Bệnh tai biến mạch máu não là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả
Tai biến mạch máu não là một trong những bệnh có nguy cơ gây tử vong rất cao hoặc để lại những di chứng nặng nề. Một số liệu thống kê cho biết, tại Việt Nam trung bình mỗi năm có đến 200 nghìn người mắc phải. Một số trường hợp nếu biết cách sơ cứu kịp thời sẽ giúp giữ được mạng người trong tích tắc. Vì vậy, chúng ta cần hiểu rõ về căn bệnh này để biết cách ứng cứu khi khẩn cấp.
Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não tiếng Anh là stroke hoặc cerebrovascular accident (hay còn gọi là đột quỵ). Đây là một căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên căn bệnh này ngày đang có xu hướng trẻ hóa, có thể bắt gặp ở mọi đối tượng và nghề nghiệp.
Đặc trưng của tai biến mạch máu não thường xảy ra bất ngờ, nhanh, trường hợp tai biến nặng có thể gây ra đột tử. Trường hợp khác có thể để lại những di chứng nặng nề nhưng cũng có một số người có thể phục hồi hoàn toàn. Sơ cứu người bị tai biến là một trong những kỹ năng cần thiết để giúp người thân giữ mạng sống chỉ trong vòng vài phút. Trước hết chúng ta cần hiểu rõ về bệnh cũng như nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết của bệnh.
Não chính là bộ phận trung tâm điều khiển toàn bộ hệ thần kinh trung ương, kiểm soát mọi hành vi hoạt động các bộ phận khác trên cơ thể. Dòng máu được bơm liên tục từ tim chính là nguồn nuôi dưỡng bộ não hoạt động bình thường. Tuy nhiên, khi có một cục máu đông được hình thành làm tắc bít dòng chảy của máu hoặc bị vỡ sẽ gây ra tình trạng não bị mất chức năng điều khiển hoặc suy giảm. Đây chính là cơn tai biến mạch máu não (hoặc đột quỵ não).
Tai biến mạch máu não bệnh học được chia thành 2 thể: Thể thiếu máu não cục bộ và thể chảy máu não. Thể thiếu máu não cục bộ (nhồi máu não) là do các cục máu gây tắc mạch máu khiến não bị thiếu dinh dưỡng và oxy. Đối với thể chảy máu não (xuất huyết não) sẽ nguy hiểm hơn, đây là tình trạng mạch máu bị vỡ ra, gây tổn thương tế bào não.
Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh đột quỵ, sau đây là một số dấu hiệu chính:
- Do vỡ mạch máu não: Người bị cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng mạch máu não bị vỡ. Khi huyết áp tăng cao, tạo ra một áp lực lớn lên thành mạch, khi vượt quá ngưỡng chịu đựng, các động mạch vốn đã có sức đàn hồi kém và bị xơ cứng sẽ bị vỡ ra, gây tai biến.
- Do mạch máu não bị tắc: Khi lòng mạch bị hẹp lại do các mảng xơ vữa động mạch ngày càng dày lên là nguyên nhân khiến máu lên não gặp khó khăn, không thể lưu thông tốt.
- Do mạch bị lấp: Một số người bị mắc bệnh về tim như hẹp van tim, tim to, tim bị loạn nhịp hay rung nhĩ…cũng là nguyên nhân làm cho dòng máu kém lưu thông, lâu dài sẽ gây tích tụ thành những cục máu đông. Khi huyết khối di chuyển đến động mạch não có kích thước nhỏ hơn sẽ gây ra hiện tượng lấp mạch.
Ngoài ra, một số đối tượng sau đây có nguy cơ tai biến mạch máu não:
- Bệnh tai biến mạch máu não ở người cao tuổi (từ 55 tuổi trở lên)
- Người bị bệnh tiểu đường
- Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia
- Người ít vận động
- Béo phì, thừa cân và mức cholesterol cao,…
Triệu chứng tai biến mạch máu não
Một số dấu hiệu tai biến mạch máu não giúp người bệnh sớm nhận biết gồm có:
- Người bệnh đột ngột cảm thấy ù tai, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, đứng không vững.
- Cảm thấy đột ngột liệt tay chân, chân cứng, không thể đi lại được, tay không thể cầm nắm như bình thường. Hành động vụng về, khó kiểm soát.
- Cơ mặt bị liệt bất ngờ: Méo mặt, lệch nhân trung, các nếp cơ ở mũi, mắt, má bị chùng xuống.
- Tê bì tay, chân, cảm giác như kim châm
- Rối loạn trí thức: Người bệnh bất ngờ bị quên, không nghe rõ người khác nói hoặc mất định hướng
- Miệng khó nói, tê cứng, nói ngọng hoặc ấp úng, nói sảng.
Tai biến mạch máu não có nguy hiểm không?
Bệnh đột quỵ gây ra nhiều biến chứng khác nhau từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ tổn thương của não bộ. Một số biến chứng thường gặp là:
- Tai biến mạch máu não nhẹ: Nếu được phát hiện sớm, sơ cứu đúng cách và nhập viện nhanh chóng có thể phục hồi hoàn toàn, không để lại bất cứ di chứng nào.
- Tai biến mạch máu não nặng: Gây ra cái chết đột ngột, không thể cứu chữa hoặc để lại di chứng nặng nề
- Tai biến mạch máu não liệt nửa người, liệt tay chân hoặc toàn thân
- Méo miệng nếu bị liệt cơ mặt, gây khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp hằng ngày
- Mất trí nhớ hoàn toàn hoặc bị suy giảm trí nhớ
- Mất ý thức, sống thực vật, không thể tự chăm sóc bản thân
Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, tai biến mạch máu là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và có thể cướp đi sinh mạng bất cứ lúc nào.
Tai biến mạch máu não có chữa được không?
Nhiều người thắc mắc rằng “bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không?”, điều này còn tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của tai biến. Nếu người bệnh bị tai biến ở thể xuất huyết não thì khả năng tử vong rất cao, trường hợp tai biến thể nhồi máu nào thì có khả năng phục hồi một phần hoặc hoàn toàn nếu có chế độ chăm sóc tốt kết hợp điều trị theo liệu trình của bác sĩ.
Trên thực tế, nhiều bệnh nhân bị tai biến được cấp cứu đúng cách và kịp thời có thể khỏi bệnh hoàn toàn, ít để lại di chứng và kéo dài sự sống. Vì vậy, biết cách sơ cứu người bị đột quỵ là một kỹ năng rất quan trọng vì chúng có thể giúp giữ được tính mạng người khác chỉ trong khoảng “thời gian vàng”. Vậy đâu là cách sơ cứu bệnh nhân tai biến đúng cách?
Cách sơ cứu tai biến não
Đột quỵ là một bệnh nguy hiểm và biến chuyển nhanh nên mỗi người cần trang bị cho mình về cách xử lý khi bị tai biến mạch máu não để cứu người khi khẩn cấp.
- Nếu bạn bỗng dưng cảm thấy bị choáng hãy nằm hoặc ngồi xuống để giúp cơ thể tỉnh táo hơn
- Nếu thấy người khác bất ngờ bị ngất xỉu, hôn mê, da mặt nhợt nhạt, rối loạn ý thức,.. bạn nên thực hiện hô hấp nhân tạo cho người bệnh trong lúc chờ xe cứu thương đến.
- Đánh thức người bệnh bằng cách gọi tên, đắp khăn lạnh, vẩy nước lạnh,…
- Có thể sử dụng dầu nóng, dầu gió cho người bệnh ngửi kết hợp day ấn nhân trung
- Nếu thân nhiệt hạ thấp thì hãy đắp chăn ấm cho bệnh nhân
Lưu ý: Cần tránh tập trung đông người xung quanh người bệnh, không châm vào 10 đầu ngón tay hoặc gọi nạn nhân dậy một cách quá nhanh.
Cách phòng ngừa tai biến mạch máu não
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy chúng ta cần thực hiện một số cách phòng chống đột quỵ như sau:
- Thường xuyên đo huyết áp đều đặn
- Hạn chế ăn nhiều mỡ, đặc biệt là cholesterol và chất béo bão hòa
- Hạn chế ăn muối, bột ngọt hoặc đồ hộp chứa nhiều muối
- Mỗi ngày hãy dành thời gian đi bộ hoặc đi bơi
- Tránh nơi gió lùa hoặc tắm khuya (đặc biệt người bị cao huyết áp)
- Cố gắng không để tình trạng mất ngủ xảy ra, tránh căng thẳng thần kinh
- Tránh làm việc quá sức như chạy nhanh, mang vác nặng
Điều trị các chứng bệnh cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch
- Tránh tình trạng táo bón
- Kiêng rượu bia, thuốc lá
- Hạn chế uống thuốc ngừa thai (đặc biệt phụ nữ trên 30 tuổi)
Cách điều trị tai biến mạch máu não
Điều trị phẫu thuật
Một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật để khai thông động mạch nếu bị tắc đường kính lòng mạch từ 70% trở lên.
Sử dụng thuốc
Bệnh nhân tai biến sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kèm theo phác đồ điều trị tai biến mạch máu não. Trường hợp tai biến nhẹ do phình mạch hoặc bệnh tim có thể sẽ được dùng thuốc chống đông máu và thuốc chống dính kết tiểu cầu.
Vật lý trị liệu tai biến
Tùy vào mức độ ảnh hưởng của tai biến mà bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện một số bài tập khác nhau để trị liệu tại nhà. Việc tập luyện cần được thực hiện một cách kiên trì, đều đặn mới mang lại hiệu quả cao, giúp người bệnh có thể sớm phục hồi chức năng vận động, lưu thông máu huyết và duy trì lực của cơ.
Điều trị tai biến mạch máu não bằng Đông y
Điều trị đột quỵ bằng Y học cổ truyền cũng mang lại hiệu quả cao, được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Theo Đông y, tai biến thuộc nhóm bệnh “bán thân bất toại”, “trúng phóng”, nguyên nhân gây bệnh là do cơ thể suy yếu, kém lưu thông khí huyết và do thói quen ăn uống không lành mạnh, uống nhiều rượu bia,…
Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng bài thuốc nam giúp điều trị các di chứng của tai biến kết hợp châm cứu bấm huyệt giúp đả thông kinh mạch, phục hồi chức năng,… từ đó mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao.
Người bị tai biến nên ăn gì và kiêng gì?
Cao huyết áp, thừa cân, mức cholesterol cao chính là 3 yếu tố làm tăng nguy cơ bị tái biến mạch máu não lần 2. Chúng sẽ được cải thiện nhờ vào chế độ ăn uống. Việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, khoa học còn giúp quá trình chữa trị tai biến có hiệu quả cao cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát. Vậy người bị đột quỵ nên ăn gì và kiêng gì?
Nên ăn:
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh
- Nên ăn thịt gia cầm và thịt nạc
- Thường xuyên ăn các loại hạt ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ tuần hoàn và giảm mức cholesterol
- Ăn ít nhất 2 lần cá/tuần
- Uống sữa có chứa ít chất béo
- Không sử dụng chất béo bão hòa
- Đối với những người bị liệt cơ miệng, cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng thì nên bổ sung một số thực phẩm có mùi vì mạnh như cá, cam, quýt,…thực phẩm có màu sắc bắt mắt hoặc anh đậm như cà rốt, cá hồi, súp lơ xanh,…
Nên kiêng:
- Thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường
- Đồ uống có cồn, bia rượu
- Tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều muối như cà muối, dưa muối, thịt hun khói,…
Trên đây là một số kiến thức về căn bệnh tai biến mạch máu não. Chúng ta ai cũng nên nắm rõ để cứu mình, cứu người trong trường hợp khẩn cấp cũng như cách phòng tránh bệnh hiệu quả.