Chuyên gia “gỡ rối” bệnh viêm cổ tử cung là gì? “Vạch mặt” dấu hiệu và mang lại giải pháp vàng trị bệnh dứt điểm
Bệnh viêm cổ tử cung được xếp vào một trong những bệnh phụ khoa nguy hiểm nhất. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ về nó, biết đâu là dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh? Nếu chưa hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để có được cách điều trị hiệu quả, nhanh chóng nhất bạn nên tham khảo?
Bệnh viêm cổ tử cung là gì? triệu chứng và nguyên nhân
Là tình trạng phần ống cổ tử cung bị khuẩn nấm tấn công, gây viêm nhiễm, lở loét, thậm chí sưng tấy và mưng mủ. Bệnh có hai dạng chính là cấp và mãn tính.
Nếu chị em bị viêm cổ tử cung cấp tính nhưng không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển nhanh thành viêm cổ tử cung mãn tính, nặng hơn là tình trạng viêm polyp cổ tử cung.
Cùng với các bệnh lý viêm âm đạo, nấm âm đạo,… đây là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở bất kỳ đối tượng phụ nữ nào, bất kể độ tuổi nào. Tuy nhiên, độ tuổi dễ mắc bệnh nhất là nữ giới dưới 25 tuổi.
Đâu là triệu chứng dễ nhận biết?
Thực tế, ở giai đoạn viêm cổ tử cung nhẹ, người bệnh sẽ không có quá nhiều triệu chứng điển hình, chỉ đến khi bị viêm cổ tử cung nặng thì mới phát tác nhiều biểu hiện như:
- Khí hư bất thường, huyết trắng ra nhiều: Đây là dấu hiệu phổ biến. Lúc này người bệnh sẽ thấy khí hư ra nhiều bất thường, khí hư có màu trắng đục, vàng nhạt, thỉnh thoảng khí hư lẫn máu, thể đặc như mủ và có mùi khó chịu.
- Đau, ngứa vùng kín, đau bụng dưới âm ỉ: Tình trạng viêm nhiễm khiến các cơ quan bị tổn thương, co thắt mạnh, sinh cảm giác đau nhức âm ỉ, thậm chí là đau dữ dội sau khi quan hệ hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Rối loạn kinh nguyệt: Bệnh khiến kinh nguyệt không đều, chu kỳ thay đổi, sớm hoặc muộn, lượng máu tiết ra bất thường hơn.
- Buốt, rát khi tiểu tiện: Viêm đường tiết niệu, khiến bàng quang co thắt tạo cảm giác muốn tiểu, cùng với sự buốt rát, thậm chí ra máu khi tiểu.
- Đau vùng xương chậu: Trong trường hợp mắc bệnh do chlamydia, hoặc do bệnh lậu.
Nguyên nhân bệnh phổ biến
Khác với các bệnh phụ khoa khác như viêm phụ khoa, nấm âm đạo, nguyên nhân gây viêm cổ tử cung thường đến từ các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh, điển hình:
- Nhiễm ký sinh trùng bệnh lậu, trùng roi, chlamydia. Nhiễm virut HPV, virut herpes simplex,…
- Vùng kín bị tổn thương càng tạo điều kiện để các virut, khuẩn nấm tấn công và sinh ổ viêm nhiễm
- Quan hệ tình dục bừa bãi: Quan hệ với nhiều bạn tình, không sử dụng bao cao su, quan hệ thô bạo,… Tất cả đều làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh
- Âm đạo có dị vật: Như vòng tránh thai, tampon,… lạc trong âm đạo, cổ tử cung cũng có thể sinh viêm nhiễm
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Trường hợp bỏ quên, ít quan tâm chăm sóc vùng kín sẽ tạo điều kiện và là nguyên nhân gây bệnh, nhưng việc làm sạch quá thường xuyên, thụt rửa sâu cũng là căn nguyên.
Như vậy có thể thấy, bệnh mang lại nhiều ảnh hưởng, từ sức khỏe tới tâm lý. Đó là lý do nhiều chị em vẫn thắc mắc các vấn đề xoay quanh bệnh, như:
Viêm cổ tử cung có nguy hiểm không, có mang thai được không?
Thực tế, đây là một bệnh lý khá nguy hiểm, vì nếu không chữa trị kịp thời hoặc điều trị sai cách sẽ khiến bệnh tái phát nhiều lần, làm giảm khả năng miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm các bệnh tình dục như lậu, chlamidya, giang mai,… nguy hiểm hơn là HIV.
Bên cạnh đó, ngay từ khi mắc các triệu chứng bệnh, bạn đã gặp nhiều trở ngai trong quan hệ vợ chồng, khiến tâm lý và tình cảm vợ chồng rạn nứt.
Vậy viêm cổ tử cung có mang thai được không? Câu trả lời là bệnh có thể gây vô sinh, vì khi cổ tử cung bị viêm nhiễm, xói mòn khiến âm đạo tiết nhiều dịch nhầy (chứa nhiều bạch cầu) cản trở quá trình di chuyển của tinh trùng, ảnh hưởng việc thụ thai.
Nhưng viêm cổ tử cung khi mang thai thì sao, có ảnh hưởng thai nhi không? Đặc biệt là giai đoạn viêm cổ tử cung 3 tháng đầu và 3 tháng cuối? Theo đó, bệnh sẽ trở nên nguy hiểm hơn trong giai đoạn mang thai vì có thể ảnh hưởng tới quá trình chuyển dạ, gây khó khăn, tăng nguy cơ sảy thai. Chưa kể, khi sinh thường còn khiến em bé nhiễm khuẩn ngay khi vừa chào đời, mắc các bệnh hô hấp, viêm nhiễm từ sớm.
Đó là lý do, chị em không nên chủ quan, thay vào đó nên sớm thăm khám để được chỉ dẫn cách chữa bệnh phù hợp nhất.
Điều trị viêm cổ tử cung triệt để bằng các phương pháp hiệu quả
Hiện có khá nhiều cách chữa bệnh, từ tây y đến đông y, thuốc nam. Hãy điểm qua để biết tới các phương pháp này.
Những loại thuốc điều trị từ tây y
Vì nguyên nhân chính là do nhiễm khuẩn, trùng roi nên các bác sĩ chuyên khoa thường kê đơn thuốc kháng sinh kháng virut, ở dạng uống hoặc thuốc đặt trị viêm cổ tử cung.
Phương pháp này thích hợp với người bệnh viêm cổ tử cung nhẹ, vì thuốc có khả năng nhanh chóng trừ viêm nhiễm, diệt trùng roi,… Nhưng bên cạnh đó, thuốc còn tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi, khiến âm đạo giảm khả năng miễn dịch. Do đó, bạn không nên lạm dụng, chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ.
Phương pháp ngoại khoa hỗ trợ chữa bệnh
Trong trường hợp bị nặng, người bệnh thường được bác sĩ khuyên điều trị bằng ngoại khoa. Hiện có các phương pháp phổ biến nhất là đốt laser, đốt điện, áp lạnh.
Với sự tác động trực tiếp vào vùng viêm nhiễm, cách làm này giúp tiêu diệt nhanh các tế bào viêm loét, không gây đau đớn, nhưng có khả năng để lại sẹo. Do đó các bạn cần lựa chọn bác sĩ uy tín, tay nghề cao, cùng sự chú ý chăm sóc kỹ càng hậu phẫu, tránh gặp phải một số nhiễm trùng khác.
Cách điều trị bằng bài thuốc dân gian
Bên cạnh thắc mắc viêm cổ tử cung uống thuốc gì, một số chị em tự tìm đến các mẹo dân gian để chữa ngay tại nhà. Một số mẹo phổ biến như:
- Chữa viêm cổ tử cung bằng lá trầu không: Tương tự cách chữa viêm phụ khoa, nấm âm đạo,… bạn có thể dùng lá trầu không để đun sôi và ngâm rửa âm đạo. Mỗi tuần rửa 3 lần để thuyên giảm các dấu hiệu bệnh.
- Trinh nữ hoàng cung: Sử dụng vị thảo dược này trong bài thuốc ngâm rửa, thuốc uống hằng ngày rất có lợi trong quá trình chữa bệnh.
- Ích mẫu: Phơi khô và rửa sạch thân cây ích mẫu để sắc thành nước thuốc. Uống 2 ngày/ lần, kiên trì để giảm nhanh các biểu hiện bệnh.
Phác đồ điều trị bằng thuốc Đông y
Bên cạnh cách điều trị tây y, y học cổ truyền vẫn phát triển và được nhiều người lựa chọn vì tính hiệu quả về lâu về dài và sự an toàn cao.
Theo đó, để chữa bệnh, Đông y tập trung trị bệnh từ gốc, phát hiện căn nguyên gây bệnh, do mất cân bằng âm dương, can tỳ suy tổn, khiến ngoại tà xâm nhập làm suy hao khí huyết. Từ đó, phối hợp các loại thảo dược có dược tính mạnh, tiêu trừ nguyên nhân, phục hồi thể trạng, nâng cao sức đề kháng tự nhiên và cân bằng nội tiết tố cho phái nữ.
Cũng vì thành phần chính là thảo dược nên phác đồ Đông y, bao gồm cả thuốc dạng kén đặt và dạng uống thường rất lành tính, không gây tác dụng phụ. Đó cũng là lý do các chuyên gia khuyên chị em phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên lựa chọn.
Chưa kể, việc chữa viêm cổ tử cung bằng đông y hoàn toàn không xâm lấn, không gây ảnh hưởng đến việc mang thai, sinh đẻ sau này, nên chị em có thể hoàn toàn yên tâm điều trị.
Từ 150 năm trước, dựa trên nguyên lý chữa bệnh của đông y, đội ngũ lương y dòng họ Đỗ Minh đã tìm tòi và nghiên cứu bài thuốc trị bệnh. Lương y Đỗ Thị Hiển là người phát triển, hoàn thiện bài thuốc nam chữa phụ khoa nói chung và viêm cổ tử cung nói riêng. Hiện nguồn gốc ra đời của bài thuốc phụ khoa vẫn được bà nhắc lại.
Trải qua nhiều đời tiếp nối, lương y Đỗ Minh Tuấn (truyền nhân đời thứ 5 – GĐ nhà thuốc Đỗ Minh Đường) đã cùng bác sĩ Ngô Thị Hằng (Phụ trách khoa Phụ khoa nhà thuốc Đỗ Minh Đường) tối ưu bài thuốc theo hướng hiện đại. Khi sử dụng bài thuốc, các chị em sẽ được áp dụng phương pháp điều trị an toàn, không xâm lấn, không gây tổn thương và không tác dụng phụ.
Một liệu trình chữa viêm cổ tử cung sẽ gồm 4 loại: viên đặt phụ khoa, bình xịt, túi rửa âm đạo và thuốc uống đặc trị. Sự phối hợp này giúp điều trị viêm cổ tử cung một cách toàn diện từ bên trong lẫn bên ngoài, giải quyết tận gốc căn nguyên gây bệnh, làm sạch vùng kín, khử mùi hôi, hạn chế tình trạng huyết trắng bất thường và se khít âm đạo.
Để đảm bảo chất lượng của bài thuốc, Đỗ Minh Đường đã chú trọng đầu tư 3 vườn dược liệu lớn (Hòa Bình, Hưng Yên, Gia Lâm) để cung cấp đủ nguyên liệu bào chế thuốc. Vì vậy thành phần của thuốc đều là thảo dược tự nhiên, không chứa tân dược, không dùng chất bảo quản, an toàn và phù hợp với sức khỏe của mọi người bệnh (kể cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú).
Hiểu được rằng việc đun sắc thuốc là một trong những yếu tố khiến người bệnh ít lựa chọn thuốc nam để điều trị nên đội ngũ lương y đã cải tiến dạng thức thành viên nén và bình xịt. Do đó các chị em vừa có thể mang thuốc theo bên mình vừa tiết kiệm thời gian điều trị.
Nhờ việc cải tiến dạng thức và bào chế nhiều bài thuốc nam dễ sử dụng, hiệu quả điều trị cao nên nhà thuốc Đỗ Minh Đường nhận được đánh giá cao của chuyên gia và người tiêu dùng. Bằng chứng là nhà thuốc nhiều lần tham gia tư vấn cách phòng và chữa bệnh tại các chương trình chăm sóc sức khỏe của Đài THVN và Đài KTS VTC,… Năm 2017 nhà thuốc vinh dự nhận giải thưởng Cúp Vàng “Sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng”.
Đồng thời nhà thuốc còn đồng thực hiện nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe trên các kênh VTV2, VTC2, Hà Nội (H1). Tại chương trình Vì sức khỏe của bạn – tìm hiểu về viêm phụ khoa, nhà thuốc Đỗ Minh Đườnh đã cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho chị em, từ đó giúp họ có hướng điều trị tốt nhất.
Người bệnh nên sinh hoạt thế nào và nên ăn gì? kiêng gì?
Ngoài việc điều trị bệnh, chị em không nên bỏ qua các vấn đề về chăm sóc tại nhà, tìm hiểu viêm cổ tử cung ăn gì, kiêng gì.
Chế độ sinh hoạt tại nhà
Để kiểm soát tốt tình trạng bệnh, các bạn nên:
- Giữ thói quen thăm khám phụ khoa định kì. Tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng thuyên giảm hoặc gia tăng của bệnh.
- Thường xuyên tiến hành làm xét nghiệm Pap.
- Dùng thuốc đúng và đủ liều lượng, không tự ý tăng hoặc giảm thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
- Chăm sóc vùng kín, rửa sạch sẽ bằng các loại thuốc ngâm rửa lành tính, không chứa kiềm, acid, không thụt rửa quá sâu gây mất cân bằng môi trường âm đạo.
- Lựa chọn đồ lót vải cotton, thấm hút mồ hôi tốt, không gây bí bách, ẩm ướt vùng kín.
- Quan hệ tình dục an toàn với 1 bạn tình, sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm các bệnh tình dục.
Người bệnh nên ăn gì, kiêng gì?
- Chị em nên tăng cường ăn các loại rau củ quả, tươi, nhiều chất xơ, trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, chanh, quả mọng như dâu tây, mâm xôi, việt quất,…
- Bổ sung sữa chua và các chế phẩm từ sữa vào chế độ ăn hằng ngày.
- Tăng cường ăn các loại hạt bổ dưỡng, dùng dầu có nguồn gốc thực vật, hạt, không qua nhiều công đoạn sơ chế. Có thể tham khảo dùng dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu lạc,…
- Ngoài ra, chị em nên cắt giảm dần lượng đường trong khẩu phần ăn hằng ngày, hạn chế ăn đồ ăn mặn, đồ chiên rán, ngập dầu mỡ.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng.
- Giảm chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
Qua việc cung cấp các thông tin về bệnh viêm cổ tử cung, hy vọng chị em sẽ để tâm nhận biết các triệu chứng bệnh, từ đó sớm thăm khám, xác định nguyên nhân để có hướng điều trị hiệu quả nhất.