Cây Bạch Đàn: Dược Tính, Công Dụng Và Cách Dùng
Cây bạch đàn là một trong những cây thuốc quen thuộc được nhiều người biết đến với bộ phận được sử dụng chính là lá cây. Theo sự ghi nhận của giới y học cổ truyền, lá cây bạch đàn có vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trị mẩn ngứa, ghẻ lở, á sừng ngoài da, trị bệnh tiểu đường, giúp tán mồ hôi, giải độc, trừ thấp, thông hơi,… Đồng thời, lá cây bạch đàn cũng được điều chế thành tinh dầu – tinh dầu khuynh diệp.
Tên gọi – Phân nhóm
- Tên gọi khác: Khuynh diệp, Cây dầu gió, An thụ, Bạch đàn xanh,…
- Tên khoa học: Eucalyptus globulus Labill
- Họ: Thuộc họ Sim (Myrtaceae)
- Phân loại: Trên thế giới hiện nay có khoảng 700 loại cây bạch đàn khác nhau. Mỗi loại đều có đặc điểm khác nhau. Những loại cây bạch đàn được sử dụng phổ biến là: bạch đàn chanh, bạch đàn đỏ, bạch đàn trắng, bạch đàn xoắn,…
Đặc điểm sinh thái
Mô tả: Cây bạch đàn là cây gỗ to, phân thành nhiều nhánh nhỏ từ thân chính. Lá của cây bạch đàn có vị như chanh và sả. Lá thường mọc ở những nhánh non, lá có phiến, lông nhỏ, thon và có hình lưỡi liềm khi trưởng thành, màu xanh đậm, lá dài khoảng 17cm. Hoa mọc thành chùm ở nách lá. Quả nang, nằm trong đài và chia thành 4 mảnh.
Phân bố: Loại cây này thường được trồng khá nhiều ở nước ta, chủ yếu là trồng ở những khu rừng để ngăn chặn tình trạng bão lụt. Ở nước ta, loại cây này được trồng khá nhiều, nhiều nhất là ở rừng núi Cấm thuộc tỉnh An Giang. Loại cây này cũng được tìm thấy ở nhiều nước khác trên thế giới như: Úc, New Zealand, Philippines, Indonesia, Trung Đông, Đài Loan,…
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản
Bộ phận dùng: Dùng bộ phận lá để làm thuốc chữa bệnh, bởi trong lá có chứa nhiều thành phần hoạt chất có bản chất dược phẩm.
Thu hái: Thu hái những phần lá già có hình lưỡi liềm dài khoảng 10 – 17cm. Thu hái quanh năm, thường là thu hoạch vào gần mùa hè.
Chế biến: Sử dụng trực tiếp lá tươi để làm thuốc. Nếu sử dụng ở dạng khô thì cần rửa sạch rồi đem phơi trong bóng râm cho đến khô.
Cách bảo quản: Bảo quản lá tươi trong ngăn mát của tủ lạnh và không được bảo quản quá 3 ngày. Đối với những lá khô, cần được bảo quản trong bọc kín và cất trữ ở nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt, thi thoảng cần đem ra phơi nắng để tránh ẩm mốc.
Thành phần hóa học của dược liệu bạch đàn
Trong lá cây bạch đàn, thành phần tinh dầu luôn chiếm số đông, bao gồm:
- Citronelal
- Citronelol
- Alcol bậc I (Geraniol, Geranial,…)
Tính vị và quy kinh của dược liệu bạch đàn
Tính vị: Bạch đàn có vị đắng, tính hàn và có mùi thơm như chanh hoặc sả.
Quy kinh: Chưa có tài liệu nào ghi nhận về vấn đề này.
Tác dụng dược lý của dược liệu cây bạch đàn
Lá và vỏ cây bạch đàn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y với những công dụng sau:
- Giảm đau nhức xương khớp, giúp cho các cơn đau nhức được xoa dịu, thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến các bộ phận xương khớp bị tổn thương, từ đó, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm;
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp hệ thần kinh được thư giãn;
- Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như: ghẻ lở, mẩn ngứa,… trị hôi nách;
- Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiểu đường;
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, giảm các chất nhầy trong đường hô hấp, trị các bệnh cảm cúm, sổ mũi;
- Cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại các tác nhân gây hại bên ngoài;
- Chống viêm, kháng khuẩn, kháng viêm
Cách dùng và liều lượng sử dụng dược liệu bạch đàn
Cách dùng: Tinh dầu khuynh diệp được sử dụng để bôi trực tiếp mà không cần qua khâu chế biến. Đối với lá khuynh diệp, có thể đem nấu nước tắm, hãm nước nóng để uống hoặc giã nát đắp ngoài.
Liều dùng: Không có liều lượng cố định. Liều dùng còn phụ thuộc khá nhiều vào từng bệnh lý, đối tượng sử dụng.
Một số bài thuốc hay từ cây bạch đàn theo kinh nghiệm của dân gian
Dược liệu bạch đàn được dân gian sử dụng khá nhiều trong việc cải thiện bệnh lý với cách thức đơn giản. Và dưới đây là một số bài thuốc cụ thể sử dụng dược liệu bạch đàn theo kinh nghiệm của dan gian, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng thực hiện để cải thiện bệnh lý:
1. Bài thuốc sử dụng bạch đàn giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi
- Chuẩn bị: 3 – 5 lá bạch đàn tươi.
- Cách thực hiện: Đem rửa sạch qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất. Sau đó, cho vào cốc nước sôi hãm trong vòng 5 – 6 phút là có thể sử dụng. Kiên trì uống liên tục trong 2 – 3 ngày để tinh thần được thư giãn, giảm lo âu, giảm căng thẳng hay mệt mỏi.
2. Bài thuốc từ bạch đàn trị bệnh tiểu đường
- Chuẩn bị: 3 – 4 lá bạch đàn tươi.
- Cách thực hiện: Sau khi được làm sạch, đem lá bạch đàn hãm cùng với nước sôi như nước trà. Mỗi ngày sử dụng 1 – 2 tách và kiên trì sử dụng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
3. Bài thuốc từ bạch đàn trị ho
Cách số 1:
- Chuẩn bị: Tinh dầu khuynh diệp.
- Cách thực hiện: Thoa một lượng vừa đủ tinh dầu khuynh diệp lên cổ họng, ngực và hai bên thái dương. Thực hiện mỗi ngày 3 lần vào mỗi buổi sáng, trưa và chiều tối.
Cách số 2:
- Chuẩn bị: Một nắm lá bạch đàn và 10 nhánh cây sả tươi.
- Cách thực hiện: Đem hai nguyên liệu trên rửa sạch qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất. Sau đó cho vào trong nồi nước sôi để đun lấy nước xông hơi hoặc để tắm rửa toàn thân.
4. Bài thuốc từ bạch đàn trị hôi nách
- Chuẩn bị: Một nắm lá bạch đàn tươi.
- Cách thực hiện: Mang một nắm lá bạch đàn tươi rửa qua nhiều lần với nước sạch rồi giã cho nát. Vắt lấy phần nước cốt rồi thoa đều lên hai bên nách sau khi tắm. Hoặc có thể sử dụng cả phần bã để chà xát nhẹ nhàng lên hai bên nách. Mỗi ngày thực hiện một lần và chỉ sau một tuần thực hiện kiên trì bạn sẽ tự cảm nhận được sự thay đổi.
5. Bài thuốc từ bạch đàn trị bệnh á sừng
- Chuẩn bị: Một nắm lá bạch đàn tươi.
- Cách thực hiện: Đem một nắm lá bạch đàn tươi rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó đem đun cùng với 3 – 4 lít nước khoảng 5 – 10 phút, thêm một ít muối hột để tăng tính sát khuẩn. Chờ nước nguội là có thể sử dụng ngâm rửa vùng da bị á sừng. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần và kiên trì áp dụng cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm hoàn toàn.
6. Bài thuốc từ bạch đàn trị bệnh lở ghẻ, ngứa ngáy ngoài da
- Chuẩn bị: 1 – 2 nắm lá bạch đàn.
- Cách thực hiện: Mang toàn bộ lá bạch đàn đã được chuẩn bị rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó cho vào nồi cùng với 3 – 4 lít nước và tiến hành đun cho đến khi các tinh chất có trong lá ra hết. Sử dụng nước để tắm mỗi ngày một lần để cải thiện tình trạng lở ghẻ, ngứa ngáy.
7. Bài thuốc sử dụng bạch đàn trị đau nhức xương khớp
Cách số 1:
- Chuẩn bị: 1 – 2 nắm lá bạch đàn.
- Cách thực hiện: Làm sạch toàn bộ lá bạch đàn vừa được chuẩn bị rồi đem nấu cùng với 4 – 5 lít nước. Tiến hành đun sôi cho đến khi các tinh chất có trong lá ra hoàn toàn. Sử dụng nước sắc để ngâm tay chân cải thiện tình trạng đau nhức.
Cách số 2:
- Chuẩn bị: Tinh dầu khuynh diệp.
- Cách thực hiện: Thoa một lượng tinh dầu khuynh diệp vừa đủ trực tiếp lên vị trí bị tổn thương kết hợp với việc massage nhẹ nhàng. Người bệnh thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần hoặc có thể nhiều hơn.
8. Bài thuốc từ bạch đàn trị thiên thời, dịch tả, đau bụng ói mửa, tiêu chảy, trướng bụng, trúng gió
- Chuẩn bị: Bạch đàn hương, , củ bồ bồ (nướng), cây ớt hiểm, củ cỏ cú (sao), vỏ quýt lâu năm, củ sả, đại hồi, lá hoắc hương, củ riềng, kinh giới (hoa), bạc hà (lá), quế khâu, cam thảo núi và ngải đen với mỗi vị là 10 gram.
- Cách sử dụng: Đem toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa qua nhiều lần với nước để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất. Sau đó tán đập dập rồi ngâm cùng với một lượng rượu vừa đủ. Đậy kín nắp và bảo quản nơi thoáng mát, sau 1 tuần ngâm là có thể sử dụng. Mỗi lần sử dụng 1 ly nhỏ khoảng 30 ml và sử dụng nhiều lần trong ngày.
Nếu người bệnh không thể sử dụng thuốc dưới dạng ngâm rượu thì có thể sử dụng thuốc ở dạng thuốc bột với mỗi lần sử dụng là 2 muỗng cà phê, dùng thuốc cùng với ly nước ấm.
Một số lưu ý khi sử dụng dược liệu bạch đàn
Trong quá trình sử dụng dược liệu bạch đàn, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau để tránh gặp phải những tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí khiến cho bệnh tình trở nặng hơn:
- Các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong cây bạch đàn tuyệt đối không nên sử dụng;
- Nếu sử dụng lá bạch đàn để cải thiện bệnh lý thì nên lựa chọn những phần lá đã già, lá có hình lưỡi liềm;
- Lá bạch đàn chỉ được bào chế thành thuốc sử dụng ngoài da, không được uống trực tiếp nước cốt;
- Tuyệt đối không được sử dụng dược liệu bạch đàn quá mức quy định, bởi vì, trong lá bạch đàn có độc, có thể làm ảnh hưởng đến da nếu bị lạm dụng.
Trên đây là những thông tin về dược liệu cây bạch đàn. Bạn đọc có thể tham khảo và lưu lại để áp dụng khi cần thiết. Tuy nhiên, những thông tin vừa được chúng tôi chia sẻ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để biết chính xác liều lượng sử dụng, mặt khác, phòng tránh những tác dụng ngoài mong muốn.
Có thể bạn đọc quan tâm:
Ngày Cập nhật 31/05/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!