Bệnh nấm phụ khoa là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Bệnh nấm phụ khoa có khả năng gây viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung và hiếm muộn, vô sinh nếu không điều trị kịp thời. Nhưng thực chất bệnh là gì, nguyên nhân và dấu hiệu ra sao lại chưa nhiều người biết. Mời chị em đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về bệnh và biết hướng điều trị an toàn, hiệu quả nhất hiện nay.
Bệnh nấm phụ khoa là gì? Đâu là nguyên nhân, dấu hiệu?
Nấm phụ khoa là tình trạng phổ biến xảy ra ở phụ nữ, gây ra bởi nấm men Candida Albicans. Được biết, khi cơ thể khỏe mạnh, môi trường axit trong âm đạo luôn ở trạng thái cân bằng để ngăn chặn không cho nấm Candida (loại nấm có thể gây hại cho da, miệng, máu và bộ phận sinh dục) phát triển.
Tuy nhiên, một khi sự cân bằng này mất đi, nấm Candida sẽ chuyển từ trạng thái hoại sinh sang kí sinh và bắt đầu liên kết với các nấm sợi phụ khoa khác như dermatophytes để len lỏi, tấn công từ đó gây ra bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng phụ nữ, đặc biệt là những người đang trong độ tuổi sinh sản. Để phòng tránh nấm phụ khoa, chị em nhất định phải biết từng nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh điển hình:
- Nội tiết tố thay đổi: Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, mang thai, sau sinh nuôi con bằng sữa mẹ,… là những “thủ phạm” dẫn đến sự tăng giảm đột ngột của nồng độ estrogen, làm thay đổi môi trường kiềm trong âm đạo, từ đó gây nên bệnh nấm phụ khoa khi mang thai, sau sinh.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Đây chính là con đường ngắn nhất khiến chị em phụ nữ phải đối mặt với nhiều nguy cơ mắc căn bệnh này hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như giang mai, lậu,…
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Nhiều chị em có thói quen thụt rửa quá sâu vào âm đạo hoặc lau rửa “cô bé” quá nhiều lần trong ngày với xà phòng, dung dịch vệ sinh. Chính những điều này đã khiến cho độ pH âm đạo bị đảo lộn, thậm chí gây ngứa vùng kín, khí hư ra nhiều.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Việc ăn nhiều đồ cay, nóng có thể vô tình trở thành nguyên nhân gây bệnh mà nhiều người không biết đến.
- Thói quen sinh hoạt không tốt: Thường xuyên mặc đồ bó sát, mặc quần lót còn ẩm ướt, thường xuyên mất ngủ, hay stress, căng thẳng,… cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh.
Dấu hiệu nấm phụ khoa dễ nhận biết
Triệu chứng bệnh nấm phụ khoa thường rất rõ ràng, điển hình như:
- Ngứa vùng kín: Nếu vùng kín có hiện tượng ngứa ngáy khó chịu, luôn có cảm giác như kim châm, chị em nên nghĩ ngay đến việc mình đang mắc bệnh phụ khoa.
- Khí hư bất thường: Thông thường khí hư sẽ có màu trắng, không mùi, thế nhưng khi bị nấm Candida tấn công, các bạn sẽ nhận thấy huyết trắng ra nhiều, khí hư có màu vàng, khí hư có màu nâu, khí hư có mùi hôi.
- Đau rát vùng kín khi quan hệ: Tác động khi quan hệ sẽ khiến niêm mạc âm đạo bị tổn thương, từ đó gây ra tình trạng đau rát, thậm chí chảy máu âm đạo bất thường.
- Đau rát khi đi tiểu: Sự tấn công của nấm Candida gây ra bệnh và kéo theo hiện tượng đau rát khó chịu mỗi lần tiểu tiện.
- Sưng đỏ, nóng rát âm đạo: Khi mắc nấm phụ khoa, nhiệt độ vùng kín thường tăng cao, từ đó khiến âm đạo luôn trong tình trạng nóng rát, sưng đỏ.
Khi nhận thấy các biểu hiện trên, nhiều chị em hoang mang và lo lắng không biết bệnh có nguy hiểm không, có lây không.
Vậy bệnh nấm phụ khoa có nguy hiểm không? Có lây không?
Theo các chuyên gia, bệnh rất nguy hiểm bởi nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng như:
- Gây rối loạn tâm lý, tự ti, ngại giao tiếp với người khác
- Suy giảm ham muốn tình dục
- Có nguy cơ chuyển biến thành bệnh nặng, làm cho quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn
- Gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như viêm cổ tử cung, viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu, viêm lộ tuyến cổ tử cung,…
- Làm cản trở quá trình thụ thai, từ đó dẫn đến hiếm muộn, vô sinh
- Tạo tiền đề cho bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung xuất hiện
- Gây sảy thai, sinh non nếu chị em bị bệnh trong thời gian “bụng mang dạ chửa”
- Nấm phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi khi mẹ sinh thường, làm mẹ nhiễm bệnh, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, suy dinh dưỡng, viêm màng não
Với những biến chứng nguy hiểm kể trên, vậy nấm phụ khoa có lây không? – Câu trả lời là Có. Bệnh có thể lây nhiễm qua đường:
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Lây qua dịch tiết của người bệnh khi nữ giới mặc chung đồ lót của nhau
- Lây gián tiếp thông qua việc dùng chung khăn tắm, quần áo
- Lây nhiễm trực tiếp từ mẹ sang con nếu mẹ chuyển dạ sinh thường qua ngả âm đạo
Tuy nấm phụ khoa có nguy hiểm và có thể lây từ người này qua người khác theo nhiều con đường khác nhau nhưng mọi người không nên quá lo lắng. Với sự phát triển của y học, chị em hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Chữa nấm phụ khoa bằng nhiều phương pháp phổ biến
Hiện nay có rất nhiều cách điều trị nấm phụ khoa hiệu quả, điển hình như:
Điều trị bệnh bằng thuốc Tây
Thông thường, với những bệnh nhân bị nấm phụ khoa nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc bôi, viên uống trị nấm phụ khoa và thuốc đặt chữa nấm phụ khoa, dùng kết hợp trong liệu trình khoảng 1 tuần là có thể “đẩy lùi” bệnh bởi thành phần kháng khuẩn, chống nấm trong thuốc rất mạnh.
Trong tình trạng nấm phụ khoa nặng, người bệnh sẽ phải dùng thuốc kéo dài 2-3 tuần. Tuy nhiên để quá trình điều trị bệnh bằng thuốc Tây hiệu quả và an toàn, chị em cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về sử dụng, không lạm dụng quá nhiều.
Trong thời gian dùng thuốc, nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, các bạn cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời. Đồng thời, thuốc Tây chữa nấm phụ khoa có thể sinh ra tương tác không tốt nếu sử dụng kết hợp với loại thuốc khác. Chính vì thế, để tránh rủi ro, mọi người cần thông báo đầy đủ danh sách tên các dược phẩm đang dùng nếu có thể bác sĩ có sự điều chỉnh liều lượng cho thích hợp.
Chữa nấm phụ khoa bằng phương pháp ngoại khoa
Nếu bệnh nặng, bác sĩ sẽ khuyến cáo chị em điều trị bệnh bằng các phương pháp ngoại khoa điển hình như chiếu tia laser, công nghệ Ozone, công nghệ oxy xanh,… để giúp chị em nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
Tuy nhiên, các phương pháp ngoại khoa đều có quy trình thực hiện phức tạp. Do đó, để đảm bảo an toàn, chị em nên thực hiện những thủ thuật này tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín, chất lượng với trình độ tay nghề bác sĩ cao và trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại.
Mẹo dân gian trị nấm phụ khoa
Thay vì lựa chọn các phương pháp điều trị nấm phụ khoa đắt tiền, không ít chị em truyền tai nhau cách chữa nấm phụ khoa bằng mẹo dân gian. Điển hình như:
- Chữa nấm phụ khoa bằng dầu dừa: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, dùng khăn sạch lau khô, sau đó lấy một lượng nhỏ dầu dừa ra tay và bôi trực tiếp lên vùng kín. Mỗi ngày bôi khoảng 2-3 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ (để qua đêm và rửa sạch lại vào sáng hôm sau) để giảm ngứa vùng kín, ngăn ngừa khí hư ra nhiều.
- Sử dụng tỏi: Bóc 3-4 nhánh tỏi, giã nát rồi cho vào một bát nước ấm. Lọc bỏ bã, dùng nước đó vệ sinh bên ngoài vùng kín 2-3 lần/tuần. Hoặc các bạn có thể ăn trực tiếp tỏi sống hay chế biến cùng các món ăn hàng ngày.
- Lá trầu không trị nấm phụ khoa tại nhà: Rửa sạch nắm lá trầu, vò nát và cho vào nồi nước đun sôi, để nguội bớt và đổ ra chậu rồi dùng nước đó vệ sinh bên ngoài vùng kín 2-3 lần mỗi tuần. Kiên trì thực hiện đều đặn hàng tuần để bệnh nhanh khỏi.
- Cây ngải cứu: Rửa sạch 20g ngải cứu tươi, thái sợi mỏng một nhánh gừng. Cho tất cả nguyên liệu cùng với một chút muối vào nồi nước đun sôi, đổ ra chậu để nguội bớt rồi tiến hành xông hơi vùng kín.
Ngoài ra, chị em có thể chữa bệnh nấm phụ khoa bằng lá bàng, phèn chua hoặc hoa cúc. Tuy nhiên trước khi áp dụng mẹo dân gian điều trị nấm phụ khoa tại nhà, mọi người cần biết chúng chỉ thích hợp cho trường hợp bệnh nhẹ. Bởi vậy, với tình trạng nấm phụ khoa mạn tính, chị em nên đổi hướng chữa trị khác.
Bị nấm phụ khoa nên ăn gì, kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?
Ngoài việc tìm đúng cách chữa bệnh, chị em cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để rút ngắn thời gian điều trị và tăng cao tính hiệu quả. Vậy để bệnh nhanh chóng khỏi, người bệnh nên ăn gì, kiêng gì?
Chị em nên ăn gì?
Bên cạnh việc chỉ định phương pháp điều trị, các bác sĩ sản phụ khoa còn khuyến cáo chị em chú ý đến chế độ ăn uống của mình khi mắc bệnh nấm phụ khoa. Cụ thể như:
- Kiêng ăn đồ cay, nóng
- Hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường
- Tránh ăn hải sản
- Không ăn các thực phẩm lên men như cà muối, dưa muối
- Tránh xa đồ uống có chất kích thích như rượu, bia
- Thường xuyên ăn sữa chua
- Ăn nhiều rau củ và trái cây
- Uống nhiều nước mỗi ngày
- Bổ sung thêm tỏi và các món ăn chế biến hàng ngày
- Cố gắng sử dụng dầu thực vật khi nấu ăn
- Có thể ăn thêm ngũ cốc, trứng,…
Người bệnh nên kiêng gì?
Để quá trình điều trị nấm phụ khoa diễn ra thuận lợi và nhanh chóng đẩy lùi bệnh, chị em cần nhớ:
- Kiêng quan hệ tình dục
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày
- Không thụt rửa âm đạo
- Tránh sử dụng xà phòng, dung dịch vệ sinh kém chất lượng, có mùi hương nồng nặc
- Không mặc quần lót chật, chất liệu không thấm hút
- Trong thời kỳ kinh nguyệt, chị em phải thay băng vệ sinh thường xuyên, không để quá 4 tiếng
Trên đây là một thông tin cơ bản về bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ. Hy vọng qua bài viết này, chị em sẽ nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe vùng kín để ngăn ngừa viêm nấm phụ khoa. Một khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, mọi người cần đi thăm khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ tư vấn cách điều trị hiệu quả và an toàn nhất.
Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!