Bệnh Dày Sừng Nang Lông: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị
Dày sừng nang lông là bệnh ngoài da không gây nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, căn bệnh này gây ra những vết sưng nhỏ li ti trên bề mặt da gây mất thẩm mỹ. Chính vì lẽ đó mà không ít người kém tự tin khi xuất hiện trước đám đông. Để không gặp phải tình trạng này, người bệnh cần phát hiện sớm và có những phác đồ điều trị phù hợp.
Dày sừng nang lông là bệnh gì?
Dày sừng nang lông mà một trong những bệnh da liễu phổ biến, xuất hiện dưới dạng những vết sần nhỏ trên da. Dân gian thường trêu nhau rằng biểu hiện của căn bệnh này trông giống như da vịt, da gà sau khi bị nhổ lông. Đôi khi những vết sần này có thể bị nhầm lẫn với những vết sần do những mụn nước. Thực ra, những vết sần bị sừng hóa, có cảm giác thô ráp trên da là các nốt tế bào da chết không được loại bỏ. Chúng thường xuất hiện nhiều ở cánh tay, đùi trên, thậm chí ở trên da mặt.
Dày sừng nang lông có thể chuyển biến sang giai đoạn mãn tính và dễ tái phát nếu không được điều trị triệt để. Tuy nhiên, căn bệnh này hoàn toàn không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến chức năng thẩm mỹ. Điều này sẽ khiến đối tượng mắc phải tự tin và kém tự tin khi xuất hiện trước đám đông.
Nguyên nhân gây ra bệnh dày sừng nang lông
Theo sự ghi nhận từ chuyên gia y tế hàng đầu cho biết, dày sừng nang lông là kết quả của kết quả của việc tích tụ keratin trên bề mặt da – là một loại protein cứng, có vai trò bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại và tác nhân gây nhiễm trùng. Khi sự tăng trưởng của keratin vượt mức sẽ nảy sinh ra hiện tượng dư thừa, khiến da bị sần và thô ráp, từ đó gây ra bệnh dày sừng nang lông.
Bên cạnh đó, còn có một số tác nhân tác động khác cũng được liệt vào danh sách các nguyên nhân gây ra tình trạng da bị dày sừng nang lông. Có thể kể đến như:
- Rối loạn tăng tiết sừng ở lớp biểu bì;
- Bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm, nhất là nhiễm nấm Candida;
- Bệnh chàm;
- Rối loạn da di truyền hoặc chứng tăng sừng biểu bì khi sinh con
- Người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh mắc bệnh dày sừng nang lông;
- Mụn cóc hay các tổn thương trên da không được chăm sóc hợp lý;
- Chế độ vệ sinh kém, vệ sinh qua loa không thể loại bỏ hết lớp sừng, bụi bẩn tích tụ lâu ngày.
Ngoài ra, yếu tố tác động từ môi trường cũng có thể là nguyên nhân điển hình khiến bệnh tình trở n. Nhất là những ngày trở lạnh đột ngột hoặc những ngày mùa đông lạnh.
Triệu chứng của bệnh dày sừng nang lông
Là bệnh ngoài da nên biểu hiện của bệnh thường lộ rõ bên ngoài và bạn hoàn toàn có thể quan sát được. Những triệu chứng điển hình để nhận biết bệnh dày sừng nang lông cụ thể sau:
- Bề mặt da có những nút tế bào chết như lớp da của gà hay vịt sau khi nhổ bỏ lông;
- Da trở nên khô ráp, sần sùi và khá phồng lên so với các vùng da xung quanh. Đặc biệt, khi thời tiết chuyển lạnh, tình trạng da khô càng trở nên nghiêm trọng hơn;
- Lỗ chân lông bị tắc nghẽn khiến cho lông mới mọc không thể trồi ra ngoài mà mọc ngược lại vào bên trong tạo thành lớp mủ có thể gây ngứa;
- Sắc tố da bị thay đổi dẫn đến tình trạng da chuyển sang màu sẫm hơn;
- Các vùng da dễ bị dày sừng nang lông thường xuất hiện nhiều ở cánh tay, đùi trên, mông, má,…
Đối tượng nào dễ mắc phải bệnh dày sừng nang lông?
Hầu như mọi đối tượng từ trẻ đến già đều có thể mắc phải bệnh dày sừng nang lông. Song số lượng thanh thiếu niên và người trưởng thành luôn chiếm tỷ lệ cao. Và căn bệnh này thường phổ biến ở nữ giới hơn là nam giới.
Bên cạnh đó, vì bệnh dày sừng nang lông mang yếu tố di truyền nên các đối tượng có người thân có tiền mắc bệnh có thể có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Ở những em bé nhỏ thì triệu chứng của bệnh thường không có biểu hiện rõ bằng người lớn. Mặt khác, bệnh dày sừng nang lông sẽ thuyên giảm dần sau độ tuổi 30 nhưng vẫn có nhiều đối tượng khác bệnh có khả năng kéo dài mãn tính về sau.
Vì là căn bệnh mà mọi đối tượng có khả năng mắc phải nên mọi người tốt nhất tự ý thức về bệnh tình đang mắc phải và có biện pháp phòng ngừa phù hợp thông qua việc chú ý đến chế độ vệ sinh mỗi này, có thói quen sinh hoạt sạch sẽ và khoa học từ nhỏ.
Dày sừng nang lông có nguy hiểm không? Có lây lan không?
Dày sừng nang lông là bệnh ngoài da thông thường với biểu hiện đặc trưng là các vết sần ngoài da có kích thước nhỏ li ti như các nốt mụn. Bệnh tình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu tiếp xúc nhiều với các tác nhân từ bên ngoài hoặc việc điều trị không phù hợp. Bên cạnh đó, các vùng dày sừng nang lông thường có xu hướng bị rối loạn sắc tố. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều chấm đen chấm nâu ở vùng quanh cổ nang lông. Chính màu sắc này đã làm giảm chức năng thẩm mỹ.
Tuy nhiên, dày sừng nang lông là một trong những căn bệnh ngoài da kéo dài dai dẳng và dễ tái phát nên có bản chất tương tự như viêm mãn tính kéo dài. Lúc này, việc điều trị bệnh dần trở nên khó hơn và tốn kém hơn. Do đó, phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bạn phòng được các biến chứng cũng như tiết kiệm được khoản cbi phí điều trị.
Mặt khác, các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu cho biết, bệnh dày sừng nang lông không phải là căn bệnh do bị viêm nhiễm nên khả năng lây lan từ người sang người là hoàn toàn không có khả năng. Vì thế, khi mắc bệnh, bạn không nên e ngại, lo lắng khi tiếp xúc với người thân trong gia đình hay mọi người xung quanh.
Các phương pháp điều trị bệnh dày sừng nang lông phổ biến nhất hiện nay
Tình trạng da bị dày sừng nang lông là vô lại. Triệu chứng của bệnh tự thuyên giảm và tiêu biến nên bạn không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng ngứa ngáy, da khô và vết loang sẫm màu dần trở nên nghiêm trọng hơn thì việc điều trị hoàn toàn hữu ích. Người bệnh có thể điều trị bằng bài thuốc dân gian, bằng thuốc Tây y hoặc thủ thuật laser và ánh sáng.
1. Cách trị dày sừng nang lông tại nhà
Đối với các trường hợp bệnh dày sừng nang lông ở giai đoạn nhẹ vừa mới khởi phát thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng mẹo vặt dân gian. Đây là phương pháp điều trị bệnh được đánh giá tương đối an toàn, lành tính và giúp tiết kiệm được nhiều khoản. Dưới đây là một số mẹo vặt được người bệnh tin dùng:
- Chữa dày sừng nang lông bằng cám gạo: Trong cám gạo có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như biotin, niacin, vitamin e, vitamin nhóm B,… Những dưỡng chất này có tác dụng loại bỏ tế bào da chết, cung cấp dưỡng chất do da, đẩy nhanh tốc độ tái tạo da và chống lão hóa. Để khắc phục các triệu chứng của bệnh dày sừng nang lông, bạn lấy chừng 1 – 2 thìa bột cám gạo nguyên chất, thêm một ít nước ấm để tạo hỗn hợp sệt rồi thoa đều lên vùng da bị tổn thương. Duy trì thực hiện khoảng 3 – 4 lần mỗi tuần cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn;
- Dùng dầu ô liu để trị dày sừng nang lông: Dầu ô liu là một trong những nguyên liệu làm đẹp được nhiều tín đồ săn đón. Trong nguyên liệu này có chứa nhiều thành phần dưỡng chất có tác dụng sát khuẩn, chống viêm và hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ. Mỗi lần sử dụng, bạn chỉ cần lấy một lượng dầu ô liu vừa đủ để thoa lên vùng da bị dày sừng nang lông, để yên chừng 30 phút rồi rửa lại bằng nước mát. Áp dụng mỗi ngày khoảng 2 lần vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ;
- Làm giảm triệu chứng của bệnh dày sừng nang lông bằng dầu dừa: Cũng tương tự như dầu ô liu, tác dụng trị dày sừng nang lông của dầu dừa cũng không mấy khác biệt. Dầu dừa vừa có tác dụng làm mềm phần da sần vừa có tác dụng chống lão hóa. Mỗi lần dùng, bạn lấy một lượng dầu dừa vừa đủ để thoa đều lên vùng da bị tổn thương. Massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào bên trong. Vệ sinh lại bằng nước ấm. Thực hiện mỗi ngày 2 lần và kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
2. Điều trị dày sừng nang lông bằng thuốc
Trong một số trường hợp bệnh dày sừng nang lông đã chuyển sang giai đoạn trung bình thì có lẽ bài thuốc dân gian không còn phù hợp thì có thể sử dụng một số loại thuốc Tây y để khắc phục triệu chứng của bệnh. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa có thể kể cho người bệnh một số loại thuốc giúp hỗ trợ giải quyết sần, bao gồm:
- Thuốc chứa kẽm: Thuốc bổ sung kẽm được sử dụng với mục đích chính là tiêu sưng, dưỡng ẩm, mềm da và phòng ngừa viêm nhiễm. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn giúp ngăn ngừa tiến trình lão hóa và tăng khả năng tổng hợp collagen của da;
- Thuốc bôi corticoid: Đối với bệnh dày sừng nang lông, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc bôi corticoid từ nhẹ đến trung bình. Nhóm thuốc này có tác dụng làm mềm vết sần và giảm đỏ. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được yêu cầu sử dụng trong khoảng thời gian ngắn;
- Kem bôi giúp loại bỏ tế bào chết: Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định dùng như: kem bôi chứa alpha hydroxy acid (AHA), acid lactic, acid salicylic,… Nhóm thuốc này có tác dụng làm mềm da và loại bỏ các tế bào da chết, đồng thời giữ ẩm và chống khô da. Thuốc chỉ được yêu cầu dùng trong khoảng thời gian ngắn để phòng ngừa một số triệu chứng bất thường có thể xảy ra như: gây đỏ, châm chích, kích ứng da,…;
- Kem bôi ngăn ngừa nút tắc nang lông: Có tác dụng thúc đẩy sự thay đổi tế bào và ngăn ngừa nút tắc nang lông. Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định như: Tretinoin, Tazarotene,… Thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Trong quá trình điều trị bệnh dày sừng nang lông bằng thuốc, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sử dụng thuốc. Bởi việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hay kết hợp với một số loại thuốc đặc trị, thực phẩm chức năng khác khi chưa có sự cho phép. Đồng thời, trao đổi với bác sĩ một số vấn đề đang gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc.
3. Áp dụng thủ thuật điều trị dày sừng nang lông bằng laser và ánh sáng
Nếu việc điều trị bệnh dày sừng nang lông bằng thuốc uống hay kem dưỡng ẩm không mang lại kết quả tốt thì người bệnh có thể tìm đến thủ thuật sử dụng ánh sáng và laser. Thủ thuật này có tác dụng làm giảm tình trạng sưng đỏ và loại bỏ những vết sần gây mất thẩm mỹ. Không những vậy, phương pháp điều trị này còn giúp cải thiện kết cấu da và loại bỏ các vết đốm nâu sẫm màu.
Để có được kết quả tốt nhất từ phương pháp điều trị bằng tia laser và ánh sáng, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín. Đồng thời, trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để biết rõ hơn những thông tin của cuộc điều trị này.
Dày sừng nang lông – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Người bệnh cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám cùng với bác sĩ chuyên khoa khi bệnh dày sừng nang lông không có dấu hiệu thuyên giảm sau khoảng thời gian điều trị. Hoặc chủ động thăm khám khi ngay vị trí da tổn thương xuất hiện cơn đau khó chịu hoặc có dấu hiệu bị nhiễm trùng.
Ở một số trường hợp, triệu chứng của bệnh dày sừng nang lông gần giống như các tổn thương hình thành do bệnh ung thư da. Do đó, để biết chính xác bệnh tình đang mắc phải, bác sĩ có thể chỉ định làm một số xét nghiệm hình ảnh hoặc xét nghiệm máu. Hơn thế nữa, thủ thuật kiểm tra còn giúp người bệnh phòng ngừa một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Biện pháp phòng ngừa bệnh dày sừng nang lông tái phát trở lại
Để hỗ trợ cho quá trình điều trị y tế, cải thiện mức độ nghiêm trọng và phòng ngừa bệnh tái phát, ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt cách phương pháp điều trị bệnh, người bệnh cũng nên có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả thông qua việc chăm sóc tại cũng như thay đổi thói quen sinh hoạt phù hợp. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia:
- Vệ sinh cá nhân mỗi ngày ít nhất 1 lần bằng việc tắm với nước mát hoặc nước mát. Tuyệt đối không sử dụng nước quá nóng để vệ sinh vùng da bị tổn thương do bệnh dày sừng nang lông gây ra. Bởi điều này sẽ khiến da bị khô ráp và dễ bị kích ứng dẫn đến tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh chỉ được tắm mỗi lần chừng 10 – 15 phút là đủ;
- Có thể sử dụng các loại sữa tắm để hỗ trợ điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên lựa chọn và sử dụng các sản phẩm được chiết xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên lành tính để phòng ngừa trường hợp kích ứng da;
- Sử dụng thêm một số sản phẩm dưỡng ẩm để giúp làm mềm da, hỗ trợ điều trị bệnh được phục hồi nhanh chóng;
- Không nên sử dụng xà phòng có chứa chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh da đang bị tổn thương. Bởi những sản phẩm này rất dễ khiến da bị nhiễm trùng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc điều trị bệnh;
- Mặc trang phục thoáng mát, sạch sẽ và thoải mái để phòng tránh tình trạng làm tổn thương da. Không nên mặc quần áo bó sát nếu không thực sự cần thiết. Do những quần áo này sẽ khiến mồ hôi thoát ra bị bí, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại sinh sôi và phát triển;
- Tuyệt đối không được cãi hay chà xát mạnh trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Việc gãi mạnh có thể khiến da bị trầy xước và tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân xâm nhập và gây bội nhiễm;
- Nếu tính chất công việc bắt buộc phải tiếp xúc nhiều với chất hóa học, chất tẩy rửa, nguồn nước bẩn,… bạn nên tự trang bị một số vật dụng cá nhân để phòng tránh tiếp xúc trực tiếp một cách tối đa;
- Cần che chắn vùng da bị tổn thương khi đi ra ngoài với một số vật dụng cá nhân như áo khoác, áo quần dài tay, khẩu trang, bao tay, tất chân,…;
- Vệ sinh không gian sống thường xuyên để đảm bảo được yêu cầu thoáng mát và sạch sẽ. Nếu có điều kiện, người bệnh có thể đặt máy tạo độ ẩm tại phòng ngủ hoặc nơi làm việc. Tuy nhiên, nên điều chỉnh độ ẩm vừa đủ để tránh tình trạng làm khô da;
- Bổ sung vào thực đơn những thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin có lợi cho sức khỏe, nhất là rau xanh, củ quả, hoa quả tươi, sữa, thịt, cá,… Đồng thời, không ăn các thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng, thực phẩm cay nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ,…;
- Uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn để cân bằng độ ẩm cho da. Bên cạnh đó, bạn có thể uống thêm một số loại nước ép từ rau củ hoặc hoa quả. Loại đồ uống này không chỉ cung cấp lượng nước mà còn bổ sung các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Mặc dù bệnh dày sừng nang lông không phải là bệnh nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nhưng căn bệnh này sẽ làm giảm chức năng thẩm mỹ. Do đó, để ngăn ngừa bệnh tình tiến triển theo chiều hướng xấu cũng như phòng ngừa tái phát, người bệnh cần sớm tìm đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, qua đó có phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời, tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc điều trị bệnh để đạt được kết quả tốt nhất.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Có thể bạn đọc quan tâm: