Bệnh chàm khô: Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Bệnh chàm khô không chỉ mang đến nhiều phiền toái khó chịu bên ngoài da, bệnh còn gây nên những tự tin về tâm lý trong giao tiếp do những tổn thương xấu xí bên ngoài. Chàm khô có thể chuyển biến sang mãn tính khó chữa nếu điều trị không đúng cách. Bài viết dưới đây cung cấp cho người đọc các thông tin cần thiết cho việc chữa bệnh hiệu quả.

Bệnh chàm khô là gì? Có lây không?

Bệnh chàm hay còn gọi là eczema được chia thành nhiều loại trong đó có chàm khô. Bệnh là tình trạng cấu trúc da bị sừng hóa, nứt nẻ dẫn đến mưng mủ, chảy máu. Các tổn thương khởi phát do lớp sừng Keratin của da không đáp ứng được đủ nước dẫn đến cấu trúc da bị mất cân bằng. Vị trí xuất hiện của bệnh có thể ở chân, tay, da đầu…

Đối tượng mắc bệnh rất phổ biến, có thể bắt gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Chàm khô có xu hướng chuyển biến mãn tính, tái đi tái lại nếu không được điều trị kịp thời. 

Nguyên nhân gây bệnh thường do yếu tố cơ địa, không phải do các loại virus, vi khuẩn truyền nhiễm. Do đó bệnh không lây từ người này qua người khác khi tiếp xúc hay dùng chung đồ đạc. Tuy nhiên, các tổn thương do chàm gây ra dễ lan rộng ra các vùng da khác nếu không được chăm sóc đúng cách. 

Hình ảnh bệnh chàm khô
Hình ảnh bệnh chàm khô

Triệu chứng của chàm khô

Triệu chứng chàm thay đổi theo từng giai đoạn bệnh là cấp, bán cấp và mãn tính.Các dấu hiệu này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí da khác nhau như:

  • Chàm khô đầu ngón tay: Thường xuất hiện khi tiếp xúc với các hóa chất, nguồn nước ô nhiễm, có thể lan rộng xuống bàn tay gây ảnh hưởng đến chức năng cầm nắm, cử động. 
  • Chàm khô ở chân: Vùng da gót chân, khe ngón chân thường xuất hiện các tổn thương da, thường thấy nhiều hơn vào mùa đông, khô hanh,  
  • Chàm khô ở mặt: Khi mới phát bệnh vùng da trên mặt đặc biệt là 2 bên má đỏ phù nề và xuất hiện các vết mụn nước li ti. Mụn nước có thể vỡ ra do gãi.Vị trị mụn nước có thể hình thành mảng dày rồi chai lại
  • Chàm khô ở môi: Xuất hiện ở vùng da môi và quanh mép. Dấu hiệu thường thấy là da môi khô, nứt nẻ,có thể có mụn nước ở viền môi. Người bệnh có thói quen liếm môi dễ gây chảy máu đau rát.

Bệnh chàm khô ở trẻ em 

Ở trẻ em bệnh xuất hiện từ khá sớm, từ vài tuần tuổi trẻ đã có nguy cơ mắc chàm khô. Triệu chứng có thể thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của trẻ tuy nhiên biểu hiện chung vẫn là:

Các vết chàm xuất hiện ở khu vực như má,cằm, da đầu, lan rộng ra các vùng da khác trên cơ thể.

Đến giai đoạn tập bò tập đi, ở các vùng da có nếp gấp như khuỷu tay, cổ chân là nơi có tổn thương.

Da trẻ khi này hình thành lớp vảy vàng và bị rộp. Cảm giác ngứa ngáy khó chịu đi kèm còn khiến trẻ sốt nhẹ, biếng ăn và quấy khóc.

Biểu hiện chàm khô khác nhau ở từng giai đoạn phát triển của trẻ
Biểu hiện chàm khô khác nhau ở từng giai đoạn phát triển của trẻ

Nguyên nhân gây bệnh

Việc xác định nguyên nhân chính xác gây ra chàm khô gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy các chuyên gia da liễu cho biết một vài nguyên nhân chính khiến triệu chứng bệnh xuất hiện có thể kể đến:

  • Yếu tố di truyền 

Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng nhiễm bệnh.  Yếu tố này liên quan đến sự thiếu hụt hoạt chất filaggrin. Đây là một trong những thành phần có tác dụng dưỡng ẩm tự nhiên cho da. Theo nhiều thống kê trên người bệnh chàm, tỷ lệ người mắc chàm khô khi có tiểu sử gia đình và người thân mắc bệnh cao gấp đôi người bình thường. 

  • Do thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm

Sự thay đổi thất thường của thời tiết kèm những vi khuẩn trong môi trường ô nhiễm xâm nhập dẫn đến các tổn thương cho làn da. Bệnh dễ khởi phát vào thời điểm thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp…

  • Tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng

Các thực phẩm như hải sản, chất kích thích có thể là nguyên nhân gây ra chàm khô. Bên cạnh đó nếu cơ thể tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa, mỹ phẩm gây dị ứng cũng khiến làn da phản ứng tạo nên các dấu hiệu của bệnh. 

  • Rối loạn trao đổi chất và yếu tố cơ địa

Đối với những người cơ địa yếu, hệ tiêu hóa và miễn dịch bị rối loạn sẽ dẫn đến những tác động xấu trên da. Người bệnh khi này dễ mắc phải các bệnh lý da liễu khác như viêm da dị ứng, viêm da tiết bã…là tiền đề cho chàm khô xuất hiện.

Các nguyên nhân gây bệnh
Các nguyên nhân gây bệnh

Bệnh chàm khô có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Bệnh chàm khô có thể gây nguy hại đến sức khỏe làn da cũng như khiến người bệnh mặc cảm tự ti trong giao tiếp. Nếu như để lâu không được điều trị chàm khô sẽ càng khó chữa và có thể sẽ gây ra một số các hậu quả nghiêm trọng như :

  • Tổn thương ngoài da gây ngứa khiến bệnh nhân gãi nhiều quá có thể gây nên các vết loét và vết viêm lan ra những vùng da khác. Khi này da có thể bị nhiễm trùng và làm cho bệnh nặng hơn.

  • Cảm giác mẩn ngứa, khô, bong tróc khiến cho người bệnh rất khó chịu, và không thể tập trung vào học tập, công việc, khiến cho chất lượng học tập, công việc bị sa sút.

  • Bệnh chuyển nặng còn làm cho người bệnh bị mất ngủ, mệt mỏi, trầm cảm, khó chịu gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Điều trị dứt điểm bệnh chàm hiện nay gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp cũng như tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bệnh vẫn có thể đẩy lùi. Phát hiện sớm cũng như có những chế độ sinh hoạt khoa học làm tăng tỷ lệ khỏi bệnh hơn.

Cách chữa bệnh chàm khô

Việc điều trị sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy lùi hoàn toàn triệu chứng bệnh. Khi xuất hiện các triệu chứng chàm khô, điều đầu tiên là cần thăm khám và lựa chọn hướng điều trị  phù hợp. Một số phương pháp điều trị người bệnh nên biết là:

Cách chữa chàm khô dân gian

Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự làm giảm các triệu chứng chàm khô tại nhà bằng các phương pháp dân gian như:

Trị chàm khô bằng dầu dừa

Dầu dừa có thể sử dụng để bôi ngoài da làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Cách dùng đơn giản:

  • Dùng nước ấm để vệ sinh vùng da bị chàm khô
  • Kết hợp massage nhẹ và lau khô
  • Dùng dầu dừa xoa lên và massage nhẹ trong 15-20 phút 
  • Rửa sạch lại vùng da vừa bôi dầu dừa và lau khô

Bên cạnh đó dầu dừa có thể được sử dụng vào chế biến thực phẩm hàng ngày. 

Lá trà xanh chữa bệnh chàm 

  • Chuẩn bị: Một nắm lá trà xanh (lá chè)
  • Cách dùng: Lấy nắm lá chè đun sôi cùng nước và dùng để ngâm vùng da tổn thương. cũng như cách dùng lá ổi, trong lúc ngâm bạn lấy lá chè xoa nhẹ nhàng lên vết chàm để trà xanh thấm được vào da.

Lá ổi chữa bệnh theo dân gian 

  • Chuẩn bị: Lá ổi, nước 
  • Thực hiện: Rửa sạch phần lá ổi đã chuẩn bị và để cho ráo. Sau đó, bạn hãy đun sôi phần lá ổi đã chuẩn bị với nước trong 5 – 7 phút. Để cho phần nước đã đun sôi nguội hơn một chút và dùng để ngâm rửa tại vùng da bị chàm. Sau 15 phút bạn có thể lau khô. Với cách trị bệnh chàm theo dân gian, nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.

⚠️ Phương pháp này chỉ được sử dụng để hỗ trợ các liệu pháp y học, không có khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Trong quá trình thực hiện cần chú ý khâu đảm bảo vệ sinh tránh nhiễm trùng da khiến bệnh nặng thêm.

Lá ổi có tác dụng trong giảm triệu chứng bệnh chàm khô
Lá ổi có tác dụng trong giảm triệu chứng bệnh

Điều trị bằng thuốc tân dược

Với Tây y, điều trị sẽ tập trung vào giảm nhẹ các triệu chứng ngoài da. Bác sĩ có thể kê cho người bệnh các loại thuốc như:

  • Dung dịch sát trùng bôi tại khu vực bị chàm 

  • Thuốc bôi chứa corticoid giúp giảm ngứa, kháng viêm. Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây bào mòn da và không nên dùng quá 7 ngày

  • Thuốc kháng histamin làm giảm ngứa, hạn chế sự lan rộng. Thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, khô mắt,…

  • Các loại kem, lotion làm mềm và chống khô da

⚠️ Bên cạnh đó phương pháp quang học trong Tây y cũng được áp dụng để đẩy lùi chàm khô. Đây là cách dùng các tia sáng B- tia cực tím hẹp để điều trị. Tuy nhiên cách này khá đắt đỏ và mang nhiều rủi ro như làm bỏng da, ung thư da… Với việc sử dụng thuốc chứa hoạt chất corticoid bệnh nhân lưu ý không nên tự ý tăng liều lượng hoặc thời gian điều trị, vì thuốc này được chỉ định trong thời gian ngắn. Bệnh nhân tuân thủ tuyệt đối sử chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng như teo da, mòn da, suy tuyến thượng thận…

Báo chí đã nêu rất nhiều trường hợp bị biến chứng do lạm dụng corticoid
Báo chí đã nêu rất nhiều trường hợp bị biến chứng do lạm dụng corticoid

Chữa chàm khô bằng Đông y 

Quan niệm của Đông y cho rằng chàm khô xuất hiện do thể trạng người bệnh yếu, chức năng nội tạng suy giảm gây ra phong nhiệt, khí huyết không lưu thông. Đi sâu vào nguyên căn, chữa bệnh tận gốc là điều Y học cổ truyền (YHCT) đã thực hiện được để chữa chàm khô. 

Cơ chế chữa bệnh được kết hợp giữa 2 thể thấp nhiệt và phong nhiệt

  • Thể thấp nhiệt:  tập trung điều trị bằng phương thức thanh nhiệt, giải độc từ bên trong.
  • Thể phong nhiệt: điều trị bằng pháp trị sơ phong thanh nhiệt, trừ thấp.

Chàm khô kiêng gì?

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, một số lưu ý sau cũng giúp kiểm soát vùng da bị bệnh và hạn chế bệnh chuyển nặng.

  • Vệ sinh da sạch sẽ bằng nước ấm, không quá nóng hay quá lạnh
  • Sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ với tính kiềm thấp. Mỹ phẩm, kem dưỡng ẩm cũng nên chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên.
  • Lựa chọn  những loại quần áo bằng cotton mềm, không chứa hóa chất độc hại.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, cần che chắn khi ra đường. 
  • Hạn chế rượu bia, chất kích thích
  • Khi mắc bệnh nên kiêng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như: hải sản, trứng, cá biển…
  • Bổ sung hoa quả, rau xanh và các thực phẩm chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ miễn dịch

Nắm được những thông tin cần thiết về chàm khô người bệnh đã có thể chọn lựa được cho mình cách điều trị phù hợp. Trong trường hợp bệnh chuyển biến bất thường, cần đến ngay cơ sở khám chữa uy tín để được tư vấn kịp thời.