Hậu sản là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị hiệu quả
Hậu sản là một trong những tình trạng mà hầu hết các sản phụ sau sinh đều gặp phải. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ hậu sản là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị như thế nào. Trong bài viết này của chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về tình trạng này để chị em có cái nhìn tổng quát và đúng nhất.
Hậu sản là gì?
Nếu hiểu theo dân gian thì hậu sản là thời kỳ 3 tháng đầu sau khi sinh. Còn theo y học hiện đại đó là khoảng thời gian 6 tuần sau sinh. Đây là lúc mà các bộ phận ở cơ quan sinh dục của người mẹ bắt đầu trở lại bình thường giống như trước khi sinh.
Hiểu một cách đơn giản, hậu sản là chỉ những vấn đề sức khỏe mà sản phụ có thể gặp trong thời gian sau khi sinh. Bất cứ sản phụ nào cũng đều có nguy cơ mắc phải. Vì thế mà thời gian này người mẹ cần được chăm sóc kỹ lưỡng và nhiều hơn so với bình thường.
Các bệnh hậu sản sau sinh thường gặp
Ở thời kỳ hậu sản này, người mẹ có thể phải đối mặt với những vấn đề phổ biến sau đây:
- Băng huyết sau sinh: Đây được xem là một trong những bệnh sản hậu nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong đối với phụ nữ sau khi sinh. Tình trạng này thường xuất hiện khoảng 24h giờ sau sinh.
- Nhiễm khuẩn hậu sản: Nguyên nhân gây bệnh là do sự xâm nhập của vi khuẩn thông qua quá trình chăm sóc vùng kín, các dụng cụ đỡ đẻ…
- Sản giật sau sinh: Bệnh xảy ra ở những ngày đầu sau sinh và dễ gây tử vong cho sản phụ.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh: Bệnh xuất hiện khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào đường tiểu, gây nhiễm trùng.
- Sốt sau sinh: Nhiệt độ cơ thể của sản phụ trên 38 độ C kéo dài trên 24h sau sinh được gọi là sốt hậu sản.
- Bế sản dịch sau sinh: Sản dịch kéo dài quá 30 ngày đến 45 ngày là dấu hiệu của bế sản dịch.
Ngoài những bệnh hậu sản trên thì sau sinh sản phụ có thể gặp các vấn đề sức khỏe khác như: Đau bụng dưới; táo bón thời kỳ hậu sản; bệnh trĩ; xuất huyết muộn sau sinh, bệnh trầm cảm…
Nguyên nhân gây hậu sản sau sinh
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, theo các chuyên gia, sản phụ gặp phải vấn đề này có thể là do:
- Sức khỏe trong thời gian mang thai, trước sinh của sản phụ không được đảm bảo, cụ thể như thiếu chất, thể lực kém…
- Cơ thể sản phụ mệt mỏi, căng thẳng, khó hấp thu dinh dưỡng nên cơ thể bị suy nhược, kiệt sức.
- Không đảm bảo chất dinh dưỡng trong thời gian cho con bú dẫn đến tình trạng gầy yếu thiếu cân.
- Sự căng thẳng, mệt mỏi do chăm sóc con nhỏ làm cho người mẹ thường xuyên bị thiếu ngủ.
- Sản phụ gần gũi chồng quá sớm cũng khiến bị các vấn đề sức khỏe sau sinh. Bởi cơ thể người phụ nữ sau sinh cần 6 tuần để phục hồi.
Dấu hiệu nhận biết hậu sản
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hậu sản thường xảy ra ở 15-20% sản phụ. Chị em có thể nhận biết các dấu hiệu thường gặp sau:
- Không tăng được cân sau sinh, cơ thể gầy gò và ốm yếu.
- Ăn không có cảm giác ngon, thậm chí không muốn ăn. Hoặc sản phụ ăn uống được nhưng không thể lên cân.
- Tinh thần suy sụp, tâm trạng luôn lo lắng, cáu kỉnh, thay đổi đột ngột, đôi khi không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.
- Sản phụ bị rối loạn đường tiểu như tiểu dắt, tiểu buốt, tiểu đục, nước tiểu có mùi hôi…
- Thường xuyên bị đau đầu gây khó chịu.
- Người mẹ không muốn gặp gỡ ai cũng không muốn đi ra ngoài.
- Khi có những biểu hiện này, sản phụ nên tâm sự với người nhà, đặc biệt là người chồng để sớm khắc phục.
Chứng hậu sản sau sinh có nguy hiểm không?
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, hậu sản là chỉ các vấn đề sức khỏe mà người mẹ có thể gặp phải sau sinh ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý. Vì thế mà tình trạng này gây ra nhiều ảnh hưởng nhất định cho các sản phụ, cụ thể như:
- Bệnh hậu sản có một số bệnh có thể gây ra tình trạng tử vong nhanh cho người mẹ như chứng sản giật, băng huyết sau sinh hay như bế sản dịch sau sinh…
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ do các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng, mất máu, thiếu cân… gây ra.
- Nhiều sản phụ bị hậu sản sau sinh, khiến tâm trạng thay đổi thất thường, bất ổn, lo lắng, không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.
- Dễ bị trầm cảm sau sinh.
Cách chữa hậu sản hiệu quả hiện nay
Có nhiều cách để khắc phục hậu sản cho sản phụ, gồm có phương pháp Tây y, bài thuốc dân gian, Đông y. Cụ thể:
1. Chữa hậu sản bằng Tây y
Tây y chữa hậu sản chủ yếu sử dụng các loại thuốc có công dụng khắc phục nhanh các triệu chứng. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán chứng bệnh mà sản phụ gặp phải để kê đơn thuốc phù hợp.
Ví dụ: Nếu sản phụ bị nhiễm khuẩn sau sinh sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh giúp khắc phục tình trạng nhiễm trùng, cải thiện sức khỏe. Hay như tình trạng suy nhược cơ thể (hậu sản gầy mòn) bác sĩ kê đơn với các loại thuốc bổ, tăng cường sức khỏe người mẹ…
Đây là phương pháp giúp khắc phục nhanh triệu chứng nhưng cũng khiến hầu hết chị em lo ngại vì sử dụng nhiều loại kháng sinh có ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Thêm nữa, với tình trạng hậu sản gầy mòn, nhiều chị em phản ánh lại rằng tình trạng này thường không đem lại quá nhiều hiệu quả.
2. Bài thuốc dân gian chữa sản hậu
Hiện nay, cách điều trị hậu sản phổ biến nhất là sử dụng các bài thuốc dân gian. Đây là phương pháp được đánh giá là an toàn và mang lại nhiều hiệu quả cho sản phụ. Cụ thể như:
Lá cây mâm xôi: Chị em lấy 1 nắm lá mâm xôi rửa sạch, sau đó cho 1 thìa dầu dừa vào chậu nước nóng đủ tắm rồi ngâm vài phút. Cuối cùng lấy nước này để tắm.
Cây ích mẫu: Để sử dụng ích mẫu trong điều trị hậu sản chị em có thể dùng 2 cách sau:
- Nếu cảm thấy chóng mặt thì chị em lấy một lượng vừa phải lá ích mẫu tươi đem giã nát, lọc lấy một chén o nước cốt để uống.
- Để đẩy máu hôi ra ngoài chị em có thể lấy lá ích mẫu tươi giã nát, lọc lấy khoảng một chén to nước cốt. Sau đó đun sôi, để nguội và cho thêm một thìa rượu nữa để uống.
Ngoài ra, chị em còn có thể sử dụng bài thuốc từ cây thiên môn, hoa chuối… cũng rất tốt cho người bị hậu sản sau sinh.
3. Chữa bằng Đông y
Đông y được đánh giá là phương pháp rất hữu hiệu trong việc giải quyết các bệnh sản hậu. Các bệnh điển hình như ít sữa, thiếu sữa, viêm tuyến vú, suy nhược cơ thể (hậu sản mòn), bí tiểu, tiểu tiện són, không tự chủ… có thể được chữa dứt điểm bằng Đông y chỉ trong một thời gian ngắn.
Ví dụ: Bí tiểu, tiểu tiện són có thể chữa khỏi chỉ sau 2 – 3 ngày; Thiếu sữa, ít sữa hiệu quả thấy rõ sau vài ngày đến 1 tuần dùng thuốc; Sản dịch kéo dài không hết thời gian điều trị chỉ kéo dài trong 7-10 ngày…
Chữa tình trạng này bằng Đông y luôn được người bệnh tin tưởng, áp dụng nhiều đời nay bởi tính an toàn, hiệu quả. Các loại kháng sinh tự nhiên trong thảo dược tác động rất tốt trong giải quyết vấn đề nhưng lại không ảnh hưởng tới chất lượng sữa, không đem lại tác dụng phụ. Thêm nữa, các loại thuốc bổ được sử dụng cũng giúp các mẹ sau sinh phục hồi cơ thể nhanh chóng, trở nên khỏe mạnh, tăng đề kháng tốt hơn.
Do mỗi một chứng bệnh sẽ có nguyên nhân cũng như triệu chứng khác nhau vì thế bác sĩ sẽ phụ thuộc vào những yếu tố này để kê đơn thuốc phù hợp. Bên cạnh những bài thuốc uống, bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp điều trị Y học cổ truyền phổ biến như châm cứu, xoa bóp… để mang lại hiệu quả cao nhất.
Cách phòng tránh hậu sản hiệu quả cho sản phụ
Đối với người phụ nữ thì khó có thể tránh khỏi chứng bệnh này và bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, chị em hoàn toàn có thể khắc phục được chứng sản hậu bằng một số cách sau đây:
Chăm sóc sức khỏe sau khi sinh:
- Sau khi sinh, người phụ nữ mất rất nhiều sức, vì thế sau sinh sản phụ cần được chăm sóc đặc biệt, nghỉ ngơi, có chế độ ăn uống hợp lý.
- Người thân trong gia đình cần phải theo dõi cẩn thận tình trạng của sản phụ để sớm phát hiện ra những bất thường có thể xảy ra.
- Có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng để giúp cơ thể sản phụ nhanh phục hồi, đặc biệt là đủ sữa cho con. Không nên kiêng khem quá mức khiến sức khỏe không đảm bảo. Chỉ cần sản phụ kiêng đồ ăn lạnh, đồ tái sống, cay nóng là được.
- Chú ý vệ sinh cá nhân cẩn thận, đặc biệt là vệ sinh vùng kín đúng cách để không bị viêm nhiễm và sớm hồi phục.
- Người mẹ không tắm nước lạnh, ngâm người quá lâu trong bồn tắm. Nên lau người bằng nước ấm hoặc tắm rất nhanh.
- Có thể sử dụng thảo dược để tắm vừa an toàn vừa tốt cho sức khỏe.
- Trong thời gian 6 tuần sau sinh vợ chồng tránh quan hệ để đảm bảo cho sức khỏe của người mẹ sớm được hồi phục, tránh các vấn đề sức khỏe sau sinh.
- Ngâm chân để thư giãn và lưu thông các huyệt đạo để cơ thể tuần hoàn tốt hơn.
Chăm sóc tinh thần sản phụ sau sinh:
Quan tâm đến cảm xúc, tinh thần của sản phụ là điều mà chị em nên lưu ý, đặc biệt là người thân của sản phụ. Theo đó, hãy lưu ý những cách chăm sóc tinh thần của sản phụ sau sinh như sau:
- Những người thân trong gia đình cần quan tâm và chăm sóc cho sản phụ. Đặc biệt là người chồng, bởi họ là chỗ dựa tinh thần lớn nhất cho người mẹ sau sinh.
- Hỗ trợ sản phụ chăm sóc bé, làm việc nhà, đồng thời tâm sự nhiều hơn để chia sẻ những khó khăn, lo lắng mà sản phụ gặp phải trong quá trình nuôi con.
- Người mẹ cũng cần có thái độ tích cực, tâm trạng thoải mái. Tâm sự với những người thân xung quanh mình để giải tỏa tâm lý. Từ đó sẽ có lối sống tích cực, lạc quan hơn, tránh căng thẳng, stress… khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
Như vậy, trên đây là những thông tin về hậu sản mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hi vọng rằng, qua đây bạn đã có được những kiến thức hữu ích cho mình để có một sức khỏe tốt, tâm lý thoải mái sau sinh. Chúc bạn sức khỏe!