những bệnh lý ưu tiên điều trị bảo tồn như thoái hóa đốt sống cổ và các bệnh về xương khớp khác.
Nhược điểm của khi chữa thoái hóa đốt sống cổ theo dân gian
- Hiệu quả một số bài thuốc vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng và tin cậy;
- Dễ bị ‘tam sao thất bản”: Các cách chữa bệnh trong dân gian chủ yếu được truyền miệng từ người này sang người kia, từ thế trước đến thế hệ sau. Trong quá trình đó, một số thông tin có thể bị bỏ bớt hoặc thêm vào. Và điều này khiến nhiều phương pháp điều trị không phát huy hiệu quả tốt nhất;
- Cần thời gian dài để phát huy tác dụng: Trong khi hầu hết các loại thuốc tân dược chỉ mất khoảng 60 phút để phát huy công dụng thì các cách điều trị theo dân gian cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Thường là 1 tuần mới đạt được hiệu quả nhất định.
- Mất thời gian thực hiện: Một số bài thuốc dân gian mang lại hiệu quả chữa thoái hóa đốt sống cổ tốt hơn so với dùng thuốc tân dược. Tuy nhiên, nó lại mất nhiều thời gian và công sức trong chế biến. Vì thế, phương pháp này không là lựa chọn thích hợp cho những người bận rộn.
Lưu ý khi chữa thoái hóa đốt sống cổ theo phương pháp truyền miệng
Ngoài việc áp dụng đúng liều lượng, thành phần và chế biến khi sử dụng phương pháp dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ, để tăng hiệu quả, bạn cần lưu ý thêm những điều dưới đây:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm và cách thức sử dụng các phương pháp dân gian. Mục đích là tránh làm ảnh hưởng đến phác đồ điều trị chung và đảm bảo an toàn cho tình trạng sức khỏe hiện tại;
- Không tự ý kết hợp các thành phần thảo dược với nhau trong điều trị bệnh;
- Kiên trì thực hiện, không bỏ giữa chừng;
- Thực hành chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D và K. Cần biết thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì;
- Có thể kết hợp cùng các biện pháp vật lý trị liệu nhưng cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ;
- Cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc, tránh để tâm trạng quá căng thẳng;
- Ngủ đủ giấc. Đừng kê gối cao quá 10cm, gối quá cứng hoặc quá mềm;
- Hãy đến cơ sở y tế kiểm tra nếu triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ không thuyên giảm sau khi áp dụng các cách điều trị theo dân gian.
Ngày Cập nhật 18/07/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!