Rò hậu môn là bệnh gì? Nguyên nhân,Triệu chứng, Cách điều trị
Rò hậu môn còn có tên gọi khác là mạch lươn. Đây là bệnh ở vùng hậu môn trực tràng xuất hiện phổ biến thứ hai sau bệnh trĩ. Bệnh không tác động và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên triệu chứng của bệnh lại gây không ít phiền toái khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu, đời sống sinh hoạt bị ảnh hưởng.
Rò hậu môn là gì?
Rò hậu môn là một dạng nhiễm khuẩn mạn tính xảy ra tại vùng hậu môn trực tràng. Đường rò do bệnh gây ra là một đường hầm. Bên trong đường hầm là một tổ chức hạt mãn tính. Điều này được tạo nên từ quá trình viêm mạn tính.
Như vậy áp xe trực tràng và rò hậu môn là hai giai đoạn của cùng một quá trình bệnh lý. Trong đó áp xe hậu môn trực tràng là giai đoạn cấp tính và rò hậu môn là giai đoạn mãn tính. Bệnh rò hậu môn là bệnh ở vùng hậu môn trực tràng xuất hiện phổ biến thứ hai sau bệnh trĩ.
Để tránh bệnh xuất hiện, người bệnh cần sớm thăm khám phát hiện những loại áp xe tồn tại quanh hậu môn trực tràng. Đồng thời áp dụng những phương pháp điều trị hiệu quả.
Phân loại rò hậu môn
Phụ thuộc vào đặc điểm của đường rò và mức độ tổn thương, bệnh rò hậu môn được phân thành những loại sau:
- Rò hoàn toàn: Lỗ rò xuất hiện với hai đầu nối thông từ phía trong lòng hậu môn ra đến bề mặt da được xác định gần với hậu môn.
- Rò hậu môn không hoàn toàn: Đường rò xuất hiện với một lỗ được tạo thành từ phía ngoài hoặc phía trong hậu môn.
- Rò đơn giản: Đường rò hình thành và phát triển theo đường thẳng. Không có ngóc ngách hoặc có ngóc ngách nhưng ít.
- Rò mức tạp: Rò mức tạp còn có tên gọi khác là rò móng ngựa. Đối với trường hợp này, lỗ rò xuất hiện ngoằn nghèo. Đồng thời phát triển thành nhiều nhánh thông ra ngoài.
- Rò trong cơ thắt: Rò trong cơ thắt là một lỗ rò nông. Chúng hình thành và phát triển ngay bên dưới da được xác định bên cạnh hậu môn.
- Rò ngoài cơ thắt: Đường rò hình thành và phát triển tại phía trên cơ thắt hậu môn.
- Rò hậu môn qua cơ thắt: Đường rò hình thành và cắt ngang cơ co thắt của hậu môn.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh rò hậu môn
Hầu hết những lỗ rò được hình thành và phát triển từ những tuyến bã được xác định bên trong hậu môn bị tắc nghẽn. Bên cạnh đó, những tuyến bã này đã bị nhiễm trùng và tạo thành áp xe. Theo thống kê có khoảng 50% các áp xe này phát triển và tạo thành một lỗ rò. Điều này xuất hiện là do các áp xe không thể se khít, lành lại mặc dù bệnh nhân đã được dẫn lưu mủ.
Ngoài nguyên nhân nêu trên, một số yếu tố khác có thể tác động làm tăng nguy cơ hình thành bệnh. Bao gồm:
- Không vệ sinh hậu môn đúng cách
- Táo bón kéo dài
- Nhiễm trực khuẩn mủ xanh, nhiễm khuẩn E.coli, tụ cầu khuẩn hay vi khuẩn lao…
- Nhiễm HIV
- Mắc các bệnh lý, vấn đề liên quan đến đường ruột. Cụ thể như: Viêm túi thừa, bệnh crohn (hệ thống tiêu hóa bị viêm lâu ngày)…
- Bị viêm tuyến mồ hôi mưng mủ
- Có tiền sử phẫu thuật hậu môn.
Triệu chứng của bệnh rò hậu môn
Sau khi ổ áp xe bị vỡ, những biểu hiện của bệnh rò hậu môn mới xuất hiện một cách rõ nét hơn. Ở thời gian này, bệnh nhân sẽ nhận thấy cơ thể và vùng hậu môn xuất hiện những triệu chứng khó chịu sau:
- Sốt
- Có cảm giác đau nhói ở vùng hậu môn. Cơn đau sẽ lan tỏa và nặng nề hơn khi người bệnh ngồi, vận động hoặc hắt hơi
- Lỗ rò có thể chảy dịch vàng hoặc chảy mủ tạo nên mùi hôi khó chịu. Sau khi lỗ rò thoát dịch, cơn đau có thể thuyên giảm
- Rò rỉ phân, máu hoặc xì hơi thông qua lỗ rò
- Cảm giác ngứa ngáy khó chịu có thể xảy ra
- Khi đi ngoài, phân có lẫn mủ hoặc máu. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể đại tiện không tự chủ
- Vùng da xung quanh hậu môn sưng đỏ, bị kích ứng
- Khi dùng tay ấn vào khu vực lỗ rò sẽ có cảm giác đau và cứng
- Khi quan sát bên ngoài sẽ nhận thấy gần hậu môn xuất hiện một lỗ nhỏ trên da. Đây được gọi là đầu ngoài của lỗ rò
- Ổ áp xe hình thành quanh hậu môn tái phát nhiều lần.
Người bệnh cần đến bệnh viện và thăm khám bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy những triệu chứng nêu trên xuất hiện kéo dài. Đặc biệt là khi đau nhức nhiều, sốt cao hoặc chảy nhiều máu khi đi ngoài.
Biến chứng của bệnh rò hậu môn
Nếu bệnh nhân không sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, rò hậu môn có thể phát triển mạnh và tạo ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:
Hình thành lỗ rò ở những bộ phận khác trên cơ thể
Khi không được điều trị, lỗ rò càng phát triển mạnh và gia tăng số lượng đường rò. Bên cạnh đó, lỗ rò cũng tác động và làm ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác. Cụ thể như niệu đạo, trực tràng và âm đạo.
Lở loét xung quanh hậu môn
Lượng chất dịch và mủ thoát ra từ lỗ rò có thể khiến những vùng da xung quanh hậu môn sưng tấy, nhiễm khuẩn và lở loét.
Tác hại về mặt tâm lý
Những triệu chứng xuất hiện do tình trạng rò hậu môn có thể làm cho người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng, cảm thấy tự ti và luôn bất an. Điều này không chỉ khiến bệnh phát triển mạnh mà còn khiến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể suy giảm.
Phương pháp chẩn đoán bệnh rò hậu môn
Trong trường hợp bạn bị nghi ngờ mắc chứng rò hậu môn. Bác sĩ chuyên khoa sẽ đặt cho bạn một vài câu hỏi liên quan đến triệu chứng. Đồng thời tiến hành khám trực tràng. Ngoài ra, để có thể xác định chính xác bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán để có thể sàn lọc những bệnh lý sau:
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Ung thư trực tràng
- Bệnh viêm đại tràng
- Bệnh viêm túi thừa
Trong một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa có thể gây tê cho bạn để thực hiện khám bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện siêu âm, chụp MRI, chụp CT để kết quả chẩn đoán bệnh lý được chính xác hơn.
Bệnh rò hậu môn được điều trị bằng phương pháp nào?
Đối với bệnh rò hậu môn, việc sử dụng thuốc không thể mang đến kết quả khả quan. Chính vì thế, phẫu thuật là phương pháp chữa bệnh duy nhất được áp dụng để khắc phục bệnh và các triệu chứng đi kèm.
Trên thực tế tồn tại rất nhiều phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên để điều trị dứt điểm bệnh lý, dù tiến hành phẫu thuật hay áp dụng theo bất kỳ hình thức điều trị nào, người bệnh đều phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc sau:
- Lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp với tình trạng sức khỏe ở hiện tại
- Loại bỏ hoàn toàn các tổ chức xơ
- Xác định chính xác đường rò hình thành trong ống hậu môn
- Phá bỏ tất cả ngóc ngách tồn tại trong đường rò
- Tránh tác động mạnh khiến các cơ co thắt nằm trong ống hậu môn bị tổn thương
- Sau khi tiến hành phẫu thuật, đường rò phải được đảm bảo liền từ trong ra ngoài và liền từ dưới lên trên.
Bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét và yêu cầu bạn thực hiện một trong những phương pháp phẫu thuật dưới đây để điều trị rò hậu môn:
Phẫu thuật cắt đường rò
Đối với những bệnh nhân có lỗ rò đơn giản, vị trí của lỗ rò không quá gần với hậu môn, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn tiến hành phẫu thuật cắt đường rò. Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh cần sử dụng thuốc xổ để đào thải hết chất cặn bã ra ngoài và làm rỗng ruột già. Sau đó tiêm thuốc gây mê toàn thân.
Bác sĩ dùng dao mổ cắt da và các cơ xuất hiện xung quanh đường hầm để vị trí này có thể trở thành một rãnh mở giúp đưa hết lượng mủ ra ngoài. Phương pháp phẫu thuật cắt đường rò sẽ giúp những tổn thương, tình trạng viêm nhiễm được chữa lành từ trong ra ngoài.
Phẫu thuật đặt seton chữa rò hậu môn
Phương pháp phẫu thuật đặt seton chữa rò hậu môn đã được ứng dụng từ năm 1956. Phương pháp điều trị này phù hợp với những bệnh nhân có đường rò phúc tạp, rò xuyên cơ thắt cao hoặc rò trên cơ thắt.
Khi đặt seton, chất lỏng bị nhiễm trùng sẽ được dẫn lưu trước khi áp dụng những thủ tục điều trị tiếp theo. Quá trình dẫn lưu này có thể mất khoảng vài tuần để vết thương lành lại.
Các phương pháp phẫu thuật điều trị rò hậu môn khác
Ngoài hai phương pháp phẫu thuật được sử dụng phổ biến nêu trên, dựa vào mức độ tổn thương và tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một trong những phương pháp phẫu thuật sau:
- Phẫu thuật chuyển vạt niêm mạc để có thể che lỗ trong của đường rò
- Phẫu thuật khoét bỏ đường rò. Sau đó khâu lại cơ thắt bị đứt.
- Phẫu thuật lấp đầy lỗ rò bằng một loại keo đặc biệt. Sau một thời gian phẫu thuật, các mô sẽ hình thành. Đồng thời thay thế vật liệu.
Đối với những trường hợp nặng, sau khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân có thể ở lại bệnh viện vài ngày để tiện theo dõi. Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, lỗ rò đơn giản, bệnh nhân có thể về nhà ngay sau khi phẫu thuật. Nếu vết mổ được chăm sóc tốt, những tổn thương có thể lành lại sau vài tuần.
Lỗ rò có thể được điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên tất cả những phương pháp phẫu thuật nêu trên đều tồn tại những lợi ích và rủi ro khác nhau. Do đó, người bệnh nên trao đổi rõ với bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.
Chế độ sinh hoạt cho người bị rò hậu môn
Để phòng ngừa bệnh rò hậu môn phát triển theo chiều hướng xấu hoặc tái phát sau phẫu thuật, người bệnh cần áp dụng một chế độ sinh hoạt phù hợp. Bao gồm:
- Bổ sung chất xơ có trong rau xanh, trái cây tươi để làm mềm phân. Đồng thời chống táo bón và ngăn ngừa tình trạng đau rát khi đi đại tiện. Ngoài ra người bệnh cần thêm vào khẩu phần ăn của mình những loại thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin. Từ đó giúp cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương và nâng cao quá trình táo tạo tế bào mới.
- Uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày để quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ hơn. Người bệnh có thể vừa bổ sung nước lọc vừa bổ sung nước ép trái cây, nước ép rau củ quả để nâng cao sức khỏe tổng thể.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hậu môn và vùng da xung quanh hậu môn bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý. Đồng thời giữ cho vùng da này luôn khô thoáng.
- Mặc quần rộng rãi. Thường xuyên thay quần khi lỗ rò có dấu hiệu tiết dịch. Người bệnh cần tránh mặc quần bó sát hoặc có chất liệu cứng vì sẽ khiến lỗ rò, vùng da bị tổn thương nhiễm trùng và đau đớn nhiều hơn.
- Trong trường hợp bạn bị táo bón kéo dài, hãy sử dụng kết hợp thực phẩm nhuận tràng cùng các loại thuốc nhuận tràng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Rò hậu môn là bệnh hậu môn trực tràng gây xuất hiện phổ biến. Triệu chứng của bệnh có khả năng tác động và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Đồng thời gây biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời. Chính vì thế, ngay sau khi nhận thấy vùng hậu môn xuất hiện tình trạng đau nhức, chảy máu hoặc chảy mủ khi đi ngoài, sốt cao… người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.