Ho có đờm là bệnh gì? Nguyên nhân, Triệu Chứng, Cách trị
Ho có đờm là dấu hiệu nhận biết của các bệnh lý thuộc đường hô hấp. Bệnh thường có tính chất nguy hiểm, có thể gây tắc nghẽn đường thở do tích tụ đờm trong cổ họng và mũi. Do đó, người bệnh cần hết sức đề phòng, tốt nhất điều trị càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây ho có đờm
Ho có đờm là một trong những phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống xuất chất kích thích, chất bẩn hoặc vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào đường thở ra ngoài. Thông thường, ho hoặc ho có đờm có thể là do người bệnh mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh hoặc dị ứng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, triệu chứng này xuất hiện có thể là do các bệnh lý sau gây nên:
- Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính: Người thường xuyên hút thuốc lá hoặc sống trong môi trường độc hại thường có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn những đối tượng khác. Bệnh không chỉ gây ho lẫn đờm mà còn kèm theo triệu chứng khó thở do chất nhầy tiết xuất nhiều. Bệnh nếu không được chữa trị có thể làm tắc nghẽn đường thở và tăng nguy cơ tử vong.
- Giãn phế quản: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ho có đờm và ho ra máu. Thông thường, giãn phế quản thường được chia thành 2 loại là giãn phế quản ướt và khô. Trong đó, giãn phế quản ướt thường gây sản sinh đờm dẫn đến tình trạng vướng víu, khó chịu ở vòm họng
- Bệnh lao phổi: Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Ngoài triệu chứng ho có đờm kéo dài lâu ngày, lao phổi còn xuất hiện với biểu hiện đau ngực, khó thở hoặc ho ra máu. Đặc biệt, nếu bệnh chuyển nặng có thể gây áp xe phổi dẫn đến hiện tượng xuất hiện ọc mủ.
- Ung thư phổi: Theo một số nghiên cứu, ung thư phổi là một trong những bệnh lý gây ho có đờm. Bên cạnh đó, bệnh còn gây đau tức ngực và khàn tiếng.
Ngoài các bệnh lý nêu trên, ho có đờm có thể là do các bệnh cấp tính như viêm thanh quản, viêm xoang cấp và viêm mũi họng,.. gây nên.
Điều trị ho có đờm
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp. Dưới đây là các biện pháp điều trị thường gặp:
Dùng thuốc tây
Để cải thiện triệu chứng bệnh và ngăn ngừa chứng khó thở do tắc nghẽn đờm, bác sĩ thường kê cho bệnh nhân những loại thuốc làm tiêu đờm sau đây:
- Terpin hydrat: Thuốc có tác dụng giúp làm loãng dịch đờm. Tuy nhiên, thuốc này chỉ nên sử dụng từ 3 – 5 ngày. Tuyệt đối không dùng quá thời gian quy định để tránh tác dụng phụ
- Thuốc Bromhexin hydroclorid: Thời gian sử dụng thuốc từ 8 – 10 ngày
- Acetylcystein: Thuốc có thể gây vài tác dụng phụ không mong muốn như viêm miệng, nhức đầu, phát ban, mày đay, buồn ngủ và ù tai,… Do đó, để hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn, người bệnh nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
- Một số thuốc điều trị ho kèm theo đờm khác: Mucomyst, Rinathiol Promethafine, Terpin Hydrat,… Các loại thuốc này không nên dùng kéo dài, chỉ nên sử dụng từ 3 – 5 ngày.
Lưu ý: Không dùng các loại thuốc này với các loại thuốc ho khác, đặc biệt thuốc làm giảm bài tiết phế quản. Bên cạnh đó, người bị dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với thuốc không nên sử dụng. Mặt khác, người mắc bệnh hen suyễn hoặc từng bị bệnh cũng không nên dùng thuốc làm tiêu đờm, nhất là Acetylcystein. Ngoài ra, không nên dùng thuốc có đờm và tiêu đờm vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bởi ban đêm hoạt động của nhung mao ở niêm mạc phế quản thường bị giảm. Do đó, việc dùng thuốc buổi tối có thể gây ứ đọng dịch nhầy trong phổi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Bài thuốc Đông y chữa ho có đờm
Một số bài thuốc Đông y giúp kiểm soát triệu chứng bệnh như:
- Bài thuốc số 1: Chuẩn bị 6 gram cát cánh, 9 gram lá tía tô, 9 gram hạnh nhân và 3 gram bạc hà. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia đều và uống.
- Bài thuốc số 2: 9 gram tử uyển, 9 gram hạnh nhân, 9 gram cát cánh, 12 gram la bạc tử, 12 gram khoản đông hoa và 9 gram bách bộ. Sắc uống từ 5 – 7 ngày, giúp chữa ho có đờm
- Bài thuốc số 3: Sử dụng 12 gram tang bạch bì và 20 gram la hán quả, sắc uống. Uống liên tục từ 7 – 10 ngày, giúp chữa ho có đờm đặc lâu ngày.
- Bài thuốc số 4: Chuẩn bị hạnh nhân, tang bạch bì, hoàng cầm và hoàng liên, mỗi vị 12 gram. Ngoài ra, thêm 16 gram liên kiều, 4 gram thạch cao, 6 gram cam thảo, ngư tinh thảo, đình lịch tử, kim ngân hoa và lô căn, mỗi vị 20 gram. Sắc uống
Cách chữa ho có đờm tại nhà
Bên cạnh uống thuốc Tây, bạn cũng có thể sử dụng các mẹo sau đây để cải thiện tình trạng ho có đờm:
- Dùng trà thảo dược: Các chuyên gia khuyến cáo người bị ho có đờm nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước trái cây và trà thảo dược. Bởi các loại nước này chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, bao gồm vitamin và khoáng chất, rất có lợi cho sức khỏe. Không những thế, trà thảo dược còn có đặc tính kháng viêm và chống khuẩn, giúp làm giảm ho và đẩy lùi đờm.
- Nước chanh muối: Loại thức uống này có tác dụng làm loãng đờm, tiêu viêm và giúp bảo vệ cổ họng và phổi. Do đó, để kiểm soát triệu chứng bệnh, người bệnh nên uống 1 – 2 cốc nước chanh muối mỗi ngày vừa giúp tăng cường sức khỏe vừa giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả
- Mật ong và nghệ: Là một trong những biện pháp chữa ho có đờm được nhiều người áp dụng. Mật ong chứa nhiều hoạt chất kháng viêm và chống khuẩn, đồng thời có tác dụng làm dịu và bảo vệ vòm họng. Bên cạnh đó, nghệ có tác dụng kháng sinh, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm. Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng bệnh, mỗi ngày người bệnh nên uống 1 – 2 cốc nước nghệ và mật ong nóng.
Biện pháp phòng ngừa ho có đờm
Một số biện pháp phòng ngừa ho có đờm có thể kể tên như:
- Luôn luôn giữ ẩm hệ hô hấp bằng cấp giữ ẩm không khí tại nhà ở và nơi làm việc
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
- Nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, nhất là đến nơi có không khí và mỗi trường ô nhiễm
- Nên bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng cho cơ thể
- Tránh uống rượu, bia và hút thuốc lá
Biến chứng ho có đờm có thể gặp là tình trạng giãn phế quản, bội nhiễm phổi và nguy hiểm hơn là suy hô hấp, tràn mủ màng phổi. Do đó, để ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe, người bệnh nên thăm khám khi thấy dấu hiệu bệnh đầu tiên.
Điều trị ho có đờm không khó nếu bạn tìm được đúng bài thuốc và tuân theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia. Hi vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích để phục vụ cho quá trình điều trị bệnh của mình và người thân. Chúc bạn sớm tìm được phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất.