Bệnh viêm xoang là gì? Triệu chứng điển hình, nguyên nhân và cách chữa hiệu quả, an toàn

Viêm xoang là bệnh lý hô hấp ngày càng phổ biến với tỷ lệ mắc phải ở mức cao. Tại Việt Nam ước tính viêm xoang chiếm khoảng 15 – 17% dân số. Bệnh không chỉ là nỗi ám ảnh đối với người mắc mà còn là thách thức đối với y học vì tỉ lệ tái phát cao. Hiểu rõ về bệnh có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người, giúp phòng ngừa và chữa trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Viêm xoang là gì? Các dạng bệnh thường gặp

Viêm xoang là tình trạng lớp niêm mạc lót trong các xoang rỗng trên xương sọ mặt bị nhiễm trùng. Khi đó, niêm mạc sưng phù làm hẹp các lỗ thông xoang, dịch nhầy tiết ra nhiều, ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh trong thời gian dài.

Bệnh lý này có hai dạng chính là viêm xoang cấp và viêm xoang mãn tính. Tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm theo giải phẫu cấu tạo sọ mặt, bệnh được chia làm các loại sau:

Tùy vào vị trí xoang bị viêm sẽ gây ra các tình trạng bệnh khác nhau
Tùy vào vị trí xoang bị viêm sẽ gây ra các tình trạng bệnh khác nhau
  • Viêm xoang hàm: Tình trạng nhiễm trùng lớp loét niêm mạc xoang phân bố ở dưới mắt, má bên trái, bên phải hoặc cả hai bên. Nguyên nhân thường là bệnh nhân mắc các bệnh về răng hàm.
  • Viêm xoang sàng: Hiện tượng viêm nhiễm xoang nằm giữa hai mắt, trên hốc mũi, dưới trán. Bệnh được chia làm viêm xoang sàng trước và viêm xoang sàng sau.
  • Viêm xoang trán: Là tình trạng viêm xoang nằm trên ổ mắt, tại vị trí cung lông mày gây đau nhức dọc hai cung mày.
  • Viêm xoang bướm: Hiện tượng xoang nằm ở vị trí gần tuyến yên, gần sàn sọ, sau ổ mắt bị viêm.
  • Viêm đa xoang: Là tình trạng nhiều xoang cùng bị viêm. Các xoang thường thông với nhau. Vì vậy khi một xoang bị viêm, các xoang khác cũng dễ bị viêm kéo theo.

Nguyên nhân viêm xoang do đâu? Bệnh có lây không?

Nhận biết chính xác những nguyên nhân gây bệnh và tránh xa chúng sẽ giúp phòng tránh mắc bệnh, hỗ trợ điều trị và lựa chọn được phương pháp thích hợp.

Theo y học hiện đại, người bệnh bị viêm xoang do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể gồm:

Những nguyên nhân dễ gây viêm xoang phổ biến nhất
Những nguyên nhân dễ gây viêm xoang phổ biến nhất
  • Nhiễm vi khuẩn, nấm: Những loại vi khuẩn, nấm thường gây viêm nhiễm xoang là Rhinovirus, Haemophilus,Coronavirus, Streptococcus pneumoniae, Moraxella…
  • Cơ địa dị ứng: Cơ thể bị dị ứng với các tác nhân từ bên ngoài như hóa chất, lông thú, phấn hoa, nấm mốc, mạt bụi, thực phẩm… sẽ khiến niêm mạc xoang phù nề, tiết nhiều dịch nhầy, bịt kín các lỗ xoang gây viêm xoang dị ứng.
  • Biến chứng của các bệnh lý khác: Mắc các bệnh đường hô hấp kéo dài dẫn tới nhiễm trùng lan tỏa, có thể gây viêm xoang. Những bệnh lý thuộc nhóm này thường là: Viêm amidan, viêm họng, viêm họng hạt, viêm mũi dị ứng…
  • Sức đề kháng yếu: Hệ thống miễn dịch suy giảm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng, nấm… xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
  • Nguyên nhân khác: Nhiều trường hợp mắc bệnh do cấu trúc mũi bất thường như lệch vách ngăn hoặc chấn thương mũi xoang, có vấn đề về răng.

Có thể thấy nhân tố gây bệnh chủ yếu gồm vi khuẩn, vi trùng, nấm, virus. Những tác nhân này có thể lây lan từ người sang người. Chúng lây qua đường không khí, theo nước bọt, dịch mủ của bệnh nhân. Vì vậy viêm xoang có khả năng lây truyền từ người sang người. Vì vậy bạn đọc nên chủ động rèn luyện sức khỏe, cân bằng chế độ dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe miễn dịch. Đồng thời mọi người không nên dùng chung các vật phẩm sinh hoạt như bát đĩa, cốc chén với người mắc bệnh.

Triệu chứng viêm xoang thường gặp

Triệu chứng viêm xoang thường gặp như sau:

Các triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt
Các triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt
  • Đau nhức: Đây là dấu hiệu rất điển hình của bệnh. Cảm giác đau nhức có thể âm ỉ hoặc đau nặng tùy theo mức độ viêm nhiễm. Cơn đau xuất hiện nhiều tại vùng sọ mặt, tại vị trí xoang bị viêm, lan tỏa sang các vùng lân cận. Đa phần bệnh nhân sẽ bị nhức đầu tại các vị trí như trán, đỉnh đầu, vùng chẩm và sau gáy. Cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi bệnh nhân cúi người hoặc ở tư thế nằm.
  • Dịch nhầy mũi xoang tiết ra nhiều: Dịch nhầy tiết ra nhiều và chảy xuống mũi hoặc sau họng. Nếu bệnh nhân bị viêm xoang cấp mủ hoặc viêm xoang nặng, triệu chứng sẽ là dịch nhầy đặc dính, màu vàng, xanh và có mùi hôi.
  • Nghẹt mũi, điếc mũi: Tình trạng này xảy ra do dịch nhầy tiết ra nhiều. Bệnh nhân có thể bị nghẹt một hoặc cả hai bệnh cánh mũi, ngửi kém hoặc mất khả năng ngửi.
  • Triệu chứng khác: Ngoài những biểu hiện trên, người bệnh còn có các biểu hiện khác như người mệt mỏi, sốt, ho, đau họng, hơi thở có mùi…

Những dấu hiệu viêm xoang kéo dài tạo ra cảm giác rất khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tập trung trong công việc và sinh hoạt. Bên cạnh đó triệu chứng viêm xoang cũng làm rối loạn giấc ngủ, khiến sức khỏe bị suy giảm. Vì vậy người bệnh nên đi khám khi nghi ngờ mắc bệnh để được hỗ trợ kịp thời.

Viêm xoang có nguy hiểm không? Chữa bằng cách nào hiệu quả?

Viêm xoang là bệnh không thể lơ là trong điều trị. Căn bệnh này nếu không được xử lý tốt sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh

Viêm nhiễm tại xoang kéo dài dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
Viêm nhiễm tại xoang kéo dài dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Biến chứng hô hấp: Viêm họng cấp – mãn, viêm amidan, viêm VA, viêm thanh – phế quản cấp – mãn tính…
  • Biến chứng mắt: Viêm dây thần kinh thị giác, viêm tấy ổ mắt, áp xe mí mắt, áp xe tuyến lệ, lồi nhãn cầu, suy giảm thị lực, mù lòa…
  • Biến chứng não: Viêm ngoài màng cứng, viêm não, áp xe não…
  • Biến chứng xương: Thường bắt nguồn từ xương trán. Sau đó viêm nhiễm lan tỏa sẽ tạo ra các ổ áp xe tại các vùng xương sọ khác như đỉnh đầu, xương thái dương, xương chẩm…
  • Biến chứng khác: Viêm tai giữa, polyp mũi, nhiễm trùng máu, huyết khối tĩnh mạch xoang hang…

Những biến chứng kể trên rất nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng não, huyết khối tĩnh mạch xoang hang. Người bệnh có thể gặp di chứng thần kinh hoặc thậm chí tử vong do điều trị khó khăn.

Để đảm bảo an toàn việc chữa trị cần được tiến hành càng sớm càng tốt và phải đúng phương pháp. Sau đây là những biện pháp điều trị được áp dụng phổ biến nhất hiện nay:

Mẹo chữa viêm xoang tại nhà bằng dân gian

Mẹo dân gian trị viêm xoang là lựa chọn ưu tiên số 1 của nhiều bệnh nhân. Những cách điều trị tại nhà được nhiều người áp dụng hiện nay là:

  • Chữa viêm xoang bằng tỏi: Tỏi có chứa nhiều allicin giúp ức chế sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn, nấm gây bệnh nên được nhiều người sử dụng để chữa viêm xoang. Các cách thường được áp dụng là: Xông mũi bằng tỏi, uống rượu tỏi, trộn nước ép tỏi và mật ong, dùng tỏi sống…
  • Cách chữa viêm xoang bằng lá lốt: Người bệnh có thể làm giảm các triệu chứng bệnh bằng cách nhỏ trực tiếp nước cốt lá lốt vào hốc mũi hoặc đun lá lốt lấy nước xông mũi.
  • Chữa viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc: Cây ngũ sắc còn được gọi là cây cứt lợn ở một số vùng. Cây này được sử dụng theo nhiều cách khác nhau như: Dùng nước cốt thoa vào mũi, đun nước xông mũi, kết hợp với các thảo dược khác như ngũ sắc, kim ngân hoa thành bài thuốc uống trong.
  • Sử dụng nước muối: Nước muối loãng có tác dụng sát khuẩn, loại bỏ bụi bẩn dịch nhầy khỏi mũi. Nhờ đó mũi xoang thông thoáng, giảm viêm nhiễm. Vì vậy đây là mẹo chữa đơn giản được nhiều người áp dụng hằng ngày.
  • Chữa viêm xoang bằng hạt gấc: Hạt gấc có chứa nhiều hoạt chất giúp tiêu thúng, giảm sưng tấy lở loét. Bên cạnh đó, hạt này còn có hàm lượng cao beta caroten và lycopen nên giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm xoang. Hạt gấc thường được loại bỏ vỏ, giã nhỏ ngâm với rượu để thoa trên sống mũi.
Phương pháp dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh ở giai đoạn nhẹ
Phương pháp dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh ở giai đoạn nhẹ

Chữa viêm xoang dân gian tại nhà rất lành tính vì sử dụng các nguyên liệu gần gũi với tự nhiên giúp giảm triệu chứng viêm rõ rệt, tăng cường lưu thông xoang. Tuy nhiên những biện pháp này chỉ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tại chỗ chứ không giúp chữa khỏi bệnh. Ngoài ra, cách chữa này cũng chỉ phù hợp với tình trạng bệnh giai đoạn nhẹ, triệu chứng mới khởi phát. Trường hợp nặng nếu không điều trị tốt sẽ rất dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.

Thuốc điều trị viêm xoang tây y

Đây là biện pháp điều trị được áp dụng phổ biến hiện nay. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ viêm nhiễm người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc trị viêm xoang như:

  • Thuốc thông mũi: Phenylephrine, pseudoephedrine, chlorzoxazone, naphazoline… Thuốc giúp làm giảm tắc nghẹt mũi nhanh chóng và tăng cường dẫn lưu xoang. Tuy nhiên thuốc không được sử dụng quá 3 ngày.
  • Thuốc kháng sinh: Penicillin, trimethoprim/sulfamethoxazole… Được sử dụng cho trường hợp viêm do nhiễm khuẩn.
  • Thuốc kháng histamin: Một số loại như desloratadine, fexofenadine, loratadine giúp chống dị ứng.
  • Corticoid: Dạng uống hoặc dạng xịt được sử dụng làm giảm viêm nhiêm, phù nề trong những trường hợp viêm nặng.
  • Thuốc giảm đau: Aspirin, paracetamol, ibuprofen… giúp giảm các cơn đau.

Các loại thuốc này có tác dụng giảm các triệu chứng như viêm nhiễm, đau đầu, đau mặt, tắc mũi… nhanh chóng, tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái phát. Dùng thuốc trong thời gian dài hoặc dùng không đúng chỉ dẫn, bệnh nhân sẽ gặp các tác dụng phụ như đau dạ dày, tăng huyết áp, tim đập nhanh, suy thận, men gan tăng…

Thuốc Tây không phù hợp với phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng không mong muốn.

Can thiệp bằng phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị được áp dụng khi dùng thuốc không mang lại hiệu quả tốt, bệnh ở giai đoạn nặng. Bên cạnh đó cách chữa bệnh này cũng được chỉ định cho những bệnh nhân có những vấn đề bất thường ở xoang mũi như vẹo vách ngăn, polyp mũi… Hiện nay có 2 phương pháp phổ biến gồm:

Phẫu thuật xoang tiềm ẩn nhiều rủi ro nên cần được cân nhắc cẩn trọng
Phẫu thuật xoang tiềm ẩn nhiều rủi ro nên cần được cân nhắc cẩn trọng
  • Phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng: Được áp dụng khi lỗ thông xoang tắc hoặc xoang mũi có các bất thường về giải phẫu,
  • Phẫu thuật nội soi mũi xoang triệt căn: Được áp dụng cho những bệnh nhân viêm xoang do có polyp mũi, viêm do nhiễm nấm, thoái hóa niêm mạc nhiều xoang.

Phẫu thuật giúp mang lại hiệu quả cao. Tuy vậy người bệnh cũng có nguy cơ đối mặt với những rủi ro như: Nhìn đôi, thay đổi thị lực, rách màng sọ, dò dịch não tủy… Nếu không được chăm sóc đúng cách, nguy cơ bệnh tái phát là rất cao. Vì vậy người bệnh cần cân nhắc kỹ càng, tiến hành ca phẫu thuật ở những cơ sở y tế uy tín.

Viêm xoang kiêng ăn gì? Phòng bệnh như thế nào?

Bên cạnh việc điều trị bệnh theo hướng dẫn của các bác sĩ và thầy thuốc, bác sĩ Lê Phương khuyên rằng người bệnh cần kiêng một số nhóm thực phẩm để hỗ trợ điều trị viêm xoang tốt hơn:

  • Sữa và chế phẩm từ sữa
  • Đồ ăn cay nóng
  • Cà phê, nước uống có cồn, có ga.
  • Đồ ăn gây dị ứng

Thay vào đó người bệnh nên bổ sung những thực phẩm giàu kẽm, giàu vitamin A – C – E, gừng, tỏi và uống nhiều nước.

Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn đọc cần chủ đồng phòng bệnh bằng các biện pháp như:

  • Tránh xa những tác nhân gây dị ứng.
  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
  • Chữa triệt để các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên.
  • Tránh sử dụng chung vật dụng sinh hoạt với người bệnh.

Từ những thông tin trên có thể thấy viêm xoang là bệnh nguy hiểm, dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy người bệnh không nên chủ quan khi mắc bệnh. Nếu có các triệu chứng viêm xoang, bạn đọc nên đi khám sớm,  lựa chọn các phương pháp chữa trị an toàn, mang lại hiệu quả cao.

Bài được quan tâm nhiều: