Viêm đau khớp gối: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm chớ xem thường
Viêm đau khớp gối là hiện tượng mà bất cứ ai cũng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Tình trạng này không đơn giản là do chấn thương mà còn cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh nhận biết triệu chứng, nguyên nhân và có hướng xử lý, điều trị đúng đắn nhất khi bị bệnh.
Viêm đau khớp gối là gì? Chuyên gia lý giải
Khớp gối đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi cử động của con người, không chỉ giúp cơ thể di chuyển linh hoạt mà còn giúp nâng đỡ trọng lượng của cơ thể khi đứng hay làm bất cứ công việc nào khác. So với nhiều khớp khác, khớp gối có cấu tạo phức tạo gồm xương bánh chè, xương lồi cầu đùi, mâm chày. Chúng được kết nối với nhau bởi sụn chêm cùng các dây chằng, gân cơ, màng hoạt dịch bao quanh…
Do đó khi khớp gối bị viêm đau sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến vận động, sinh hoạt của người bệnh cũng như tình trạng sức khỏe.
Vậy đau khớp gối là gì? Lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường, chuyên gia xương khớp với hơn 15 năm kinh nghiệm cho biết:
“Đây là tình trạng sụn khớp gối bị tổn thương. Hai đầu xương tại khớp gối cọ xát vào nhau trong quá trình di chuyển dẫn đến những cơn đau bất chợt kèm theo đó là hiện tượng viêm sưng đỏ tại khớp. Tình trạng này gây nhiều khó khăn cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt và công việc.”
Triệu chứng và biến chứng viêm đau khớp gối
Bệnh nhân viêm đau tại khớp gối sẽ gặp các dấu hiệu sau đây:
- Đau nhức khớp: Những cơn đau xuất hiện, ban đầu thường đau âm ỉ sau khi đi lại, vận động nhiều sẽ đau dữ dội đặc biệt khi thời tiết trở trời, đứng lên ngồi xuống.
- Sưng, tấy đỏ khớp: Vùng da đầu khớp gối bị viêm đau có hiện tượng đỏ, sưng tấy ấn vào đau và thấy nóng ran.
- Cứng khớp: Khớp bị co cứng, khó duỗi đặc biệt là vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy, người bệnh cần 15-30 phút mới có thể cử động lại bình thường
- Có tiếng kêu ở khớp gối: Những tiếng kêu lục cục, răng rắc phát ra do viêm lâu ngày khiến dịch khớp khô, xương dưới sụn cọ xát dẫn đến phát ra tiếng động.
Tình trạng viêm sưng khớp càng nặng, các triệu chứng bệnh càng dữ dội gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Biến chứng viêm khớp gối cần thận trọng
- Khớp bị viêm nhiễm trùng, sốt cao, sưng tấy, tràn dịch khớp.
- Khớp gối bị biến dạng lệch một bên khiến việc đi đứng khó khăn.
- Gây teo cơ, đi không vững, thậm chí là co rút cơ, mất dần cảm giác.
- Bại liệt do khớp và các mô cơ mất chức năng đầu gối không còn cảm giác, liệt chân.
Nguyên nhân viêm đau khớp gối
Theo bác sĩ Tuấn có rất nhiều yếu tố dẫn đến hiện tượng viêm khớp gối. Có thể phân chia nguyên nhân gây bệnh theo nhóm gồm:
Nguyên nhân cơ học
- Chấn thương: Khi đầu gối va chạm với nền chứng sẽ dẫn đến tổn thương cả sụn khớp, dây chằng, mô cơ viêm đau khớp dễ xảy ra nếu không được xử lý đúng cách.
- Đặc thù công việc: Những công việc cường độ cao, mang vác nặng, cử động khớp gối liên tục như vũ công, nhân viên giao hàng, bốc vác… có nguy cơ cao bị viêm đau khớp gối.
- Tuổi tác: Tuổi càng cao chức năng xương khớp, mô cơ đều suy giảm, sụn dễ bị bào mòn, dịch bôi trơn không đủ đầu xương va chạm vào nhau gây viêm, đau khớp gối.
- Chế độ sinh hoạt không khoa học: Lười vận động, thực hiện các tư thế xấu như ngồi vắt chéo chân, đi giày cao gót trong thời gian dài, ngồi xổm…
Nguyên nhân bệnh lý
Hiện tượng đau khớp gối có thể phát sinh do các bệnh lý về khớp gối như:
- Thoái hóa khớp gối: Thường gặp ở người cao tuổi, đây là hiện tượng bào mòn, hư hỏng sụn và xương dưới sụn khi cọ xát dẫn đến đau, viêm.
- Viêm gân bánh chè: Tổn thương tại dây chằng nối xương bánh chè với các khu vực xung quanh có thể ảnh hưởng đến khớp xương, viêm đau là biểu hiện điển hình.
- Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là các sợi xơ mềm của bao khớp khi bị tổn thương sẽ gây đau cứng, viêm khớp gối.
- Béo phì: Đây cũng là bệnh làm gia tăng nguy cơ bị viêm đau khớp, bởi trọng lượng lớn sẽ tạo áp lực lớn lên khớp và gây bệnh.
Viêm đau khớp gối có chữa được không? Bao lâu thì khỏi?
Tình trạng đau, viêm khớp gối không phải biểu hiện đơn thuần mà cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó có chữa được hay không còn tùy vào việc xác định bệnh, hướng điều trị.
Trong trường hợp bị viêm đau khớp gối do chấn thương gây ra, chỉ cần chủ động khám chữa và chăm sóc cẩn thận các triệu chứng sẽ chóng dứt điểm. Còn hiện tượng đau viêm do thoái hóa, tràn dịch khớp, viêm khớp dạng thấp cần phải trị bệnh trong thời gian dài.
Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn cho biết thêm: “Đa số bệnh nhân gặp phải tình trạng đau khớp gối đều tìm đến các cơ sở y tế khi bệnh đã chuyển biến nặng, họ không chịu đựng được mới đi khám. Việc điều trị lúc đó là vô cùng khó khăn. Thường không có mốc thời gian chính xác cho bệnh nhân bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ mức độ tổn thương nặng nhẹ, khả năng hấp thu thuốc, quá trình bệnh nhân điều trị…”
Lương y Tuấn cũng chỉ ra những sai lầm khiến việc điều trị viêm đau khớp gối kéo dài mãi và không dứt điểm. Cụ thể:
- Trước tiên là xem nhẹ các triệu chứng bệnh.
- Chỉ tìm đến bác sĩ khi bệnh nặng hay đã bắt đầu có dấu hiệu biến chứng.
- Tự ý mua thuốc giảm đau tại quầy thuốc hay dùng một toa thuốc duy nhất.
- Khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm, tự ý dừng điều trị.
- Sử dụng các toa thuốc của người khác khi thấy có triệu chứng tương tự.
- Điều trị không kết hợp phòng ngừa.
Điều trị viêm đau khớp gối
Mục đích của việc chữa trị đau viêm khớp gối đó là để loại bỏ, kiểm soát các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa tái phát. Dưới đây là những cách trị viêm đau xương khớp cho hiệu quả cao, được áp dụng phổ biến nhất.
Cách chữa bệnh tại nhà
Để giảm đau nhức, viêm sưng khớp gối, từ lâu trong dân gian đã truyền miệng các mẹo, bài thuốc trị bệnh tại nhà. Những mẹo này đều dễ áp dụng lại an toàn, ít tốn kém.
Bài thuốc dân gian chữa viêm đau khớp gối
Chỉ với một vài nguyên liệu dễ kiếm quanh nhà, các loại gia vị, thảo dược có thể tạo ra bài thuốc giúp giảm đau mỏi, viêm sưng tại khớp gối. Với mỗi vùng miền sẽ lưu truyền các mẹo trị bệnh khác nhau, nhưng phổ biến nhất là: sử dụng lá lốt; ngải cứu và muối chườm; tỏi; gừng…
Chế độ dinh dưỡng: Đau khớp gối nên ăn gì, kiêng gì?
Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với tiến triển của bệnh, giúp phục hồi và ngăn ngừa viêm sưng khớp gối do đó, mọi người nên chú ý viêm đau khớp gối nên ăn gì, kiêng gì. Dưới đây là một số thực phẩm và món ăn hỗ trợ điều trị bệnh được khuyên dùng:
- Thực phẩm: Các loại rau, quả chứa nhiều vitamin C, đậu tương, thực phẩm giàu omega-3, thực phẩm giàu canxi…
- Món ăn: Gạo lứt và ý dĩ nhân; đậu đỏ và gạo lứt; bò xào lá lốt; cháo ý dĩ nhân; đậu xanh và bách hợp tươi… là những món ăn người bệnh viêm đau đầu gối nên sử dụng.
Bài tập chữa viêm đau khớp gối
Vận động, tập luyện thể dục thể thao là cách giúp giảm đau viêm, tăng cường khả năng cử động của khớp gối và hệ xương khớp nói chung. Mọi người hoàn toàn có thể thực hiện tư thế, động tác nhẹ nhàng, hỗ trợ điều trị khớp gối như:
- Bài tập: đứng kéo giãn chân, ngồi nâng chân; kéo giãn cơ gân kheo (khi nằm); nằm ngửa nhấc chân với dây đeo…
- Môn thể thao: Đi bộ, bơi lội, tập yoga, đạp xe…
Tất cả những cách trên đều dễ thực hiện tại nhà nhưng mục đích chính là hỗ trợ điều trị, không có tác dụng trị viêm khớp tận gốc.
Điều trị viêm đau khớp gối bằng phương pháp hiện đại
Giải pháp trị viêm đau cũng giống như các bệnh xương khớp nói chung đó là kiểm soát cơn đau, tình trạng viêm, duy trì khả năng vận động, ngăn ngừa biến chứng và tránh tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.
Điều trị nội khoa
Trường hợp bị viêm đau khớp gối nhẹ, mức độ trung bình phương pháp nội khoa được xem là lựa chọn hàng đầu của bệnh nhân và bác sĩ. Có 2 phương pháp trong điều trị nội khoa đó chính là:
1. Dùng thuốc tây y
Căn cứ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc chính gồm:
- Thuốc giảm đau có paracetamol đơn thuần hoặc phối hợp với codein, tramadol…
- Thuốc kháng viêm NSAIDs: Naproxen, Diclofenac, Celecoxib…
- Thuốc điều trị tiêm nội khớp: corticoid hay hyaluronic acid
- Thuốc giảm các triệu chứng tác dụng chậm: Methotrexate, azathioprin, cyclophosphamid…
2. Chữa viêm đau khớp gối không dùng thuốc
Với phương pháp vật lý trị liệu sử dụng tác nhân vật lý và nhân tạo tác động vào vùng khớp gối bị tổn thương. Tác dụng đó là kích thích phục hồi sụn khớp, tăng cường dịch bôi trơn, tăng cường lưu thông máu, cải thiện khả năng vận động của khớp.
Các phương pháp thường dùng gồm: sóng ngắn, chiếu hồng ngoại, đắp parafin, kích thích điện trị liệu, chiếu laser…
Phẫu thuật chữa đau khớp gối
Phương pháp ngoại khoa trị bệnh viêm đau khớp gối được chỉ định, áp dụng cho các trường hợp bị tổn thương nghiêm trọng, có nguy cơ biến chứng. Bên cạnh đó, khi điều trị bằng nội khoa không mang lại hiệu quả sau một thời gian sử dụng phẫu thuật/mổ sẽ được bác sĩ chỉ định.
Một số cách cơ bản nhất: mổ hở, phẫu thuật loại bỏ tổn thương tại sụn khớp, thay thế khớp gối nhân tạo, mổ nội soi làm sạch, đục xương chỉnh trục…
Phẫu thuật cho hiệu quả phục hồi tốt nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng như nhiễm trùng, tái phát lại bệnh sau một vài năm…
Cả nội khoa, ngoại khoa đều áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại do đó cho tác dụng nhanh, kiểm soát triệu chứng viêm đau khớp gối tốt. Tuy nhiên cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra phản ứng xấu không mong muốn.
Chữa đau viêm ở khớp gối bằng y học cổ truyền
Trên quan điểm, các bệnh xương khớp thuộc phạm vi chứng tý, hình thành do yếu tố ngoại nhân (tà khí xâm nhập) và nội thương (tạng phủ hư suy, sức đề kháng kém) khiến khí huyết tắc nghẽn, thận không chủ được cốt tủy gây viêm đau. Đông y sẽ tác động vào tận gốc để loại bỏ tác nhân gây bệnh và phục hồi sức khỏe.
Hiện điều trị viêm đau khớp gối trong y học cổ truyền kết hợp dùng thuốc và châm cứu bấm huyệt:
Sử dụng các bài thuốc Đông y đẩy lùi đau đầu gối
Kho tàng y học cổ truyền lưu truyền rất nhiều bài thuốc trị bệnh gồm cả thuốc bắc (xuất xứ Trung Quốc) và thuốc nam (xuất xứ Việt Nam). Mỗi phương thuốc được gia giảm, bào chế theo công thức riêng.
Thuốc đông y cho hiệu quả cao với cả người bị viêm đau khớp gối cấp tính, mãn tính và phù hợp với hầu hết thể trạng người Việt. Bởi thuốc sử dụng thành phần từ tự nhiên, đặc biệt là thuốc nam với các loại thảo dược trong nước quen thuộc.
Cơ chế trị bệnh của thuốc nam trừ tà – tiêu viêm giảm đau – phục hồi chức năng tạng phủ – tăng cường sức đề kháng – dự phòng tái phát. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả người bị viêm đau khớp gối cần tìm đúng thầy đúng thuốc và kiên trì áp dụng.
Châm cứu, bấm huyệt
Đây là phương pháp trị liệu kích thích vật lý lên da, thần kinh, mạch máu mang lại tác dụng tại chỗ giúp làm dịu cơn đau, lưu thông khí huyết, giãn cơ, dây thần kinh, giúp cử động khớp nhẹ nhàng, linh hoạt hơn. Một số huyệt được tác động thường là huyệt Huyết hải, Huyệt độc tỵ, Âm lăng tuyền, Túc tam lý…
Hiệu quả của châm cứu, bấm huyệt trong điều trị bệnh xương khớp không chỉ được y học cổ truyền công nhận mà y học hiện đại cũng đánh giá cao. Hiện phương pháp này được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia châu Âu.
So với các phương pháp khác, đông y là phương pháp toàn diện hơn với tác dụng trị bệnh tận gốc, an toàn, phù hợp với mọi đối tượng từ trẻ em cho đến người già.
Phòng bệnh viêm khớp gối bằng cách nào?
Viêm đau khớp gối có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, do đó tìm cách phòng ngừa bệnh từ sớm là điều mọi người nên biết.
- Tránh các tư thế không đúng trong sinh hoạt, làm việc.
- Giữ tâm lý thoải mái, có lối sống lành mạnh, phân chia thời gian làm việc và nghỉ ngơi khoa học.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý, cần thực hiện giảm cân nếu trọng lượng cơ thể cao.
- Không mang vác vật nặng quá sức.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ.
Qua những thông tin trên hy vọng mọi người đã trang bị đầy đủ kiến thức về hiện tượng viêm đau khớp gối. Khi phát hiện các triệu chứng bệnh hãy nhanh chóng liên hệ, tìm đến cơ sở y tế uy tín để đẩy lùi bệnh, ngừa biến chứng.