Bệnh nấm âm đạo – Đâu là triệu chứng và cách điều trị
Bệnh nấm âm đạo khiến chị em khó chịu, ngứa vùng kín, khí hư, huyết trắng ra nhiều,… Tuy phổ biến là vậy nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bệnh là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, dẫn tới điều trị sai và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về bệnh và có cách điều trị hiệu quả nhất.
Bệnh nấm âm đạo là gì? Nguyên nhân, triệu chứng phổ biến
Nấm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến nhất, theo ước tính của Trung tâm Giải phẫu tế bào học BV Bạch Mai, có khoảng 90% trong 70.000 phụ nữ mắc bệnh.
Bệnh nấm âm đạo là gì?
Trong âm đạo luôn tồn tại nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn có lợi và có hại. Khi cơ thể khỏe mạnh, môi trường âm đạo cân bằng, các loại nấm sẽ không gây ảnh hưởng gì. Chỉ đến khi sức đề kháng phụ nữ suy giảm, rối loạn nội tiết tố, mất cân bằng độ pH âm đạo,… thì nấm men mới phát triển mạnh, tấn công âm đạo và gây ra bệnh.
Nguyên nhân chính xuất phát từ loại nấm men Candida Albican, gây ra bệnh viêm âm đạo do nấm Candida, ngoài ra còn có tình trạng nhiễm nấm âm đạo chlamydia, từ loại siêu vi khuẩn lây qua đường tình dục.
Nguyên nhân gây bệnh
Bản chất bệnh ở phụ nữ phát sinh do vi trùng, khuẩn nấm tấn công, nhưng đâu mới là căn nguyên ban đầu gây nên tình trạng này?
Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến chị em mắc bệnh:
- Rối loạn nội tiết tố: Thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, sau sinh, đang dùng thuốc,… Tình trạng này gây mất cân bằng độ pH âm đạo, khiến khuẩn nấm có cơ hội phát triển và tấn công âm đạo. Từ đó gây ra bệnh sau sinh, nhiễm nấm âm đạo khi mang thai,…
- Thói quen vệ sinh vùng kín không sạch, hay thụt rửa sâu: Sử dụng nguồn nước không sạch, hoặc làm sạch quá sâu bên trong âm đạo cũng đều gây bệnh.
- Lây nhiễm mầm bệnh: Đặc biệt là tình trạng lây khuẩn chlamydia qua đường quan hệ tình dục, từ đó dẫn tới bệnh nấm phụ khoa chlamydia.
Dấu hiệu âm đạo viêm nấm
Từ những căn nguyên đó, bệnh sinh ra các triệu chứng viêm nhiễm nấm âm đạo phổ biến sau:
- Ngứa vùng kín, ngứa nhiều sau quan hệ: Cảm giác ngứa dữ dội sâu bên trong vùng kín, kèm theo sưng tấy và nổi mẩn ở vùng kín.
- Huyết trắng ra nhiều, khí hư có màu bất thường, khí hư màu nâu, khí hư màu trắng đục, loãng có bọt hoặc dính thành từng mảng như bã đậu.
- Âm đạo chảy máu, nhất là sau khi quan hệ
- Vùng kín có mùi hôi tanh khó chịu
- Tiểu buốt, tiểu khó, gây nóng và rát âm đạo
- Đau khi quan hệ tình dục.
Với nhiều ảnh hưởng như vậy, chắc hẳn các bạn sẽ rất phân vân không hiểu bệnh có nguy hiểm không, có chữa khỏi không, đặc biệt chị em bị bệnh khi mang thai sẽ lo lắng có ảnh hưởng thai nhi không.
Bệnh nấm âm đạo có nguy hiểm không, có ảnh hưởng thai nhi không?
Cũng như các bệnh phụ khoa khác như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… bệnh viêm nhiễm nấm âm hộ nếu không điều trị đúng cách sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như:
- Vi khuẩn ngược dòng gây viêm nhiễm đường tiết niệu, vùng chậu,…
- Vô sinh, hiếm muộn
- Ảnh hưởng sức khỏe thai nhi, dễ sảy thai, sinh non,… đối với chị em bị nấm âm đạo khi mang thai
- Chưa kể nếu bệnh tái phát nhiều lần còn gia tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,…
Mặc dù nguy hiểm, ảnh hưởng cả sức khỏe mẹ và bé như vậy nhưng bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bạn biết áp dụng đúng cách và kịp thời.
Chữa nấm âm đạo bằng những phương pháp phổ biến
Hiện có khá nhiều cách điều trị, mang lại nhiều sự lựa chọn cho chị em.
Điều trị bằng thuốc tây
“Bệnh viêm nấm âm đạo uống thuốc gì hiệu quả? Đâu là thuốc trị nấm candida âm đạo hiệu quả?” Đó là câu hỏi của đa số chị em. Tuy nhiên, bạn không phải lo lắng vì y học phát triển đồng nghĩa với việc có thêm nhiều loại thuốc hỗ trợ chữa bệnh.
Bên cạnh các loại thuốc kháng sinh dạng uống đặc trị nhằm giảm ngứa, trừ viêm nhiễm, kháng khuẩn, thì chị em có thể sử dụng thêm thuốc bôi trị ngứa dạng kem hoặc gel, thuốc đặt âm đạo trị nấm candida.
Tuy nhiên, một số thuốc đặt chống chỉ định với người bị nấm khi mang thai, hoặc chị em bị viêm nấm âm đạo sau sinh thì không nên lạm dụng thuốc uống vì có thể ảnh hưởng nguồn sữa. Do đó, trong bất cứ trường hợp nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh tự ý mua và lạm dụng thuốc.
Bài thuốc dân gian chữa nấm âm đạo tại nhà
Với tình trạng viêm nấm âm đạo nhẹ, chị em có thể áp dụng một số mẹo dân gian dễ làm ngay tại nhà:
- Tỏi chữa nhiễm nấm: Chị em nhai 4 tép tỏi/ ngày để diệt khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Chữa bằng lá ổi: Đun sôi nước cùng lá ổi trong vòng 30 phút. Lấy nước lá ổi vệ sinh vùng kín hàng ngày.
- Trị viêm nấm âm đạo bằng lá trầu không: Đun sôi lá trầu không cùng muối tinh, để nguội, rửa vùng kín 3 lần/ tuần.
Cũng vì tính chất thảo dược nhẹ, lành tính nên các mẹo dân gian thường không phù hợp với chị em bị nấm âm đạo nặng. Lúc này, mọi người nên xem xét tới phương pháp khác, đặc trị hơn.
Chữa viêm nấm âm đạo bằng Đông y
Y học cổ truyền quan niệm, bệnh nấm âm đạo sinh ra do thể trạng phụ nữ bị suy yếu, huyết khí hao tổn ảnh hưởng tới tâm, can, tỳ, thận. Muốn điều trị dứt điểm cần điều hòa khí huyết, tỳ vị, đồng thời dưỡng can thận và sơ can khí. Đây là cơ chế trị bệnh tận gốc từ xa xưa tới nay.
Chưa kể, ngày nay thuốc đã được cải tiến hiện đại, có nhiều dạng, bao gồm cả thuốc viên đặt, thuốc uống và thuốc ngâm rửa, cho tác động từ sâu bên trong, lẫn bên ngoài, đẩy nhanh thời gian trị bệnh, cho tác dụng lâu dài.
Kiêng gì, ăn gì trị nấm âm đạo? Và chế độ sinh hoạt phù hợp
Bên cạnh các phương pháp chữa bệnh kể trên, chị em cũng nên nắm rõ chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, để phòng ngừa bệnh và chăm sóc sức khỏe bản thân.
Chế độ sinh hoạt phòng tránh bệnh
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên, đặc biệt là vào thời kì kinh nguyệt và sau khi quan hệ tình dục.
- Không nên thụt rửa sâu, lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ chứa nhiều kiềm, acid,…
- Chọn quần lót vải cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Hạn chế mặc các loại quần bó sát, quần lọt khe,…
- Hạn chế tắm, ngâm mình trong bồn tắm
- Hạn chế tắm, hoặc dùng nước bẩn từ ao, hồ, kênh rạch
- Có thói quen đi khám phụ khoa định kỳ 2 lần/ năm, nhất là khi bạn đã từng bị viêm nhiễm trước đó
- Luôn dùng bao cao su khi quan hệ tình dục. Hạn chế quan hệ với nhiều người.
Bị nấm âm đạo nên và không nên ăn gì thì tốt?
Đây là chế độ thích hợp nhất, giúp chị em giải quyết thắc mắc nên ăn gì và nên kiêng gì khi bị viêm nhiễm vùng kín:
- Hạn chế ăn đồ cay nóng
- Không nên ăn quá nhiều hải sản như cua, tôm, cá biển,…
- Kiêng đồ ngọt, đồ chứa nhiều chất béo như đường, kẹo, chocolate, bơ, …
- Hạn chế tối đa thuốc lá, rượu bia
- Nên ăn nhiều sữa chua, ngoại trừ các loại sữa chua hoa quả vì có chứa nhiều đường
- Tăng cường ăn tỏi mỗi ngày và bổ sung vào các món ăn
- Nên sử dụng thực phẩm tươi sống, trái cây mới, đồ ăn tươi, nói không với đồ đóng hộp, đông lạnh,…
- Uống nhiều nước mỗi ngày
- Một số thực phẩm nên ăn khi bị viêm âm đạo: Ngũ cốc, dầu ăn thô chưa qua nhiều bước xử lý, hạt lanh, hạt ô liu, đậu phụ, trứng gà,…
Hy vọng, thông qua việc cung cấp thông tin về bệnh nấm âm đạo, chị em đã hiểu rõ thêm về bệnh và biết tới các cách chữa trị, phòng tránh hiệu quả, để từ đó bớt lo lắng, an tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bản thân và mọi người xung quanh.