Ho khan là gì? Nguyên nhân và cách trị ho khan hiệu quả
Ho khan hình thành có thể là do mắc bệnh hen suyễn, trào ngược dạ dày hoặc nhiễm vi rút đường hô hấp,… Cho dù là bất kỳ nguyên nhân nào gây bệnh, người bệnh cũng cần điều trị sớm để ngăn chặn biến chứng về sau.
Ho khan là gì?
Ho khan là ho kéo dài nhưng không tạo ra đờm hoặc chất nhầy. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ dị ứng đến trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ho khan không rõ nguyên nhân. Cho dù là nguyên nhân nào, bệnh cũng cần được điều trị sớm. Bởi triệu chứng bệnh thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người mắc bệnh.
Nguyên nhân gây ho khan
Ho khan xuất hiện chủ yếu do các nguyên nhân phổ biến sau đây:
- Hen suyễn: Là tình trạng đường thở bị thu hẹp và sưng lên. Và ho khan là một trong những triệu chứng nhận biết chính của hen suyễn. Ngoài dấu hiệu này ra, người mắc bệnh còn gặp các biểu hiện khác như đau tức ở ngực, khó ngủ, khó thở hoặc thở khò khè,…
- Trào ngược dạ dày thực quản: Căn bệnh này xảy ra khi acid trong dạ dày thường xuyên chảy ngược lên thực quản. Khi đó, chúng sẽ kích thích thực quản gây phản xạ ho khan. Bên cạnh ho, người bệnh có thể nhận biết trào ngược dạ dày thực quản qua các triệu chứng như đau ngực, ợ nóng, khó nuốt hoặc viêm họng mãn tính,…
- Chảy nước mũi sau: Thông thường khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, song song với tình trạng nóng sốt, đau đầu, bệnh nhân còn bị sổ mũi. Tuy nhiên, ở một số đối tượng chảy nước mũi sau, chất dịch nhầy chứa vi khuẩn sẽ chảy xuống vòm họng, gây viêm và kích thích dây thần kinh ở phí sau cổ họng dẫn đến ho khan
- Nhiễm vi rút: Cảm lạnh thông thường do nhiễm vi rút thường kéo dài dưới một tuần. Tuy nhiên, sau khi bệnh kết thúc triệu chứng ho vẫn có thể kéo dài sau đó, ít nhất là 2 tháng
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, ho khan còn do các tác nhân gây bệnh ít phổ biến gây nên như:
- Chất kích thích môi trường: Theo các chuyên gia, ho khan có thể xảy ra khi bạn hít phải các chất kích ứng đường thở chứa trong môi trường ô nhiễm như nấm mốc, khói bụi hoặc phấn hoa. Ngoài ra, bệnh hình thành cũng có thể là do các hạt hóa học tồn tại trong không khí gây nên như nitric oxide hoặc sulfur dioxide. Bên cạnh đó, không khí quá khô hoặc quá lạnh cũng là tác nhân kích ứng niêm mạc họng dẫn đến ho
- Tác dụng phụ của thuốc gây ức chế ACE: Sử dụng một số loại thuốc gây ức chế ACE có thể gây tác dụng phụ ho khan như Lisinopril (Prinivil và Zestril) và Enalapril (Vasotec)
- Ho gà: Bệnh thường có triệu chứng dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường nhưng nếu không kiểm soát kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm. Ho khan là triệu chứng nhận biết điển hình của ho gà. Ngoài dấu hiệu này, người bệnh còn thường gặp các biểu hiện như sốt nặng, mí mắt nặng hoặc hít vào thở ra có tiếng như tiếng rục cổ của gà
- Ung thư phổi: Ho khan thường liên quan đến bệnh ung thư phổi. Do đó, nếu thấy tình trạng ho tiếp diễn trong thời gian dài, bệnh nhân nên thăm khám sớm
- Tràn khí phổi: Bệnh có thể tự xảy ra hoặc phản ứng với chấn thương ở ngực. Tràn khí phổi thường gặp phổ biến ở những đối tượng có bệnh phổi tiềm ẩn. Ngoài ho khan, bệnh còn gây đau tức ngực và khó thở
- Suy tim: Bệnh xảy ra khi cơ tim không bơm máu như mong muốn. Suy tim thường phổ biến ở người mắc bệnh cao huyết áp hoặc bệnh động mạch vành. Ho khan dai dẳng là một trong những triệu chứng nhận biết điển hình của căn bệnh này
Triệu chứng ho khan
Ho khan thường không xuất hiện đờm hoặc chất nhầy. Tuy nhiên, bệnh thường đi kèm các triệu chứng sau:
- Đau nhức và ngứa rát ở cổ họng
- Ho kéo dài và không thể kiểm soát
Triệu chứng ho khan thường không rõ ràng. Do đó, khi nghi ngờ bản thân bị bệnh, bệnh nhân đến đến bệnh viện kiểm tra. Đặc biệt, người bệnh cũng nên thông báo bác sĩ ngay nếu gặp phải các triệu chứng sau:
- Có vật mắc kẹt trong cổ họng
- Khó nuốt, khó thở hoặc thở khò khè
Ho khan gây nguy hiểm không?
Ho khan thoạt nhìn không nguy hiểm nhưng nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng xấu đối với sức khỏe như:
- Cơ thể bị kiệt sức, làm giảm năng lượng
- Đau đầu, gây buồn nôn hoặc nôn
- Đau nhức cơ bắp và đau ngực
- Đau họng, khàn tiếng
- Gãy xương sườn
Ngoài các ảnh hưởng về sức khỏe, ho khan còn gây tác động đến tâm lý khiến người mắc bệnh luôn cảm thấy tự tin và mặc cảm trong giao tiếp. Trong nhiều trường hợp người bệnh có thể rơi vào trầm cảm. Do đó, khi gặp các biểu hiện liên quan đến ho khan, người bệnh cần thăm khám ngay.
Điều trị bệnh ho khan
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm sau đây:
- Xét nghiệm hình ảnh, bao gồm chụp X – quang hoặc chụp CT ở ngực
- Đo phế dung
- Nôi soi
Điều trị ho khan theo nguyên nhân
Dựa vào kết quả chẩn đoán, tùy thuộc từng nguyên nhân gây bệnh, nhân viên y tế sẽ đề nghị biện pháp chữa trị thích hợp. Cụ thể như sau:
- Trị ho khan do hen suyễn: Dùng thuốc corticosteroid dạng hít điều trị hen suyễn lâu dài như Triamcinolone (Azmacort), Budesonide (Pulmicort) và Flnomasone (Flovent). Hoặc cũng có thể sử dụng một số loại thuốc trị bệnh có tác dụng ngắn như Albuterol (Proventil và Ventoline)
- Do trào ngược dạ dày: Sử dụng thuốc giảm acid không kê đơn như Lansoprazole (Prevacid) và ) Omeprazole (Prilosec). Ngoài ra, để điều trị trào ngược dạ dày và làm giảm ho khan, người bệnh cũng nên thay đổi lối sống hàng ngày
- Chảy nước mũi sau: Hiện tượng chảy nước mũi sau có thể là do dị ứng, nhiễm vi rút. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà cách kiểm soát bệnh thường khác nhau. Tuy nhiên, để giảm ho khan và ngăn ngừa chảy nước mũi sau, người bệnh có thể uống trà thảo dược hoặc tắm nước nóng từ vòi hoa sen hay xông hơi tinh dầu,…
- Nhiễm vi rút: Ho khan do nhiễm vi rút thường khó điều trị. Do đó, đòi hỏi bệnh nhân cần kiên trì. Nhưng để giảm cảm giác khó chịu ở vòm họng, người bệnh có thể ngậm nước ấm hoặc dùng các viên kẹo ngậm trị ho chứa các thành phần tự nhiên như mật ong, khuynh diệp hoặc dầu bạc hà
Chữa ho khan bằng mẹo dân gian
Bên cạnh điều trị ho khan theo nguyên nhân, người bệnh có thể chấm dứt bệnh bằng cách sử dụng các loại thảo dược tự nhiên sau đây:
- Trần bì: Có tính và vị cay đắng, có tác dụng kiện tỳ, điều hòa khí huyết và tiêu. Vì vậy, vị thuốc này thường dùng chữa chứng khó tiêu, đầy bụng, ho có đờm hoặc ho khan. Sử dụng 4 gram cam thảo, 6 gram cát cánh, 6 gram trần bì và 6 gram tô diệp. Sắc uống
- Cát cánh: Theo Đông y, cát cánh có tính ôn và vị đắng cay, có công dụng khứ đàm, khai thông phế khí, bài nùng và tuyên phế. Do đó, thảo dược thiên nhiên này thường chủ trị điều trị chứng viêm họng sưng đau, tiểu tiện không lợi và ho khan, ho nhiều đờm. Bài thuốc chữa ho khan từ cát cánh bao gồm cát cánh, mạch môn sao, ma hoàng, bán hạ chế, ngưu tất, trần bì, ngũ vị tử và tiền hồ, mỗi vị 6 gram. Sắc thuốc và chia ra uống nhiều lần trong ngày
- Kim ngân hoa: Y học cổ truyền cho biết, kim ngân hoa có tính hàn, vị đắng và không có độc, thường sử dụng chữa ho khan. Để kiểm soát triệu chứng bệnh, người bệnh chuẩn bị 2 gram mạn kinh, 4 gram kim ngân, 3 gram kinh giới, 3 gram cam thảo đất, 3 gram lá tía tô, 3 lát gừng và 3 gram sài hồ nam. Mỗi ngày 1 thang sắc uống trong ngày
- Kinh giới: Nhờ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như acid béo omaga – 3, flavonoid, chất chống oxy hóa, anthocyanin,.. giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, với đặc tính kháng viêm và diệt khuẩn, kinh giới có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp và hỗ trợ điều trị ho khan. Cách làm giảm triệu chứng ho rất đơn giản và dễ dàng, bệnh nhân sử dụng 1 nắm lá kinh giới nấu nước và hòa thêm mật ong rồi uống. Nên uống liên tục 5 – 7 ngày để có hiệu quả nhất định
Phòng ngừa ho khan tái phát
Để ngăn ngừa bệnh chuyển nặng hoặc tái phát, người bệnh nên chú ý:
- Tuân thủ điều trị: Đối với người đang điều trị bệnh ho khan nên tuân thủ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian. Còn đối với người bệnh đã khỏi nên bảo vệ cơ thể tránh khỏi tác nhân gây bệnh từ bên ngoài
- Tái khám định kỳ: Thường xuyên thăm khám theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp người bệnh nắm rõ được tình trạng sức khỏe và khả năng bình phục bệnh của bản thân. Đồng thời, đây cũng là cách giúp nhân viên y tế theo dõi tình trạng bệnh và giúp đưa ra biện pháp xử lý kịp thời
- Tăng cường sức đề kháng: Nhìn chung, người mắc bệnh ho khan thường gặp các bệnh lý về hệ hô hấp. Do đó, trong trường hợp ho đã được kiểm soát nhưng bệnh nhân vẫn nên tăng cường sức đề kháng của cơ thể để chống lại tác nhân gây bệnh dẫn đến ho
Ngoài các biện pháp nêu trên, bệnh nhân cũng nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bên cạnh đó, nên kết hợp tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày. Đồng thời nên bảo vệ hệ hô hấp khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh bằng cách đeo khẩu trang khi ra đường hoặc đến những nơi có khói bụi, môi trường ô nhiễm. Đặc biệt, nên giữ ẩm vùng cổ, chân tay và ngực mỗi khi trời trở lạnh.
Ho khan có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và bệnh nếu không được điều trị đúng cách và đúng thời điểm có thể gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe và ngăn ngừa những nguy cơ rủi ro, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng khác thường.
⇒ Có thể bạn quan tâm: