Bệnh Gút Ăn Được Cá Gì? Loại Cá Nào Tốt Cho Người Bị Gout?
Bệnh nhân gút thường được khuyến khích hạn chế nhóm thực phẩm giàu purin để kiểm soát bệnh. Trong đó một số loại cá có hàm lượng purin đáng kể. Vật người mắc bệnh gút ăn được cá gì và loại cá nào tốt cho người bị gout. Thông tin sẽ được làm rõ trong bài viết sau.
Gút (Gout) là một dạng viêm khớp thường xảy ra ở ngón tay, đầu gối, mắt cá chân, bàn chân… Nếu bổ sung quá nhiều thực phẩm có chứa purine có thể khiến tình trạng gút ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn do purine sẽ khiến nồng độ axit uric tăng cao. Vì thế trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bệnh nhân gút cần hạn chế sự tích trữ purine làm bùng phát cơn gút.
Người mắc bệnh gút có được ăn cá không?
Cá là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và có mặt hầu hết trong các bữa ăn gia đình. Trong đó, thịt cá là nguồn dinh dưỡng giàu đạm, canxi, vitamin D và các axit béo omega-3. Đây đều là những dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người người, giúp người bệnh có thêm đề kháng chống chọi với nhiều căn bệnh hiện nay.
Đối với bệnh nhân gút, họ cũng cần được bổ sung những dưỡng chất cần thiết này để duy trì thể trạng khỏe mạnh. Trong đó đặc biệt là hàm lượng axit béo Omega-3 giúp bệnh nhân củng cố hệ thống xương khớp, tái tạo lại những tế bào xương, khớp bị tổn thương. Tuy nhiên, một số loại cá biển đánh bắt xa bờ có hàm lượng chất đạm cao nên nếu bổ sung quá mức sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu, từ đó khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù những ảnh hưởng xấu vẫn tồn tại nhưng không thể phủ nhận lợi ích của cá đối với hệ thống xương khớp chắc khỏe. Ngoài những lợi ích trên, cá còn cung cấp các dưỡng chất bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa tình trạng mất trí nhớ. Vì thế để tránh những phản ứng không mong muốn xảy ra, người bệnh không nên ăn quá nhiều cá, cũng như các nguồn đạm động vật khác. Điều này sẽ ngăn chặn các cơn đau nhức kéo dài dai dẳng.
Bệnh gút ăn được cá gì?
Thực tế không phải mọi loại cá đều nằm trong danh sách “kiêng cữ” của bệnh nhân gút. Thực tế, cá được chia thành hai loại là cá có hàm lượng purin cao và loại cá có hàm lượng purin thấp. Bệnh nhân gút vẫn có thể ăn cá với hàm lượng purin thấp nhưng vẫn phải đảm bảo lượng chừng mực. Ngoài ra cách chế biến cá thành món ăn phần nào cũng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và chuyển hóa thành các dưỡng chất cần thiết, từ đó tránh gia tăng tình trạng bệnh.
Loại cá tốt cho người bệnh gút có hàm lượng purin không vượt quá 150-825 mg trong mỗi 100 gram. Nếu vượt hơn chỉ số này, lượng đạm của thực phẩm rất cao, bổ sung vào sẽ gây ra gia tăng đột biến axit uric. Những loại cá người bệnh gút không nên ăn như cá cơm, cá trích, cá mòi, cá thu, cá ngừ, cá cơm,… đều có hàm lượng purin cao hơn 150-825 mg.
Một số nghiên cứu cụ thể trên các loại cá này cho thấy, trong cá mòi đóng hộp có chứa đến 480 mg purin/100 gram, trong đó cá trích đóng hộp là 378 mg/100 gram. Chưa kể đến việc dùng cá tươi thì nồng độ này còn cao hơn rất nhiều. Nhìn chung những loại cá này đều nằm trong nhóm cá biển đánh bắt xa bờ.
Các bác sĩ cho rằng, người bệnh gút nên ăn cá nước ngọt, cá sông để bổ sung đạm. Hàm lượng dinh dưỡng của chúng không hề thua kém cá biển, nhưng ngược lại bệnh nhân sẽ không gặp phải tình trạng tăng nhanh axit uric khi dùng chúng. Cá sông có hàm lượng purin thấp hoặc trung bình, cụ thể là cá chép, cá rô, cá tai tượng, cá trê, cá diêu hồng, cá trắm, cá quả, cá hồi…Trung bình nhân purin của các loại cá ngày chỉ khoảng 50 – 150 mg purin/ 100 gram cá nên không gây nguy hiểm cho người bệnh.
Ngoài ra, vấn đề bệnh gút ăn được cá gì và loại cá nào tốt cho người bị gout sẽ phụ thuộc vào các hướng dẫn của bác sĩ. Đối với một số người bệnh ở giai đoạn gút nghiêm trọng có thể sẽ được khuyến khích kiêng đạm ở mức tuyệt đối, thay thế bằng thực phẩm khác. Do đó bệnh nhân gút nên cân nhắc kĩ trước khi chọn cũng như sử dụng loại cá trong bữa ăn hàng ngày theo chỉ định từ bác sĩ điều trị.
Người bệnh gút nên ăn cá như thế nào cho đúng?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, việc chế biến món ăn đúng cách có thể giúp bảo toàn các chất dinh dưỡng, hoặc làm biến mất chúng. Để đảm bảo những lợi ích tốt nhất khi ăn cá, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc chế biến như sau:
– Bệnh nhân gút vẫn nên hạn chế ăn nhiều cá và nếu có cá trong bữa ăn thì không được ăn thịt. Mỗi tuần người bệnh chủ nên ăn 2 bữa cá, ngay cả đối với cá có hàm lượng nhân purin thấp. Khẩu phần ăn duy trì từ 57 – 85g cá nấu chín/ngày. Nếu vượt mức này và duy trì thường xuyên thì hàm lượng acid uric sẽ tích tụ lâu dần và càng khiến bệnh trở nên nặng hơn.
– Người bệnh cần kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể thấp, tốt nhất hãy ăn kèm cá với rau thơm và dùng nước chanh vắt lên cá (nếu dùng cá hấp, cá rán). Đồng thời tránh ăn vùng thịt cá có nhiều mỡ. Thay vì kho, rán, chiên thì người bệnh nên nấu canh cá hoặc hấp cùng rau củ để không bị ngấy cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe .
– Nhân purin có thể được tìm thấy trong cá nhưng không có trong dầu cá, vì thế người bệnh vẫn có thể bổ sung omega-3 không thông qua cách ăn cá thông thường. Người bệnh cũng nên kết hợp ăn cá cùng với các loại rau xanh để tăng cường hoạt động đào thải axit uric và giúp hệ tiêu hóa vận hành tốt hơn.
Lưu ý chăm sóc dành cho người bị bệnh gút
– Lưu ý dinh dưỡng: Bên cạnh những lưu ý về việc ăn cá đối với bệnh nhân gút nêu trên, bệnh nhân vẫn có thể bổ sung đạm qua thịt với lượng vừa phải. Tuy nhiên, tương tự như cá thì thịt chỉ được khuyến khích dùng trong một vài lần mỗi tuần để tránh nguy cơ bùng phát cơn gút. Trong đó bệnh nhân có thể ăn thịt gà, thịt bò, thịt heo với mức độ chừng mực. Ngoài ra rau xanh và trái cây là những thực phẩm cần được tăng cường để hỗ trợ đào thải axit uric.
– Chế độ sinh hoạt phù hợp: Người bệnh cần tuân thủ một số thay đổi trong lối sống để giảm nguy cơ mắc đợt gút. Trong đó cần hạn chế thức khuya, căng thẳng và giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh. Tập thể dục thường xuyên là một cách khác để ngăn ngừa những cơn đau do gút gây ra. Ngoài ra khi tập luyện còn giúp giữ mức axit uric thấp, từ đó duy trì mức độ chuyển hóa và trao đổi chất ổn định trong cơ thể.
– Giữ cân nặng ổn định: Tình trạng thừa cân sẽ làm gia tăng nguy cơ tái phát các đợt gút. Khi bạn thừa cân sẽ không sử dụng insulin đúng cách nên cơ thể không không loại bỏ được lượng đường trong máu. Tình trạng kháng insulin sẽ làm lượng axit uric tăng cao trong cơ thể. Vì thế giảm cân là cách gián tiếp giúp sản sinh insulin và giảm mức axit uric. Bạn cũng nên giảm cân lành mạnh bằng cách tập thể dục, thay vì kiêng khem quá mức sẽ làm tăng nguy cơ bị các cơn gout cấp.
– Uống đủ nước: Người mắc bệnh gút nên uống nước lọc và nước trai cây, tốt nhất mỗi ngày bạn cần khoảng 2 – 2,5l nước bao gồm cả nước canh. Uống đủ nước giúp giảm nguy cơ đau nhức do nước có nhiệm vụ vận chuyển các chất thải ra khỏi cơ thể, trong đó bao gồm axit uric. Trong đó những loại nước trái cây tốt cho người bị gút gồm nước ép bưởi, dưa hấu, nước ép nho, bơ…
– Không dùng đồ uống có cồn: Bia rượu hay nước uống có ga đều là những nguyên nhân gây kích thích các đợt gút cấp tính. Nguyên nhân là do cơ thể con người thường ưu tiên loại bỏ cồn thay vì loại bỏ axit uric, điều này gây chi phối hoạt động đào thải và tích trữ lượng axit uric trong cơ thể tăng cao. Do đó trước, trong và sau khi điều trị bệnh gút bạn cần kiêng tuyệt đối nhóm thức uống này.
– Tăng cường bổ sung vitamin C: Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định vitamin C có thể làm giảm mức axit uric, vì thế nếu bổ sung dưỡng chất này thường xuyên có thể ngừa cơn gút bùng phát. Trong đó nguồn vitamin C đến từ rau củ, trái cây là chủ yếu và chỉ chiếm khoảng 10% khẩu phần ăn hàng ngày.
Hi vọng với những thông tin đề cập trong bài viết trên, bệnh nhân đã nắm bắt được vấn đề “Bệnh gút ăn được cá gì? Loại cá nào tốt cho người bị gout?”. Mỗi loại cá đều có thành phần dinh dưỡng nhất định, tuy nhiên do tính chất bệnh lý của bệnh nhân gút không được phép bổ sung đạm quá mức nên người bệnh nên tham khảo hướng dẫn dinh dưỡng kỹ lưỡng từ bác sĩ.
Bài viết liên quan: Bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh?
Ngày Cập nhật 20/12/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!