Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng và những điều cần nắm rõ
Thoái hóa cột sống thắt lưng khiến người bệnh đau nhức, đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây thoát vị đĩa đệm, biến dạng cột sống, nặng hơn là bại liệt suốt đời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh mãn tính này.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?
Cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống, kí hiệu từ L1 đến L5, nằm giữa xương chậu và lồng xương sườn. Bộ phận này có chức năng chống đỡ sức nặng của phần phía trên cơ thể và chuyển động nhiều, do đó dễ bị tổn thương.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng các sụn khớp và đĩa đệm bị hao mòn, tổn thương, xương phát triển trên cột sống. Bệnh thường gặp ở người già, người lao động nặng.
Tình trạng thoái hóa có thể xảy ra ở bất cứ đốt sống lưng nào, nhưng thường gặp nhất ở các đốt L4 – L5, L5 – S1.
Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, chuyên gia xương khớp, thoái hóa cột sống do nhiều yếu tố gây ra. Có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu như:
- Do tuổi tác: Theo thời gian, cơ thể của con người yếu dần đi, dẫn đến tình trạng hao mòn, thoái hóa xương khớp, cột sống. Theo thống kê của viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ, có đến 85% người trên 60 tuổi bị thoái hóa cột sống thắt lưng.
- Do chấn thương: Những tổn thương do tai nạn giao thông, lao động hay chơi thể thao khiến cột sống lưng bị thoái hóa.
- Lao động quá sức: Mang vác vật nặng, tập thể thao quá sức… khiến cột sống bị tổn thương.
- Thói quen sinh hoạt: Ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế, lười vận động dẫn đến cột sống và xương khớp thiếu linh hoạt, lâu dần bị thoái hóa.
- Do bẩm sinh: Nhiều người sinh ra đã có cấu tạo xương khớp, cột sống yếu, vẹo cột sống, gù, hẹp đốt sống… sẽ có nguy cơ thoái hóa cao hơn bình thường.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Người bệnh ăn uống thiếu chất, không đủ dinh dưỡng nuôi xương khớp sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa.
- Do bệnh lý: Những người mắc các bệnh như tiểu đường, mãn kinh sớm, thận hư… có khả năng bị thoái hóa đốt sống lưng.
Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Người bệnh thoái hóa đốt sống lưng thường có những dấu hiệu sau đây:
- Đau tại chỗ: Xuất hiện những cơn đau âm ỉ kéo dài tại vùng thắt lưng. Cơn đau tăng dần theo thời gian và dữ dội hơn khi di chuyển, vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
- Đau lan sang vùng xung quanh: Thoái hóa cột sống thắt lưng khiến các vùng lân cận như đùi, hông, chân, bàn chân bị đau mỏi.
- Đau có thể kèm theo cảm giác tê bì, ê ẩm vùng thắt lưng.
- Sưng, nóng tại vùng cột sống lưng bị tổn thương.
- Vận động khó khăn: Người bệnh khó di chuyển, xoay lưng, cúi, gập người, leo cầu thang hoặc đứng lên ngồi xuống. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có dấu hiệu mất thăng bằng khi bước đi.
- Một số trường hợp bệnh nghiêm trọng, người bệnh có biểu hiện biến dạng cột sống, rối loạn đại tiểu tiện…
- Dấu hiệu khác: Mệt mỏi, sụt cân, sốt nhẹ…
Thoái hóa cột sống thắt lưng có nguy hiểm không? Các biện pháp chẩn bệnh
Thoái hóa cột sống là bệnh thường gặp nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị sớm và đúng cách.
- Hạn chế vận động: Những cơn đau nhức ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và vận động của người bệnh.
- Đau thần kinh tọa: Các gai xương mọc dài do thoái hóa lâu ngày chèn ép vào dây thần kinh tọa, khiến người bệnh bị đau nhức những vùng mà dây thần kinh tọa đi qua.
- Thoát vị đĩa đệm: Thoái hóa lâu ngày khiến đĩa đệm bị tổn thương, dễ gây ra thoát vị đĩa đệm.
- Rối loạn đại tiểu tiện: Các cơ vùng lưng bị co thắt, khiến người bệnh không tự chủ được việc tiểu tiện.
- Biến dạng cột sống, gai cột sống, gù vẹo…
- Bại liệt: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh thoái hóa cột sống.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mãn tính, khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, điều trị đúng cách, bệnh có thể được cải thiện đáng kể. Do đó, khi thấy triệu chứng đau nhức vùng thắt lưng, mọi người nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.
Để chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng, bác sĩ sẽ khám các triệu chứng hiện có của người bệnh và thực hiện một số biện pháp sau:
- Chụp X-Quang
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Xét nghiệm máu toàn phần.
Thoái hóa cột sống thắt lưng uống thuốc gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả
Để điều trị thoái hóa cột sống, người bệnh có thể tham khảo lựa chọn một trong các biện pháp dưới đây:
Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống lưng
Các bài thuốc được bào chế từ các thảo dược quen thuộc, có sẵn trong vườn nhà có tác dụng giảm đau hiệu quả như: Lá lốt, đu đủ, cây trinh nữ, ngải cứu, mễ nhân, đinh lăng, mật ong, quế, cây nhàu, xương rồng….
- Bài thuốc từ lá lốt: Người bệnh có thể chế biến các món ăn từ lá lốt, có tác dụng trị thoái hóa cột sống hiệu quả. Hoặc cho lá lốt + ngải cứu vào chảo sao nóng với muối hạt, sau đó đắp lên vùng lưng bị đau.
- Bài thuốc từ cây xương rồng: Sử dụng 3 – 4 nhánh xương rồng, bỏ hết gai và ngâm với nước muối loãng. Vớt ra cho ráo nước và nướng trên bếp lửa cho đến khi khô lại. Cho xương rồng vào tấm vải mỏng và đắp lên lưng.
- Bài thuốc từ rễ cây trinh nữ: Rễ cây trinh nữ rửa sạch, thái mỏng. Cho vào tẩm rượu và sao thơm. Lấy phần rễ cây đã sao cho vào nồi sắc cùng 400ml nước. Đun đến khi còn 100ml thì bắc ra, uống ngày 2 lần.
Theo bác sĩ Đỗ Minh Tuấn, chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng bài thuốc dân gian an toàn, lành tính nhưng hiệu quả thấp, bệnh dễ tái phát và trở nặng. Do đó, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, chẩn bệnh và uống thuốc đặc trị.
Chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng thuốc Tây y (điều trị nội khoa)
Sử dụng thuốc để chữa bệnh là phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Mục đích của thuốc Tây y là giảm đau, chống viêm, điều trị triệu chứng.
Tùy theo mức độ bệnh, độ tuổi mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng những loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol, Acetaminophen… Có tác dụng giảm đau nhanh chóng.
- Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDs): Ibuprofen, Diclofenac, Indomethacin, Meloxicam… Có tác dụng chống viêm, hạ sốt, giảm đau nhức. Tuy nhiên, loại thuốc này dễ gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến dạ dày. Đặc biệt những người bị tiểu đường, bệnh về tim mạch, huyết áp nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Decontractyl… Có tác dụng giảm đau nhức. Tuy nhiên, các loại thuốc này dễ gây buồn ngủ, buồn nôn, dị ứng da…
- Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Glucosamin sulfat, Chondroitin sulfat…
- Thuốc chống trầm cảm: Giúp gia tăng sản xuất Endorphins – một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Đồng thời, thuốc chống trầm cảm giúp người bệnh ngủ ngon, quên đi cơn đau. Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc này trong thời gian dài vì dễ gây nghiện.
- Vitamin nhóm B: B1, B6, B12, có tác dụng giải phóng rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, giảm tê bì.
- Ngoài ra, với một số bệnh nhân nặng có thể được chỉ định tiêm Corticoid ngoài màng cứng.
Lưu ý: Nên sử dụng thuốc Tây y theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý mua thuốc uống hoặc uống không đúng điều lượng.
Vật lý trị liệu
Ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng thêm vật lý trị liệu để giúp giảm đau, chống viêm, thúc đẩy quá trình lành bệnh và phục hồi vận động hiệu quả. Các phương pháp vật lý trị liệu thường áp dụng gồm:
- Hình thức thụ động: Sử dụng máy kéo giãn cột sống, sóng ngắn trị liệu, chiếu tia hồng ngoại, chạy điện, siêu âm, từ trường…
- Hình thức chủ động: Các bài tập phục hồi chức năng, bài tập vật lý trị liệu.
Một số bài tập hiệu quả dành cho người bị thoái hóa cột sống thắt lưng gồm:
- Bài tập kéo giãn nhóm cơ lưng
- Bài tập giữ thăng bằng
- Động tác vặn mình
- + Bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống lưng: Tư thế rắn hổ mang, tư thế cây cầu, tư thế bò cừu, tư thế ngồi dạng chân…
Phẫu thuật (điều trị ngoại khoa)
Phương pháp này được áp dụng với bệnh nhân có các triệu chứng nặng, kéo dài, điều trị nội khoa không có kết quả. Hoặc trong trường hợp hệ thống thần kinh bị tổn thương nặng nề, đi lại khó khăn, mất kiểm soát bàng quang.
Người bệnh có thể lựa chọn các biện pháp phẫu thuật như: Mổ nội soi, mổ hở, mổ bằng tia laser, phẫu thuật cố định cột sống, bắt vít qua da…
Tuy nhiên, cách chữa này không được các chuyên gia khuyến khích thực hiện vì chi phí cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng bằng Đông y
Theo quan niệm của Đông y, thoái hóa cột sống xảy ra do phong hàn thấp xâm nhập, kết hợp tạng thận suy giảm, khiến kinh lạc tắc nghẽn, khí huyết không thông, gây đau nhức. Để chữa trị, Đông y tác động sâu bên trong, loại bỏ căn nguyên, khu phong, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc. Đồng thời phục hồi cột sống tổn thương, tăng cường chức năng phủ tạng để phòng ngừa tái phát.
Đông y sử dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên (chủ yếu là thuốc nam) để giảm đau, kháng viêm, trị bệnh từ gốc. Các bài thuốc đều được nghiên cứu kỹ càng, cây thuốc được sơ chế, gia giảm theo tỉ lệ phù hợp.
Thuốc Đông y có ưu điểm an toàn, lành tính, hiệu quả vững chắc và lâu dài. Đặc biệt phù hợp với mọi người bệnh. Tuy nhiên, thuốc phát huy tác dụng chậm, phải đun sắc lỉnh kỉnh nên nhiều người e ngại sử dụng.
Hiện nay, có rất nhiều phương thuốc nam chữa thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả. Trong đó nổi bật nhất là bài thuốc gia truyền của Đỗ Minh Đường và phương thuốc Hoạt huyết phục cốt hoàn của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc.
Bên cạnh uống các bài thuốc Đông y, y học cổ truyền còn kết hợp liệu pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt để đạt hiệu quả cao và nhanh chóng. Biện pháp này tác động vào kinh mạch, huyệt đạo, giúp giảm đau, giảm viêm, lưu thông khí huyết và tăng cường chức năng vận động.
Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì, kiêng gì?
Song song với việc điều trị, người bệnh thoái hóa cột sống nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giúp hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng. Cụ thể:
- Nên ăn thực phẩm chứa nhiều canxi: Sữa, xương ống, các loại rau xanh đậm…
- Ăn nhiều thực phẩm giàu Omega 3: Cá thu, cá hồi…
- Nên ăn thực phẩm giàu Magie (bơ, cá, đậu, sữa chua…), thực phẩm giàu sắt (ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, thịt lợn…)
- Nên ăn nhiều rau xanh, các loại quả chứa Vitamin C, D, K…
- Nên kiêng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào…
- Kiêng ăn thịt đỏ: Thịt bò, thịt chó…
- Không uống bia, rượu, chất kích thích, hút thuốc lá…
Cách phòng bệnh thoái hóa cột sống lưng
Để phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống, người bệnh cần chú ý một số điều sau:
- Ngồi và đứng đúng cách, không ngồi lâu hoặc đứng lâu.
- Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột.
- Điều chỉnh cân nặng hợp lý.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Thường xuyên bổ sung Canxi, Vitamin C, D… vào khẩu phần ăn mỗi ngày.
- Chế độ sinh hoạt khoa học, không làm việc quá sức, không thức khuya.
- Điều trị dứt điểm các di chứng của chấn thương, bệnh lý liên quan đến cột sống.
Trên đây là những thông tin về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.