Hói đầu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả để lấy lại mái tóc dày
Hói đầu là hậu quả nghiêm trọng của hiện tượng tóc rụng nhiều không thể kiểm soát, tóc rụng theo mảng làm lộ hẳn da đầu, trơn lì, không thấy lỗ chân lông. Tình trạng này khiến không ít người bị “ám ảnh” vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ. Vậy hói đầu là bệnh gì, nguyên nhân do đâu, có điều trị được không? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây!
Hói đầu là gì?
Hói đầu là một dạng rối loạn tự miễn dịch khiến các nang lông trên da đầu bị viêm, yếu dần gây ra tình trạng rụng nhiều. Đặc biệt tóc sẽ rụng theo từng mảng nhỏ ở trên đầu chiếm khoảng ¼ gây ra tình trạng hói.
Bệnh hói đầu có thể xảy ra ở nam và nữ ở độ tuổi sau 40. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa ở độ tuổi 30 thậm chí trẻ hơn do thói quen sinh hoạt, lối sống không lành mạnh. Tỷ lệ nam giới mắc nhiều hơn so với nữ giới.
Các vị trí dễ bị hói đầu ở nam và nữ giới
Hói có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da đầu. Tuy nhiên vị trí hói thường gặp nhất là:
Hói ở đỉnh đầu: Phần tóc phía trên đỉnh đầu nằm ở đường xoáy ốc dễ bị rụng dẫn tới hói mảng nhỏ. Sau đó vùng hói sẽ lan rộng gây hói mảng lớn. Dạng hói này thường gặp nhiều hơn ở đối tượng nam giới.
Hói từng mảng: Ở nhiều trường hợp tóc rụng thành từng đốm tròn nhỏ gây ra hói từng mảng như đồng xu. Ban đầu, tóc rụng có mọc trở lại nhưng số lượng ít, sợi tóc mỏng yếu rồi rụng lại rất nhanh. Bệnh không được xử lý kịp thời rất dễ dẫn tới tình trạng hói toàn đầu.
Hói ở đường rẽ ngôi: Tóc ở đường rẽ ngôi do bị tổn thương nên rụng dần, số lượng tóc mọc lại ít. Chân tóc thì lại mọc cách xa, mật độ của tóc ngày càng thưa và có xu hướng lan rộng ở phía trên nên dễ làm lộ ra phần hói trắng ở đường rẽ ngôi. Dạng hói này thường gặp nhiều ở phụ nữ.
Hói ở hai bên trán: Đây là tình trạng thường gặp ở đối tượng là phụ nữ sau sinh. Phần tóc trán mỏng dần, tóc rụng nhiều mà tỷ lệ mọc lại ít gây ra hậu quả hói ở hai bên trán..
Dấu hiệu nhận biết bị hói đầu
Bệnh hói đầu rất dễ để nhận biết, các bạn có thể phát giác chứng bệnh thông qua các triệu chứng cụ thể như:
Tóc rụng nhiều để lộ mảng da đầu trắng bóng
Đây là dấu hiệu thường gặp ở nhiều người. Các bạn sẽ thấy tóc rụng nhiều bất thường trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần. Tóc rụng theo từng mảng khiến phần da đầu bị lộ ra mảng hói, trắng bóng.
Phần da đầu bị ngứa, khó chịu
Không chỉ rụng tóc, người bệnh còn cảm nhận thấy da đầu bị tấy đỏ, ngứa, nóng rát ở vùng da từ khi tóc bắt đầu rụng.
Vùng da hói lan rộng
Ở nhiều trường hợp bị hói nhưng không điều trị kịp thời khiến bệnh tiến triển nặng gây lan rộng vùng hói, dẫn tới chứng hói toàn đầu.
Ngoài ra, hói đầu cũng gây ảnh hưởng tới móng tay và móng chân, gây ra một số triệu chứng như:
- Bề mặt móng tay xuất hiện vết lõm
- Móng tay. chân xuất hiện vết đốm, đường kẻ trắng.
- Móng tay, chân bắt đầu trở nên thô ráp.
- Móng bị mất dần đi độ bóng
- Móng trở nên mỏng,từ đó dễ gãy và chẻ đôi.
Nguyên nhân gây hói da đầu ở nam và nữ
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, kiêm Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện YHCT Trung ương cho biết, hói đầu do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên nguyên nhân gây hói ở nam và nữ giới và tình trạng bị hói đầu khi còn trẻ không hẳn giống nhau.
Nguyên nhân gây hói đầu ở nam giới
Hói đầu ở nam giới có liên quan tới sự mất cân bằng về hormone sinh dục Testosterone. Nam giới khi bước vào độ tuổi 40 thường rơi vào tình trạng suy giảm lượng Testosterone dẫn tới tình trạng tuyến thượng thận sản sinh ra nhiều Dihydrotestosterone (DHT) để bù lại lượng Testosterone suy giảm.
Mà DHT là một loại hormone nội sinh liên kết với các thụ thể ở tế bào nang tóc. Khi DHT trong máu tăng cao sẽ tác động trực tiếp tới nang tóc, làm phá hủy lớp màng bảo vệ trên da đầu, tóc không thể hấp thụ dưỡng chất, suy yếu dần, chân tóc co lại rồi rụng, không có khả năng phát triển trở lại gây gói.
Nguyên nhân gây rụng ở nữ giới dẫn tới hói
Còn đối với bệnh hói đầu ở nữ giới là do sự thay đổi đột ngột lượng Estrogen. Khi hormone sinh dục Estrogen suy giảm, DHT tăng nhanh gây dư thừa sản sinh ra nhiều bã nhờn, ngăn dưỡng không thể tới nuôi dưỡng nang tóc khiến tóc yếu, tẹo lại không còn khả năng chống đỡ sau đó rụng nhiều không thể kiểm soát.
Hói đầu ở phụ nữ thường gặp ở đối tượng như phụ nữ sau sinh, thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, mãn kinh,… vì đây là giai đoạn có nhiều thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể.
Nguyên nhân bị hói đầu khi còn trẻ ở tuổi 20
Hiện nay tình trạng hói đầu có dấu hiệu trẻ hóa ở những bạn trẻ thậm chí khi mới 20 tuổi đã bị hói là do các tác nhân như:
- Bị tác động từ môi trường nhiều khói bụi, hóa chất độc hại,…
- Thói quen sử dụng nhiều hoá chất nhuộm tóc, tạo kiểu tóc làm tóc yếu, rụng dần, không có khả năng phục hồi.
- Tâm lý bị căng thẳng, stress thường xuyên gây rối loạn nội tiết, sinh ra rụng tóc
- Rụng tóc ở giới trẻ do di truyền.
- Do ảnh hưởng của một số loại thuốc nào đó.
- Do một bệnh lý như: viêm da đầu, bệnh tuyến giáp,…
Hói đầu có chữa được không?
Đây là thắc mắc của hầu hết người bệnh đang rơi vào tình trạng da đầu bị hói. Hói đầu dù ở vị trí nào, hói mảng nhỏ hay lớn đều gây ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ, do vậy ai cũng mong muốn có thể tìm ra phương án xử lý.
Giải đáp thắc mắc hói đầu có chữa được không, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần cho biết:
“Hói đầu là tình trạng thường gặp ở nhiều người đặc biệt từ độ tuổi ngoài 40 trở đi. Nguyên nhân do tóc rụng nhiều nhưng không biết cách xử lý hoặc điều trị chưa tới nơi, không đúng cách nhiều tóc rụng không thể phát triển trở lại.
Tuy nhiên, vẫn chưa quá muộn nếu các bạn lựa chọn được phương pháp phù hợp để kích thích nang tóc mọc trở lại. Điều quan trọng, người bệnh cần sớm chữa trị, áp dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp với việc chăm sóc tại nhà, xây dựng thói quen, lối sống khoa học để hỗ trợ quá trình chữa trị được hiệu quả tối đa.”
Còn đối với câu hỏi “hói đầu di truyền có chữa được không?” Bác sĩ cũng chia sẻ, người bị hói đầu di truyền vẫn có khả năng điều trị khỏi. Tuy nhiên do bệnh ăn sâu vào máu di truyền nên việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều với người bình thường. Điều này đòi hỏi người bệnh cần kiên trì nhiều thời gian và chế độ chăm sóc tóc cũng nghiêm ngặt hơn để đạt hiệu quả như mong muốn.
Các phương pháp điều trị hói đầu ở nam và nữ giới
Mặc dù có nhiều phương pháp trị hói đầu. Tuy nhiên, người bệnh nên cân nhắc kỹ để lựa chọn được phương pháp phù hợp, mang tới hiệu quả tốt nhất.
Cách chữa hói đầu tại nhà
Khi bị hói đầu, nhiều người đã lựa chọn phương pháp trị hói bằng nguyên liệu thiên nhiên tại nhà theo kinh nghiệm truyền miệng. Một số công thức thường được dùng như:
1. Cách trị hói đầu bằng vỏ bưởi
Vỏ bưởi chứa nhiều hàm lượng pectin, naringin, vitamin A, C… có công dụng làm tóc mượt và kích thích tóc phát triển nhanh.
Để cải thiện tình trạng hói đầu, bạn dùng vài giọt tinh dầu bưởi hòa với nước rồi thoa lên khắp da đầu. Massage nhẹ nhàng, rồi để ủ khoảng 30 phút, sau đó mới xả sạch.
2. Kích thích tóc phát triển bằng Nha đam
Nha đam không chỉ chứa nhiều nước mà còn dồi dào dưỡng chất giúp tóc mượt, khỏe mạnh và nhanh phát triển. Để cải thiện tình trạng tóc rụng, hói đầu, bạn chỉ cần dùng gel nha đam bôi trực tiếp lên tóc, massage nhẹ nhàng. Sau đó ủ tóc với nha đam khoảng 30 phút rồi mới gội sạch.
3. Giảm tóc rụng bằng dầu dừa và olive
Những dưỡng chất trong dầu dừa kết hợp olive không chỉ giúp kích thích tóc mọc nhanh mà còn giúp bạn sở hữu một mái tóc dày, đen mượt, không xơ rối. Bạn hãy dùng vài giọt dầu dừa hòa với dầu olive theo tỷ lệ bằng nhau. Sau đó bôi hỗn hợp lên da đầu kết hợp massage nhẹ nhàng, ủ tóc khoảng 30 phút thì làm sạch.
Các bạn nên kiên trì thực hiện các phương pháp trên đây 2 – 3 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ưu điểm: an toàn, ít gây kích da đầu, không gây tác dụng phụ, tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm: Hiệu quả tùy thuộc vào từng cơ địa mỗi người. Ngoài ra, cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh về hiệu quả mang lại của các phương pháp dân gian.
Dùng thuốc trị hói đầu ở nam giới
Phác đồ điều trị hói đầu trong tây y sử dụng nhiều loại kháng sinh để kích kích tóc mọc trở lại.
Tùy vào từng cơ địa và và mức độ nghiêm trọng, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như:
- Thuốc chống viêm (như corticosteroid) : Nhằm mục đích bảo vệ nang lông khỏi các tổn thương do hệ thống miễn dịch gây ra.
- Thuốc kích thích mọc tóc (như Maxxhair, Herba Hairful, Biotin, Kanimoto,…): Nhằm mục đích hỗ trợ thúc đẩy máu tới nang tóc, giúp nuôi dưỡng và kích thích tóc mọc trở lại.
- Thuốc finasteride và minoxidil: Được dùng cho đối tượng nam giới. Nhằm mục đích ức chế cạnh tranh men 5alpha-reductase, từ đó giảm nồng độ DTH, kích thích tóc phát triển trở lại.
Ưu điểm: Hiệu quả nhanh, dễ sử dụng, chi phí vừa phải.
Nhược điểm: Bệnh có thể tái phát trở lại nếu ngưng thuốc, ngoài ra người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như ngứa đầu, rối loạn tình dục, giảm thị lực,… Do vậy, bệnh nhân không tự ý dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Phương pháp trị hói đầu mới nhất bằng công nghệ hiện đại
Điều trị rụng tóc bằng công nghệ hiện đại cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Một số phương pháp như:
1. Cấy tóc: Đây là phương pháp sử dụng phần da chứa nang tóc còn sống rồi cây vào vùng da bị hói. Tùy vào từng mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định cấp độ cấy tóc phù hợp cho từng đối tượng.
2. Công nghệ sinh học: Phương pháp này sử dụng liệu pháp thẩm thấu dưỡng chất qua da, chuyển tế bào gốc tây vào tận nang lông rồi kích thích tóc phát triển dày đen, loại bỏ mảng hói.
3. Công nghệ huyết tương giàu tiểu cầu PRP: Đây là liệu pháp sử dụng thiết bị hiện đại lấy tế bào tự thân trích từ máu rồi đưa tới hệ thống lọc lấy phần tiểu cầu chứa nhiều yếu tố kích thích tăng trưởng sẽ. Sau đó kích thích chúng tái sinh, nang tóc phát triển trở lại.
- Ưu điểm: Hiệu quả nhanh, không ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Nhược điểm: Chi phí đắt, bệnh hói đầu vẫn có thể tái phát nếu không chăm sóc phù hợp. Khi thực hiện vẫn có thể xảy ra rủi ro hoặc không đạt hiệu quả nếu lựa chọn địa chỉ không uy tín.
Thuốc Đông y trị hói đầu
Theo Đông y, hói đầu còn được gọi với nhiều tên khác như Ban thốc, Du phong độc, Mao bạt, Phát lạc, Bạch phát, Quỷ thỉ đầu,…
Tóc là phần dư của huyết và chúng có liên quan tới tạng thận và tạng phế. Thận tàng tinh, tinh sinh ra tủy, tủy sinh huyết, bởi vậy thận là căn nguyên để sinh ra tóc. Còn phế chủ bì, da lông nếu phế hư sẽ khiến tóc khô, xơ, yếu. Khi cơ thể suy nhược, thận và phế bị hư tổn dẫn tới tình trạng nang tóc teo lại, thiếu sức sống, lâu dần sẽ rụng thành từng mảng gây ra hậu quả hói đầu.
Xuất phát từ nguyên lý tóc là phần dư của huyết và liên quan mật thiết tới tạng thận và tạng phế. Đông y trị bệnh theo nguyên tắc động trực tiếp vào căn nguyên là các cơ quan phủ tạng để loại bỏ nguyên nhân từ đó kích thích tóc mọc trở lại. Đặc biệt, liệu pháp của Đông y sử dụng hoàn toàn là các loại thảo dược tự nhiên không chỉ mang lại hiệu quả trong việc chữa hói đầu mà còn giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe.
Một số bài thuốc Đông y trị rụng tóc như:
1. Bài thuốc 1: Nguyên liệu gồm Hoa cúc 60g, Màn kinh tử 30g, Bạch chỉ, Tế tân, Xuyên khung,, Bách diệp khô, Liên thảo. Cho các vị thuốc này vào nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày người bệnh dùng 50-60g bột hòa với 2-3 lít nước vo gạo. Sau đó cho hỗn hợp lên sắc tới khi thuốc cạn còn 1/2 . Dùng nước thuốc này để gội đầu. Người bệnh áp dụng 2 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Bài thuốc 2: Nguyên liệu gồm 1kg Hà thủ ô đã làm sắt thành miếng nhỏ, 100g đậu đen và 2 lít nước lọc. Người bệnh cho các nguyên liệu này vào sắc 20 phút rồi lọc lấy Hà thủ ô mang phơi khô.
Sau đó mang Hà thủ ô đã khô tẩm với nước hầm còn lại, rồi lại tiếp tục phơi khô. Lặp đi lặp lại 9 lần, rồi mang Hà thủ ô sao vàng, tán bột mịn. Mỗi ngày, người bệnh uống 2 lần, mỗi lần hòa 15g bột với nước ấm và uống.
Ưu điểm: Hiệu quả tận gốc, hạn chế tình trạng tái phát, thuốc là thảo dược nên đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ.
Nhược điểm: Để sơ chế được thuốc cần tốn nhiều giờ, vị thuốc đắng nên khó uống, thuốc tác động chậm nên cần kiên trì trong thời gian dài.
Nhận thấy những ưu nhược điểm của những bài thuốc, nhiều cơ sở Đông y đã bào chế vị thuốc thành sản phẩm có thể dùng sẵn giúp tiết kiệm thời gian, đặc biệt phải kể tới bài thuốc Bổ Huyết Tiêu Giao Thang của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam.
Cách phòng ngừa hói và hỗ trợ mọc tóc
Hói đầu là một bệnh không quá khó nhưng cũng không dễ để điều trị dứt điểm. Do vậy người bệnh nên chủ động phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh bằng các phương pháp như:
- Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin A,C; sắt; kẽm;omega3,…
- Thường xuyên vệ sinh da đầu sạch sẽ đúng cách để loại bỏ vi khuẩn, nấm bám ở da đầu.
- Giữ tâm lý thoải mái, ngủ nghỉ khoa học để tránh gây rối loạn nội tiết.
- Hạn chế sử dụng các hóa chất cho tóc để tạo màu tạo kiểu.
- Thường xuyên luyện tập thể dục, nâng cao sức đề kháng.
- Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, an toàn.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh hói đầu ở nam và nữ. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn các dạng hói đầu và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.