Bệnh Eczema ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh Eczema ở trẻ em rất dễ bị nhầm lẫn thành các bệnh ngoài da khác như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng hoặc viêm da tiết bã. Do đó, điều quan trọng là cha mẹ cần nắm rõ các thông tin cơ bản về bệnh để có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Bệnh Eczema là gì?
Bệnh chàm Eczema là tình trạng da bị kích thích, đỏ, khô, ngứa và khiến da luôn khô ráp. Có nhiều loại bệnh chàm khác nhau bao gồm:
- Chàm tiếp xúc: Xảy ra khi da tiếp xúc với các dị nguyên gây kích thích như dây đồng hồ, vòng tay, mắt kính,…
- Chàm đồng tiền: Là dạng chàm gây tổn thương hình tròn hoặc bầu dục trên da. Vùng da bệnh có thể bị chảy dịch, hình thành mụn nước ở mặt trong khuỷu tay và đầu gối.
- Chàm bã nhờn: Thường xuất hiện trên da đầu, mặt, gây lở loét, kết vảy trên da.
- Chàm thể địa: Thường gây tổn thương đến vùng trán, có hình móng ngựa, hoặc cánh bướm. Bề mặt vùng da bệnh có thể dễ vỡ, gây chảy dịch và đóng vảy trên da.
Bệnh chàm không lây nhiễm và không có biện pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát bằng các loại thuốc và biện pháp chăm sóc tại nhà.
Dấu hiệu nhận biết bệnh Eczema ở trẻ em
Trong hầu hết các trường hợp, Eczema ở trẻ em khiến cho da bị đỏ, khô, luôn luôn thô ráp và ngứa. Bệnh có thể hình thành và phát triển ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể bé. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở má, khớp tay và chân.
Bệnh chàm Eczema ở trẻ em thường dễ bị nhầm lẫn với viêm da dị ứng hoặc các bệnh ngoài da khác. Do đó, cha mẹ hoặc người cha mẹ hoặc người chăm sóc cần lưu ý một số dấu hiệu nhận biết như:
- Trẻ dưới 12 tháng tuổi: Thường bị nổi mề đay, phát ban ở má, trán và da đầu. Các triệu chứng có thể lan đến khuỷu tay, đầu gối và toàn thân. Tuy nhiên, hiếm khi bệnh ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục.
- Trẻ em trên 2 – 5 tuổi: Thường bị nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay, phía sau đầu gối, trên cổ, cổ tay và bên trong mắt cá chân. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở vùng da quanh miệng và mí mắt. Da của trẻ cũng có thể xuất hiện vảy, khô, dày và có màu sậm hơn vùng da xung quanh. Ngoài ra, nếu tổn thương nghiêm trọng, vùng da bệnh có thể hình thành sẹo hoặc bị lichen hóa.
- Trẻ em trên 5 tuổi và thanh thiếu niên: Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể xuất hiện ở phía sau tai, bàn chân hoặc da đầu của trẻ. Đây có thể là dấu hiệu viêm da dị ứng, như viêm da tiết bã hoặc một số bệnh lý khác tồn tại song song với bệnh Eczema ở trẻ em.
Nguyên nhân gây bệnh Eczema ở trẻ em
Hiện tại, các bác sĩ không rõ nguyên nhân gây ra bệnh chàm Eczema. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là có thể gây ra bệnh chàm bao gồm:
- Di truyền, Nếu một gia đình cho cha hoặc mẹ hoặc cả 2 người đều mắc bệnh chàm thì khả năng trẻ mắc bệnh là rất cao.
- Có vấn đề trong hệ thống miễn dịch và bảo vệ da. Tình trạng này khiến vi khuẩn và các chất gây hại có thể tấn công và gây bệnh trên bề mặt da.
- Cơ thể tạo ra quá ít tế bào mỡ gọi là Ceramides cũng có thể gây ra bệnh chàm. Nếu thiếu các tế bào Ceramides, da sẽ bị mất nước, trở nên rất khô và dễ bị tổn thương.
Một số tác nhân, yếu tố khiến bệnh chàm ở trẻ em trở nên nghiêm trọng hơn, bao gồm:
- Da khô: Điều này khiến độ ẩm da thấp, đặc biệt là trong màu đông, khiến da ngứa, dễ bị kích ứng và mắc bệnh chàm.
- Tiếp xúc với các chất kích thích: Như áo len, nước hoa, xà phòng tắm, giặt có chứa thành phần hóa chất mạnh.
- Căng thẳng: Trẻ em cũng có thể bị căng thẳng, stress dẫn đến ngứa, kích ứng da và các triệu chứng bệnh chàm.
- Nhiệt độ cao và mô hôi: Tình trạng này có thể gây ngứa da và khiến tình trạng bệnh chàm nghiêm trọng hơn.
- Dị ứng: Mặc dù không phổ biến nhưng dị ứng sữa bò, đậu phộng, trứng hoặc một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm.
Bệnh chàm Eczema ở trẻ em có thể trở nên nghiêm trọng hơn vào mùa đông khi không khí khô và lạnh. Ngoài ra, mồ hôi, nước bọt của trẻ cũng có thể gây kích ứng ở má, cằm và cổ của bé. Do đó, cách tốt nhất để kiểm soát bệnh là tìm hiểu các triệu chứng để có cách kiểm soát, khắc phục hiệu quả.
Biện pháp điều tị bệnh Eczema ở trẻ em
Hiện tại không có cách điều trị dứt điểm bệnh Eczema ở trẻ em. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị để cải thiện và kiểm soát các triệu chứng bệnh. Các biện pháp phổ biến bao gồm:
1. Điều trị tại nhà
Nếu các triệu chứng không nghiêm trọng, cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể cải thiện các triệu chứng tại nhà như:
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Da trẻ cần được giữ ẩm thường xuyên để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Thời điểm tốt nhất để thoa kem dưỡng ẩm là sau khi tắm hoặc rửa tay. Sử dụng thuốc mỡ hoặc kem dưỡng da không mùi, mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng Eczema.
- Tắm nước mát: Có thể làm Hydrat hóa và làm mát làn da. Biện pháp này cũng có thể làm giảm ngứa, dịu da và cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho thêm bột yến mạch vào bồn tắm để tăng hiệu quả điều trị.
- Tránh gây kích ứng da: Sau khi tắm cần lau người nhẹ nhàng bằng khăn mềm, không nên chà xát gây tổn thương bề mặt da. Ngoài ra, mặc quần áo thoải mái làm bằng cotton hoặc lựa để tránh không gây cọ xát và kích ứng da.
- Liệu pháp bọc ướt: Đây là một biện pháp ngăn ngừa ngứa hoặc đau dữ dội khi bệnh Eczema bùng phát. Sử dụng một chiếc khăn ướt, sạch, quấn quanh khu vực bệnh để bù nước và làm dịu làn da. Thực hiện liệu pháp vào buổi tối, sau khi tắm, dưỡng ẩm và thoa thuốc điều trị.
2. Điều trị bằng thuốc
Nếu các phương pháp tại nhà không thể cải thiện các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc điều trị. Việc sử dụng thuốc cần phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và độ tuổi của người bệnh. Do đó, không được tự ý sử dụng thuốc điều trị Eczema ở trẻ em.
Các loại thuốc phổ biến bao gồm:
- Corticosteroid, Cortisone, kem Steroid hoặc thuốc mỡ tại chỗ. Các loại thuốc này thường được chỉ định để điều trị viêm da và có hiệu quả tương đối cao. Tuy nhiên, các loại thuốc Steroid có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc dược sĩ kê đơn.
- Kem và thuốc mỡ Hydrocortison có thể được sử dụng để cải thiện ngứa và viêm da. Tuy nhiên, không được sử dụng sản phẩm quá lâu để tránh làm mỏng da.
- Thuốc chống viêm tại chỗ để thay đổi các phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân gây viêm da.
- Thuốc kháng Histamine theo đường uống có thể chống dị ứng, cải thiện các triệu chứng vào ban đêm và giúp trẻ dễ ngủ hơn. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng sinh nếu bệnh có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
- Thuốc Corticosteroid đường uống hoặc thuốc ức chế hệ thống miễn dịch cũng được chỉ định cho các trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ được sử dụng cho các trường hợp nghiêm trọng và không đáp ứng các biện pháp điều trị khác.
3. Trị liệu ánh sáng
Trị liệu ánh sáng hoặc quang trị liệu là phương pháp cho da tiếp xúc với tia cực tím B (UVB) để cải thiện các triệu chứng. Biện pháp được sử dụng để điều trị viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, chàm – Eczema, viêm da tiết bã và một số bệnh lý khác.
Đối với bệnh chàm ở trẻ em, quang trị liệu có thể:
- Giảm ngứa
- Tăng khăng năng sản xuất Vitamin D
- Tăng cường hệ thống kháng khuẩn trên da và giúp da chống lại nhiều bệnh lý
Khoảng 70% những người bị bệnh chàm được điều trị khỏi nhờ quang trị liệu. Tuy nhiên, biện pháp này cũng mang lại một số rủi ro nhất định như:
- Tăng độ nhạy cảm với ánh nắng, dễ cháy nắng
- Lão hóa da
- Tăng nguy cơ hình thành các khối u ác tính
- Gây nhức đầu và buồn nôn
- Gây đục thủy tinh thể do đeo che mắt không đủ trong khi điều trị
Biện pháp phòng ngừa bệnh Eczema ở trẻ em
Mặc dù không thể phòng ngừa tất cả các nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ em. Tuy nhiên, cha mẹ có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh bằng một số lưu ý sau:
- Cho trẻ tắm nhanh và sử dụng nước ấm khi tắm cho trẻ. Sử dụng xà phòng không mùi hoặc được chiết xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên để tránh gây tổn thương da cho.
- Dưỡng ẩm cho cho trẻ bằng các sản phẩm không mùi, không gây kích ứng da hoặc sản phẩm dành riêng cho trẻ có làn da nhạy cảm.
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, làm bằng Cotton hoặc lụa. Các sản phẩm từ len hoặc vải tổng hợp có thể gây khó chịu và tổn thương bề mặt da.
- Cắt ngắn móng tay của trẻ để tránh trẻ làm trầy xước hoặc tổn thương da. Mang găng tay cho trẻ khi ngủ nếu trẻ thường hay ngứa và gãi vào ban đêm.
- Cho trẻ uống nhiều nước để bổ sung độ ẩm cho da.
- Tránh môi trường quá nóng hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong nhà. Điều này có thể cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Giúp trẻ thư giãn, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để cải thiện hạn chế căng thẳng, stress.
Bệnh Eczema ở trẻ em thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện khi trẻ được 5 – 6 tuổi hoặc khi trẻ dậy thì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ có thể bị nhiễm trùng da khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh kéo dài hãy đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ điều trị. Trao đổi với người có chuyên môn khi có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào có liên quan đến bệnh chàm – Eczema ở trẻ em.
Ngày Cập nhật 12/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!