Bệnh thận yếu là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị
Bệnh thận yếu là một trong những căn bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, nắm rõ những thông tin về căn bệnh này và những phương pháp điều trị dứt điểm là một điều rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân trong gia đình. Đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ chứng bệnh này thông qua sự tư vấn của Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020, cố vấn chuyên môn các chương trình sức khỏe trên VTV2, VTC2)
Tổng quan bệnh thận yếu
Thận đóng vai trong rất quan trọng trong việc điều tiết nồng độ điện giải, lọc máu, giúp đào thải các chất độc hại ra bên ngoài cơ thể theo đường nước tiểu hoặc phân. Bên cạnh đó, thận còn đảm nhiệm chức năng sản sinh hồng cầu, từ đó, giúp cơ thể kiểm soát sự tăng hay giảm của huyết áp.
Thận yếu là tình trạng suy giảm chức năng thận, sự vận động của thận gặp vấn đề trong việc lọc máu, đào thải chất độc hại, cân bằng điện giải trong căn bệnh,… Căn bệnh này là một trong những căn bệnh âm thầm làm suy giảm sức khỏe con người bởi những biểu hiện của căn bệnh này thường mờ nhạt và rất khó để nhận biết.
Khi thận yếu thì chức năng thận cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến cho cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy nhược, đau nhức và dẫn đến hệ lụy suy giảm một số sự vận hành khác trong cơ thể, chẳng hạn như: mất cân bằng nồng độ hormone sinh dục, làm suy giảm sự ham muốn tình dục, máu không đủ cung cấp cho dương vật,… Từ đó kéo theo một số bệnh lý khác về chức năng sinh dục ở nam và nữ giới.
Những triệu chứng của bệnh thận yếu
Lương y Tuấn cho biết những biểu hiện của bệnh thận yếu thường không dễ nhận biết ở những giai đoạn đầu và những biểu hiện ấy chỉ lộ rõ ở giai đoạn bệnh chuyển hướng nặng hoặc nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải tất cả biểu hiện đều khó nhận biết, người bệnh có thể nhận biết bệnh thận yếu qua những triệu chứng dưới đây:
- Thường xuyên đi tiểu nhiều về đêm:
Chức năng chính của thận là lọc nước và giúp đào thải nước tiểu thông quan đường tiểu. Khi thận bị suy yếu thì dẫn đến tình trạng chức năng lọc nước cũng bị trục trặc, kéo theo đó là tần suất đi tiểu nhiều càng tăng cao. Có khi tăng gấp 2 lần số lần đi tiểu tiện trong ngày và lượng nước tiểu được đào thải ra ngoài tăng ¼ so với cơ thể bình thường.
Mặt khác, nước tiểu cũng bị thay đổi theo khi thận suy yếu. Ở những đối tượng khỏe mạnh, màu nước tiểu thường có màu trắng hoặc màu vàng nhạt và không có bọt hoặc rất ít bọt. Các đối tượng mắc bệnh thận yếu, màu nước tiểu bị sẫm lại và có xuất hiện bọt, thậm chí là bong bóng. Hoặc nước tiểu lẫn kèm máu ở một số trường hợp bệnh lý rẽ sang hướng nghiêm trọng.
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, khó ngủ
Những cơn đau nhức xương khớp hay tình trạng tiểu đêm bị kéo dài cũng chính là nhân tố khiến người bệnh khó ngủ, ngủ không ngon, và thường xuyên bị mệt mỏi vào sáng hôm sau. Và đây cũng chính là triệu chứng mà hầu như bệnh nhân nào cũng mắc phải.
Bên cạnh đó, não bộ cũng bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Khi thận suy yếu, chức năng lọc máu bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng não bộ không đủ dưỡng chất cần thiết, từ đó gây ra những triệu chứng ù tai, hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung, chân không thể đứng vững trong thời gian lâu,…
- Tay chân lạnh, dễ rùng mình
Lương y Tuấn cho biết khi mắc bệnh thận yếu, người bệnh hay bị rùng mình, ớn lạnh đột ngột khi gặp gió hay gặp phải thời tiết lạnh. Điều đó có thể kéo theo những cơn nhức mỏi đầu gối, nhức mỏi tay chân,…
Mặt khác, khi thận suy, tình trạng lạnh tay chân, thậm chí đổ nhiều mồ hôi cả khi ở nhiệt độ cao là một biểu hiện khá phổ biến. Bởi sự thoát nước qua da khá cao.
- Suy giảm ham muốn tình dục
Cơ quan đóng vai trò trong việc cân bằng và sản sinh nội tiết tố sinh dục ở người chính là thận. Thận ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lưu thông máu đến bộ phận sinh dục, đặc biệt ở nam giới. Khi có vấn đề về thận, lượng máu cung cấp cho dương vật không đủ để giúp dương vật dương cứng và sản sinh tinh binh.
Bên cạnh đó, những cơn mệt mỏi, đau nhức xương khớp cũng chính là “tác nhân” khiến cho người bệnh không có hứng thú trong chuyện “ấy”.
- Có sự thay đổi ở lớp da
Ngoài chức năng lọc và đào thải nước tiểu, thận còn đảm nhận vai trò sản sinh hồng cầu cho máu, cân bằng chất điện giải trong cơ thể. Khi chức năng của thận gặp vấn đề, sự mất cân bằng hồng cầu trong máu sẽ khiến cho bệnh nhân mắc phải một số bệnh lý về da, da nổi những đốm đỏ, nổi lên những cơn ngứa ngáy khó chịu, da đổi màu.
- Hơi thở và vị giác có vấn đề
Những cơn đau nhức xương khớp, cơ thể suy nhược luôn khiến người bệnh ăn không ngon, miệng thường xuyên bị đắng, vị giác kém đi, hơi không sâu hoặc gặp có khăn khi hít thở. Điều đó dẫn đến cơ thể bị suy sụp, sụt cân và có thể dẫn đến tình trạng rối loạn đường tiêu hóa.
- Đau lưng
Đau lưng là một trong những triệu chứng bệnh thận yếu mà đa số người mắc bệnh đều vướng phải tình trạng này. Ở những mức độ nhẹ, người bệnh chỉ đau theo cơn hoặc đau âm ỉa trong một thời gian ngắn. Khi bệnh tình chuyển hướng nghiêm trọng, những cơn đau trở nên dữ dội hơn, lưng không đủ thẳng, gây khó khăn trong việc khom xuống hay xoay người.
Khi thận suy giảm chức năng, sự điều tiết nước, máu và các chất dinh dưỡng cho xương khớp cũng bị giảm sút. Điều đó dẫn đến tình trạng loãng xương, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau lưng. Và đây cũng chính là dấu hiệu báo động bệnh lý đang ở mức độ nặng và cần nhanh chóng điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây nên bệnh thận yếu
Theo nghiên cứu của giới chuyên môn, có khá nhiều nguyên nhân khác nhau góp mặt khiến chức năng thận bị suy yếu, bao gồm các nguyên nhân chính sau đây:
Nguyên nhân về mặt sinh lý
- Tuổi tác: Tuổi tác không phải nguyên nhân chính gây bệnh thận yếu. Nhưng theo thống kê của Bộ Y tế, người cao tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh thận yếu. Và bệnh lý này đang có xu thế “trẻ hóa”;
- Yếu tố tâm lý: Tình trạng căng thẳng, lo lắng kéo dài khiến cho thận bị áp lực, hệ bài tiết gặp trục trặc;
Do lối sống sinh hoạt thiếu khoa học
- Chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá,… có chứa một số thành phần kiềm hãm lượng protein trong nước tiểu, từ đó dẫn đến tình trạng teo thận;
- Sử dụng thuốc không đúng cách: lạm dụng thuốc hay sử dụng thuốc không đúng liều lượng thường khiến cơ thể bị lờn thuốc, gây ra một số tác dụng phụ gây suy giảm chức năng thận;
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: lười vận động, sử dụng chất kích thích, ăn uống không đủ chất, ăn quá nhiều đồ mặn,… là những thủ phạm “âm thầm” tấn công thận.
Nguyên nhân xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau
- Đái tháo đường: Những đối tượng mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh thận yếu cao hơn so với người bình thường;
- Sỏi thận: Khi mắc bệnh sỏi thận thì ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chức năng thận. Điều đó dẫn đến việc đào thải các chất độc hại bị cản trở;
- Viêm đường tiết niệu (viêm bàng quang): làm tắc niệu đạo, tạo áp lực lên thận, khi đó, gây cản trở đến quá trình đào thải nước tiểu, khiến thận bị tổn thương;
- Bệnh viêm tuyến tiền liệt ở nam giới: u xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt là những bệnh lý gây chèn ép đến chức năng của thận;
- Sa tử cung ở nữ giới: quá trình sinh đẻ nhiều lần và liên tục khiến cho tử cung của phụ nữ bị yếu dần, không kịp phục hồi vết thương. Khi đó, xảy ra hiện tượng sa tử cung khiến bàng quang bị chèn ép.
Các phương pháp điều trị bệnh thận yếu
Bệnh thận yếu không phải là căn bệnh nan y, bệnh vô phương chữa. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng khá lớn đến chế độ sinh hoạt hằng ngày, công việc. Ở những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng ngoài sự mong đợi.
Với nền y học càng hiện đại, bệnh thận yếu có thể chữa khỏi. Người bệnh có thể điều trị thận yếu bằng nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp Tây Y, Đông y hay các phương pháp dân gian.
Điều trị bệnh thận yếu bằng phương pháp Tây y
Dưới đây là một số loại thuốc Tây y được bác sĩ chỉ định điều trị bệnh thận yếu:
- Thuốc lợi tiểu: nhóm thuốc giảm hàm lượng kali trong máu, nhóm thuốc thiazid, nhóm thuốc furosemid,…;
- Thuốc chống thiếu máu: sắt, alpha, darbe epo beta,…;
- Thuốc cân bằng hàm lượng acid uric trong máu: Colchicin, Allopurinol,…;
- Thuốc chống tăng huyết áp: thuốc chẹn giao cảm beta, thuốc ức chế calci, thuốc cân bằng calci phốt pho, thuốc ức chế men thụ thể, thuốc ức chế men chuyển,…
Lưu ý, người bệnh không được tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn. Tốt nhất, nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc càng ít càng tốt, không sử dụng quá lộ trình cho phép.
Bài thuốc dân gian chữa chứng thận yếu
Trị bệnh bằng các bài thuốc dân gian được ông bà ta truyền lại cũng được nhiều người bệnh sử dụng. Với bản chất lành tính, không ẩn chứa chất độc lại, an toàn khi sử dụng cho mọi lứa tuổi. Người bệnh có thể tìm mua các loại thảo dược tại các quầy rau trong chợ hay siêu thị, hoặc có thể tìm hái quanh nơi bạn sống, như: râu ngô, đu đủ xanh, rau diếp cá,…
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh thận yếu từ các dược liệu có sẵn trong tự nhiên, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng điều trị ngay tại nhà:
Dùng râu ngô chữa bệnh thận yếu
- Dùng 1 – 2 nắm râu ngô tươi để nấu cùng với 1 – 1,5 lít nước lọc. Trước đi nấu nước, râu ngô cần được làm sạch nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn;
- Sử dụng râu ngô để thay thế nước lọc;
- Kiên trì sử dụng mỗi ngày để cải thiện tình trạng sức khỏe.
Trị bệnh thận yếu bằng rau diếp cá
- Đem 150 – 200 gram rau diếp cá (tương ứng với 2 – 3 nắm) rửa qua nhiều lần với nước lạnh hoặc nước muối pha loãng;
- Vớt để ra để ráo;
- Cho tất cả vào trong nồi cùng với 1 lít nước lọc, sắc cho đến khi lá ngả già là có thể tắt bếp;
- Dùng nước sắc rau diếp cá thay cho nước uống hằng ngày;
- Sau 2 – 3 tháng sử dụng đều đặn, bệnh tình sẽ có dấu hiệu thuyên giảm.
Đẩy lùi bệnh thận yếu bằng đu đủ xanh
- Tìm mua quả đu đủ không quá chín hoặc không quá non rồi đem rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ lớp mủ, bụi bẩn;
- Khoét một lỗ nhỏ trên thân đu đủ;
- Cho một ít muối mặn rồi đem đi chưng cách thủy khoảng 15 – 20 phút;
- Sử dụng mỗi ngày để thấy rõ kết quả.
Phương pháp chữa bệnh thận yếu bằng các bài thuốc dân gian giúp người bệnh tiết kiệm khá nhiều chi phí, cách bào chế thuốc lại dễ dàng. Tuy nhiên, công dụng của những bài thuốc ấy lại không được đánh giá cao. Chúng chỉ mang tính chất truyền miệng, chưa có nhận định chính xác về mức độ hiệu quả từ phía giới dược lý hiện đại.
Những biện pháp khắc phục bệnh thận yếu tại nhà
Bên cạnh điều trị bệnh thận yếu bằng các phương thuốc Tây y hay Đông y, lương y Tuấn khuyên người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt hằng ngày để đẩy nhanh tiến độ điều trị bệnh. Dưới đây là một số giải pháp hữu ích, người bệnh có thể tham khảo và thực hiện theo:
- Bổ sung nhiều rau xanh, củ quả tươi có trong các thực phẩm như: rau cải canh, rau dền, rau mồng tơi, súp lơ, bắp cải xanh, chuối, táo, lê,…;
- Không sử dụng các thực phẩm giàu hàm lượng kali và phốt pho, như: các loại sữa, chuối, phô mai, các loại hạt, ngũ cốc,…;
- Không sử dụng đồ ăn quá mặn hoặc hạn chế sử dụng muối hột. Bởi muối có thể khiến cho cơ thể dễ bị mất chất lỏng, từ đó, bệnh lý chuyển biến nghiêm trọng hơn;
- Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày. Lưu ý, không sử dụng một lần quá nhiều nước, cần chia đều lượng nước ra để uống trong ngày. Hoặc có thể sử dụng các loại nước ép từ rau củ hay các loại trái cây để bù nước cho cơ thể. Các loại nước ép vừa có công dụng bù nước vừa bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu;
- Tăng cường vận động cơ thể với các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân;
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,…;
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi, tránh làm việc quá sức.
Trên đây là những thông tin về bệnh thận yếu và một số phương pháp điều trị đẩy lùi bệnh lý được tư vấn bởi lương y Đỗ Minh Tuấn. Người bệnh chú ý đến sức khỏe, đặc biệt là những dấu hiệu bất thường trên cơ thể. Tốt nhất, người bệnh nên sắp xếp thời gian để gặp bác sĩ và tiến hành thăm khám. Khi đó người bệnh sẽ biết rõ nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị phù hợp với từng mức độ bệnh lý.