Viêm phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm, không tác dụng phụ
Viêm phế quản là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn tới nhiễm trùng đường hô hấp. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp,… Do vậy, việc hiểu rõ chính xác về nguyên nhân, triệu chứng bệnh được xem là “chìa khóa” giúp giải quyết viêm phế quản kịp thời.
Viêm phế quản là gì? Các dạng bệnh thường gặp?
Viêm phế quản là bệnh lý hô hấp xảy ra khi niêm mạc phế quản bị nhiễm trùng. Khi bị viêm nhiễm, niêm mạc phế quản bị phồng, dày lên làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, dẫn tới các biểu hiện như ho, có thể kèm theo đờm đặc.
Có nhiều cách phân loại viêm phế quản, nếu dựa trên giai đoạn, bệnh được chia thành:
- Viêm phế quản cấp tính: Là tình trạng niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại từ môi trường. Bệnh thường khởi phát đột ngột, kéo dài trong vài tuần.
- Viêm phế quản mãn tính: Là tình trạng kéo dài vài tháng tới nhiều năm. Bệnh tái phát nhiều lần khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Ngoài ra, tùy thuộc vào dấu hiệu đi kèm, bệnh cũng được chia thành một số dạng sau:
- Viêm phế quản co thắt: Bệnh còn gọi là viêm phế quản dạng hen, là tình trạng toàn bộ ống dẫn khí từ khí quản vào phổi bị viêm nhiễm, lòng phế quản bị thu hẹp tạm thời do phù nề, co thắt các cơ phế quản bị viêm. Biểu hiện của bệnh là tình trạng ho khạc ra đờm, thở rít, thở khò khè hoặc khó thở. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em 6 -10 tuổi, tuy nhiên trong một số trường hợp người lớn cũng có nguy cơ mắc phải.
- Viêm phế quản bội nhiễm: Là một trong những biến chứng nguy hiểm. Bệnh thường tiến triển từ viêm đường hô hấp do virus sau đó lan xuống đường hô hấp dưới gây nên hiện tượng bội nhiễm.
Nếu chia theo đối tượng mắc bệnh, có 2 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất gồm:
- Viêm phế quản ở trẻ em: Tình trạng bệnh ở trẻ em có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Trẻ sơ sinh ít khi bị bệnh, nhưng các bé lớn hơn thường mắc phải căn bệnh này.
- Viêm phế quản ở người lớn: So với trẻ em, người lớn ít bị viêm phế quản hơn. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này thường do, virus, vi khuẩn. Nhiều trường hợp bệnh có thể tự khỏi, mà không cần điều trị. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp người bệnh sẽ có triệu chứng không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các tình trạng nhiễm trùng khác của phổi như viêm phổi, ổ mủ trong phổi hoặc bệnh tích mủ trong khoang màng phổi…
Nguyên nhân viêm phế quản chớ nên coi thường
Viêm phế quản có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Hầu hết mọi người đều cho rằng căn bệnh này chỉ xảy ra ở trẻ em do nhiễm lạnh. Tuy nhiên, theo thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương – GĐ chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, ai cũng có thể mắc bệnh với những nguyên nhân điển hình như:
- Virus: Theo các nghiên cứu, có tới 90% trường hợp mắc bệnh là do virus tấn công khi hệ miễn dịch suy yếu. Điển hình nhất là virus cúm gia cầm, virus đại thực bào,…
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Một số trường hợp mắc bệnh là do nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhất là khi thời tiết chuyển mùa, trời lạnh.
- Hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do nicotin trong khói thuốc khiến niêm mạc đường hô hấp bị viêm, hệ thống miễn dịch trở nên lỏng lẻo dẫn tới bệnh.
- Tuổi tác: Trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai,… là những đối tượng dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch và sức đề kháng kém.
- Đặc thù công việc: Người thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất,… cũng có nguy cơ mắc bệnh cao do phế quản sẽ bị kích thích, tiết ra đờm gây viêm nhiễm.
- Thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường cũng khiến niêm mạc hô hấp bị kích thích và dẫn tới bệnh. Do vậy tỷ lệ mắc bệnh vào thời điểm chuyển mùa thu – đông hoặc đông – hè thường cao hơn các thời điểm khác trong năm.
Viêm phế quản có lây không? Có nguy hiểm không?
Viêm phế quản có lây không, lây qua đường nào là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Bởi căn bệnh này khá phổ biến trong xã hội, đáng nói, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh nhất là trẻ em.
Chia sẻ về vấn đề này, thầy thuốc ưu tú Lê Phương cho biết: “Viêm phế quản là kết quả của việc các dịch nhầy và đờm tràn vào phổi. Các dịch nhầy và đờm này thường mang theo rất nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh. Do vậy, nếu tiếp xúc với các yếu tố này, bệnh có thể lây lan một cách dễ dàng từ người qua người nhất là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người già yếu, người bị hen suyễn… Như vậy có thể kết luận, viêm phế quản có lây và thậm chí có thể lây lan dễ dàng nếu như không có bất kỳ một biện pháp phòng tránh nào.”
Viêm phế quản có nguy hiểm không? – Theo đó, bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị sớm, đúng cách có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng mà người bệnh phải đối mặt có thể kể đến như:
- Viêm phổi: Khi bị viêm phế quản, phổi của người bệnh cũng có nhiều khả năng bị nhiễm trùng dẫn đến viêm phổi. Đây là tình trạng nhu mô phổi bị viêm nhiễm do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các tác nhân khác gây ra. Viêm phổi là vấn đề đặc biệt đáng lo ngại đối với người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hoặc bị suy giảm miễn dịch, nhưng cũng có thể xảy ra ở người trẻ khỏe. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em trên toàn thế giới.
- Tổn thương phổi do hít phải (aspiration pneumonitis): Ho do viêm phế quản có thể khiến người bệnh bị nghẹn thức ăn. Điều này có thể gây ra tình trạng thức ăn đi vào đường hô hấp, xuống phổi mà không xuống dạ dày. Tình trạng ngày làm suy giảm sức khỏe, khiến người bệnh mất nhiều thời gian để phục hồi.
- Bệnh tim: Đây là triệu chứng xảy ra khi bệnh kéo dài gây sức ép lên tim, dẫn tới bệnh tim hoặc khiến tình trạng bệnh tim mạch nghiêm trọng hơn.
Vì những lý do này, người bệnh không nên chủ quan với bệnh mà cần có biện pháp điều trị thích thích hợp ngay khi khi phát hiện.
Viêm phế quản có chữa được không? Điều trị như thế nào?
Về vấn đề viêm phế quản có chữa được không, bác sĩ Lê Phương cũng cho biết, viêm phế quản có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu chữa không dứt điểm hoặc không đúng cách bệnh sẽ tái phát nhiều lần và có thể phát triển thành mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến đường hô hấp.
Có nhiêu phương pháp điều trị bệnh được áp dụng hiện nay như: Tây y, dân gian, đông y,… tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định và đưa ra lời khuyên về phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Điều trị viêm phế quản bằng Tây y – Hiệu quả nhanh nhưng dễ gây tác dụng phụ
Chữa viêm phế quản bằng Tây y thường sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm,… nhằm đẩy lùi triệu chứng bệnh. Nhiều bệnh nhân cho rằng khi bị bệnh cần uống kháng sinh mới có thể điều trị dứt điểm. Song đây là suy nghĩ sai lầm bởi chỉ những trường hợp viêm phế quản do vi khuẩn gây ra thì kháng sinh mới có hiệu quả.
Bác sĩ Lê Phương cho biết: “Không phải trường hợp viêm phế quản nào cũng cần sử dụng kháng sinh. Bởi thuốc nếu dùng không đúng liều lượng có thể khiến vi khuẩn tạo thành “hàng rào” bảo vệ chống lại kháng sinh gây ra hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc sau này.”
Vậy viêm phế quản uống thuốc gì? Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng có thể kể đến như:
- Thuốc long đờm: Có tác dụng làm loãng dịch nhầy, giúp việc loại bỏ ra ngoài khi ho dễ dàng hơn.
- Thuốc kháng viêm: Thường gặp là thuốc chứa thành phần corticoid ở dạng uống, xông hoặc hít, có tác dụng giảm tình trạng viêm nhiễm.
- Thuốc kháng sinh: Một số loại phổ biến như: Ceftriaxone, augmentin, benzylpenicilin,… được sử dụng cho trường hợp viêm phế quản do vi khuẩn gây ra.
- Thuốc kháng virus: Thường dùng loại kháng virus cúm A
Sử dụng thuốc Tây trong điều trị có tác dụng nhanh chóng, giúp đẩy lùi triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường có chứa thành dược lực khác nhau, người bệnh cần thông qua bác sĩ trước khi sử dụng. Bởi nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ mà đã dùng thuốc có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm: Tình trạng kháng thuốc, tổn thương chức năng gan, viêm loét dạ dày,….
Chữa viêm phế quản bằng mẹo dân gian – an toàn nhưng không dứt điểm
Áp dụng các biện pháp dân gian chữa viêm phế quản tại nhà cũng là cách được nhiều người bệnh áp dụng bởi tính an toàn, dễ thực hiện. Phương pháp này đều sử dụng nguyên liệu tự nhiên như tỏi, gừng, mật ong, quả lê… để điều trị. Cách thực hiện như sau:
- Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá: Dùng một nắm rau diếp cá rửa sạch, để ráo nước rồi đem xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt, hòa với mật ong, uống 2 lần/ ngày giúp sẽ giảm các triệu chứng như ho, khó thở.
- Bài thuốc chữa bằng gừng: Sử dụng khoảng 500g gừng tươi, cạo sạch vỏ, xay nhuyễn và lọc lấy nước. Thêm 200ml mật ong vào nước gừng, khuấy đều và đun với lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp cô đặc lại. Bảo quản hỗn hợp trong lọ thủy tinh đậy kín. Khi uống thì pha với nước ấm, sử dụng 2 lần/ ngày giúp giảm ho do viêm phế quản cấp và mãn tính.
- Giảm ho do phế quản bằng quả lê: Dùng 1 quả lê, 1 củ gừng, 1 thìa mật ong và vài nhánh tỏi. Lê cắt hạt lựu, gừng, tỏi đập nát, rồi trộn các nguyên liệu vào nhau, đem hấp cách thủy. Khi được, người bệnh có thể ăn lê và lọc lấy nước uống nhằm giảm các triệu chứng khó chịu.
Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian tại nhà để giảm nhanh triệu chứng. Những phương pháp này khá phù hợp với trẻ em bởi khá lành tính.
Tuy nhiên, cách chữa dân gian cũng chỉ có tác dụng làm giảm một vài triệu chứng như ho, long đờm, chảy nước mũi,… mà không tác động tới căn nguyên bệnh. Nên không có tác dụng điều trị bệnh triệt để, nếu dùng sai cách có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ mẹo điều trị nào.
Chữa viêm phế quản bằng Đông y hiệu quả triệt để từ gốc
Theo quan điểm của Đông y, viêm phế quản thuộc chứng “khái thấu” và “đàm ẩm” được gây ra bởi cả tác nhân bên ngoài lẫn yếu tố bên trong. Cụ thể:
- Nguyên nhân bên ngoài: Chủ yếu do phong hàn, phong nhiệt. Những yếu tố này khiến phế khí bị ngưng trệ, chức năng giáng khí của phế bị rối loạn gây ra ho, có đờm. Ngoài ra, ngoại tà từ bên ngoài khi xâm nhập vào phế cũng làm tổn thương tân dịch của phế, gây ra ngứa họng, ho khan.
- Nguyên nhân bên trong: Do chức năng của 3 tạng phế, tỳ, thận bị suy giảm, hàn thấp khiến tỳ, thành đàm bị tổn thương, dẫn đến ho và khạc đờm nhiều. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện do vị trường tích nhiệt, nhiệt sẽ làm tổn thương phế dẫn đến phế, thận âm hư làm cho khí và tân dịch đều bị tổn thương đưa đến ho và khạc đờm.
Để điều trị bệnh dứt điểm, Đông y quan niệm cần “loại bỏ và phục hồi”. Điều này có nghĩa, một mặt phải loại bỏ triệu chứng, căn nguyên gây bệnh, mặt khác phải phục hồi chức năng tạng phủ, cải thiện sức đề kháng và đẩy lùi bệnh triệt để, bền vững.
So với mẹo dân gian hay sử dụng thuốc tân dược chỉ làm giảm triệu chứng bệnh thì Đông y là giải pháp tối ưu. Hơn nữa, Đông y còn sử dụng các thảo dược tự nhiên có tác dụng tiêu viêm, giảm độc, tăng cường tạng phế nên an toàn, lành tính, tác động sâu, hiệu quả toàn diện, lâu dài.
Hiện nay có nhiều bài thuốc Đông y ứng dụng nguyên tắc này trong điều trị viêm phế quản, trong đó phải kể tới:
- Bài thuốc Nam Đỗ Minh Đường:
Bài thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh là sự tổng hòa, kết hợp từ 2 bài thuốc nhỏ, gồm: Thuốc đặc trị viêm phế quản và cao giải độc chống viêm. Trong đó, thuốc đặc trị có tác dụng tiêu đờm, tiêu viêm, bổ phế, mát gan, giải độc. Cao tiêu viêm, giải độc có tác dụng thanh nhiệt, thanh phế, mát gan, giải độc, hỗ trợ loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Sự kết hợp 2 trong 1 mang tới hiệu quả chữa bệnh chuyên sâu, toàn diện và bài bản hơn so với các sản phẩm thông thường.
- Bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang chữa viêm phế quản từ Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam:
Bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang được các bác sĩ, lương y tại Trung tâm thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam nghiên cứu và bào chế từ các thảo dược tự nhiên như Kiết cánh, Xích thược, Bạc hà, Liên kiều, Quất hồng bì, Bạch cương tàm,… cùng một số thảo dược khác tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa của từng người bệnh. Nhờ nguồn thảo dược được thu hái từ các vườn dược liệu sạch đạt tiêu chuẩn GACP – WHO nên bài thuốc an toàn, lành tính tuyệt đối với người bệnh, nhất là với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
Bài thuốc giúp trừ ho, bổ phế, long đờm, tiêu viêm, tiêu mủ, thanh nhiệt, giảm sưng đau yết hầu, chống ung thũng, phù thũng và tái tạo vùng niêm mạc họng bị tổn thương. Đồng thời, cân bằng âm dương, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ vậy, Thanh Hầu Bổ Phế Thang giúp chữa bệnh triệt để, ngăn ngừa bệnh biến chứng và làm giảm khả năng tái phát của bệnh.
Người bị viêm phế quản ăn gì? Kiêng gì?
Khi bị viêm phế quản, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần hết sức chú ý tới chế độ ăn uống. Bác sĩ Lê Phương cho biết, kết hợp điều trị với thay đổi thói quen, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh đạt được kết quả tốt nhất. Cụ thể:
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây nhằm cung cấp lượng vitamin, chất xơ dồi dào cho cơ thể từ đó tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp bệnh thuyên giảm nhanh hơn.
- Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như sữa đậu nành, trứng gà, đậu phụ,….
- Bổ sung sữa và các thực phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp giàu vitamin D, hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh một số thực phẩm như:
- Đường, muối, đồ chua, chát,…
- Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
- Rượu bia, chất kích thích,…
Bởi đây là những thực phẩm này chính là tác nhân kích thích niêm mạc phế quản và kích ứng cổ họng khiến tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
Viêm phế quản là bệnh lý hô hấp hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu sớm phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời. Do vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu, người bệnh nên sớm liên hệ với bác sĩ để có cách chữa phù hợp.