Bệnh á sừng có lây không? Ý kiến từ chuyên gia
Á sừng là một loại bệnh về da liễu với biểu hiện bong tróc da và có thể bị chảy máu. Ngày càng nhiều người mắc bệnh này. Đặc biệt là các thành viên trong cùng 1 gia đình. Điều đó khiến nhiều người thắc mắc rằng bệnh á sừng có lây không. Dưới đây là phân tích và kết luận của các chuyên gia.
Bản chất của bệnh á sừng
Để biết chắc chắn bệnh á sừng có lây không, bạn cần biết bản chất của bệnh này là gì. Trước tiên, nó là một dạng của viêm da cơ địa. Biểu hiện là tình trạng da bị khô, nứt và bong tróc ra thành từng mảng. Những dấu hiệu này thường bắt đầu và chỉ xảy ra ở lớp sừng.
Cấu tạo của da gồm 3 lớp chính: Biểu bì, hạ bì và mô. Trong đó, ở mỗi lớp lại gồm nhiều lớn khác nhau. Lớp sừng là lớp ngoài cùng của da và thuộc lớp biểu bì. Ở lớp sừng có khoảng 20 lớp da và các tế bào chết. Chúng được dát mỏng và thường xuyên bong tróc.
Ngoài nhiệm vụ bảo vệ cơ thể trước các tác động của môi trường, lớp sừng còn làm nhiệm vụ hạn chế sự mất nước và dưỡng ẩm tự nhiên cho da. Chức năng này bắt nguồn từ hoạt động của tuyến bã nhờn. Nó kết hợp với nước duy trì sự mềm mại của da. Một khi độ ẩm trong lớp sừng còn từ 8 – 10%, da sẽ bị khô hoặc nứt nẻ.
Bệnh á sừng xảy ra khi độ ẩm của lớp sừng liên tục rơi xuống mức thấp. Quá trình chuyển hóa của lớp sừng chưa hoàn thiện. Nó còn nhân và nguyên sinh (chất tế bào). Có nhiều nguyên nhân gây bệnh này. Trong đó có yếu tố thời tiết, cơ địa quá nhạy cảm, di truyền và một số yếu tố khác. Điều đáng quan tâm là bệnh này không có tác nhân từ vi khuẩn, virus hoặc nấm.
Bệnh á sừng có lây không?
Sau khi tìm hiểu kỹ về bản chất và nguyên nhân gây bệnh á sừng, chắc bạn đã phần nào trả lời được câu hỏi bệnh á sừng có lây không. Để làm rõ vấn đề này, Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan khẳng định bệnh không lây khi tiếp xúc thông thường. Tuy nhiên, trên cơ thể người bệnh vùng da bị bong tróc có thể lan rộng.
Bên cạnh đó, một vài người thắc mắc rằng trong trường hợp da người bệnh tiết dịch và người bình thường tiếp xúc với dịch tiết này thì có lây không. Các chuyên gia cho biết kể cả trong trường hợp này thì nguy cơ lây nhiễm cũng không có. Trường hợp dịch tiết tiếp xúc với vết thương hở của người bình thường thì khả năng lây nhiễm cũng rất thấp.
Như vậy, người bị á sừng có thể sống bình thường mà không sợ lây nhiễm cho người khác. Ngoài ra, nếu người thân hoặc bạn bè mắc phải bệnh này, bạn cũng không nên kỳ thị họ. Thay vào đó, hãy động viên và chia sẻ với họ nhiều hơn. Bởi đây là bệnh gây tổn thương ngoài da, ảnh hưởng nhiều đến sự tự tin khi giao tiếp, nhất là đối với phái đẹp.
Bệnh á sừng không lây nhiễm tuy nhiên nó có tính di truyền. Người ta thống kê rằng có khoảng 50% số trường hợp bị bệnh này có thể di truyền cho thế hệ sau. Trong đó, nếu bố hoặc mẹ mắc á sừng thì khả năng bệnh của con sẽ khá cao.
Không nên chủ quan với bệnh á sừng
Á sừng không phải là bệnh truyền nhiễm nên nó không lây lan qua tiếp xúc thông thường. Tuy nhiên người bệnh đừng vì thế mà chủ quan. Bệnh kéo dài không điều trị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, khiến da bị tổn thương nghiêm trọng và nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Những tác động và biến chứng có thể xảy ra khi bị á sừng là:
-
Da bị hạn chế chức năng
Như bạn đã biết, da (đặc biệt là lớp sừng) đóng vai trò như một rào chắn tự nhiên bảo vệ cơ thể trước các tác động từ môi trường bên ngoài (cơ học, vi khuẩn, bụi, nhiệt độ…). Khi bị bệnh á sừng, hoạt động của hàng rào này không còn được hiệu quả nữa. Chẳng những chức năng bảo vệ cơ thể bị suy giảm mà chính nó cũng bị thương tổn, bong tróc, thậm chí chảy máu và tác động lại hoạt động của các cơ quan và bộ phận khác.
-
Nguy cơ bội nhiễm và có thể dẫn đến hoại tử da
Lớp sừng bị khô và bong tróc có thể khiến lỗ chân lông bị tắc. Điều này làm cho mồ hôi và các chất bụi bẩn không thể thoát ra ngoài. Người bệnh thường sẽ cảm thấy bứt rứt trong người và ngứa ngáy liên tục. Nhiều người không kiểm soát được hành động gãi ngứa (nhất là lúc ngủ) dễ khiến da bị trầy xước và chảy máu.
Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng da. Nếu “vị khách không mời mà đến” này là vi khuẩn tụ cầu vàng, mủ xanh hoặc một số loại vi khuẩn, virus và nấm nguy hiểm khác thì nguy cơ hoại tử da là rất cao nếu không chữa trị kịp thời.
Nhiễm trùng máu
Vi khuẩn khi xâm nhập vào da sẽ theo máu đi đến tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Chúng sinh trưởng, gây nhiễm trùng máu, phá hủy các cơ quan và làm rối loạn hoạt động trao đổi chất. Khi máu bị nhiễm trùng thì tim, tủy xương và các khớp sẽ là những nơi chịu tác động đầu tiên và nhiều nhất. Nếu tình trạng nhiễm trùng diễn biến nặng mà không được điều trị kịp thời có thể gây biến dạng khớp, bại liệt, thậm chí là đột quỵ .
Những điều cần làm khi bị á sừng
Như vậy, thay vì dành nhiều sự quan tâm cho câu hỏi bệnh á sừng có lây không, bạn cần tìm hiểu những việc cần làm khi bị tình trạng này. Nó sẽ giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả, hạn chế các rủi ro và giảm nguy cơ tái phát.
Thăm khám ở cơ sở y tế để biết chắc chắn bệnh
Đây là bước quan trọng đầu tiên bạn không được bỏ qua khi nghi ngờ mình bị bệnh á sừng. Mục đích của hoạt động thăm khám không chỉ xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh mà còn giúp bác sĩ biết chính xác một trường hợp nào đó có đang bị á sừng hay không.
Bởi thực tế nhiều bệnh về da liễu có biểu hiện khá giống nhau. Quan sát bằng mắt thường mà không thực hiện thêm các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng có thể dẫn đến nhầm lẫn. Và điều này ảnh hưởng rất lớn đến phác đồ điều trị bệnh. Thậm chí gây nguy hiểm cho người bệnh. Ngoài ra, trong quá trình chữa trị, nếu tình trạng bong tróc da không thuyên giảm hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bạn nên thông báo cho bác sĩ biết.
Dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
Thuốc điều trị á sừng gồm Tây y, Đông y và cả các cách trong dân gian. Mỗi phương pháp lại có nhiều loại thuốc khác nhau với những ưu và nhược điểm riêng. Thuốc Tây y có đặc điểm là tác dụng nhanh nhưng thường đi kèm nhiều tác dụng phụ. Còn thuốc Đông y thì ngược lại. Đối với các phương pháp chữa á sừng trong dân gian thì thường dễ thực hiện, chi phí rẻ nhưng nhiều cách điều trị trong số đó chưa được kiểm chứng rõ ràng.
Việc sử dụng cách thức nào, liều lượng ra sao và thời điểm dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Kể cả đó là các loại thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc thuốc không kê toa. Tham khảo ý kiến của bác sĩ sẽ giúp bạn hạn chế các tác dụng phụ của thuốc, tránh tương tác thuốc không tốt, rút ngắn thời gian điều trị và tiết kiệm tài chính.
Xem thêm: Top 4 nhóm thuốc trị á sừng được bác sĩ da liễu khuyên dùng
Chăm sóc da đúng cách
Bên cạnh việc thăm khám ở cơ sở y tế và dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn cần đặc biệt quan tâm đến cách chăm sóc da khi bị á sừng. Đây là yếu tố quan trọng để rút ngắn thời gian điều trị bệnh và hạn chế nguy cơ tái phát. Cụ thể, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Không được tự bóc lớp da bị bong tróc;
- Hạn chế gãi và không chà xát hoặc kỳ cọ mạnh vùng da đang bị á sừng;
- Nên cắt móng tay và móng chân;
- Giữ ẩm cho da tay và chân bằng cách mang bao tay hoặc tất bằng vải cotton;
- Nên dùng kem dưỡng ẩm hoặc tinh dầu thoa lên da trước khi đi ngủ;
- Nên tắm nước ấm. Có thể cho vào bồn một ít baking soda và bột yến mạch để giảm ngứa;
- Cẩn thận khi dùng sữa tắm. Nên chọn những loại có nguồn gốc tự nhiên hoặc có lượng chất tẩy thấp nhất;
- Nếu không khí quá khô và lạnh, hãy sử dụng máy tạo độ ẩm không khí;
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt. Nên lựa chọn những loại vải mềm để tránh làm tổn thương da.
Thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp
Kết hợp với việc chăm sóc da đúng cách là chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp. Trong sinh hoạt hằng ngày, người bị bệnh á sừng cần hạn chế tối đa việc để da tiếp xúc với nước và đặc biệt là chất tẩy rửa. Nên mang bao tay khi phải rửa chén, giặt đồ hoặc nấu ăn. Bên cạnh đó, hãy giữ cho tinh thần được thoải mái bằng cách suy nghĩ tích cực và cân bằng giữa thời gian học tập, làm việc với nghỉ ngơi.
Còn về chế độ ăn uống, người bệnh á sừng cần đảm bảo khẩu phần ăn hằng ngày đầy đủ cả 4 nhóm dinh dưỡng. Bên cạnh đó, nên bổ sung thêm các loại rau củ quả tươi. Những thực phẩm này không những tăng cường sức đề kháng mà còn làm chậm lại quá trình oxy hóa, giảm đau và giúp vết thương mau lành.
Ngoài ra, người bệnh á sừng không được sử dụng các chất kích thích hoặc các loại thực phẩm từng gây dị ứng. Trong đó, hải sản hoặc thịt gà là hai loại thực phẩm cần hạn chế bởi lúc này da đang rất nhạy cảm. Sử dụng có thể khiến da ngứa và bong tróc nhiều hơn.
Ngày Cập nhật 12/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!