Trầm cảm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách vượt qua
Trầm cảm (Depression) là một loại rối loạn tâm trạng phổ biến trên toàn thế giới. Nó được WHO chẩn đoán là căn bệnh nguy hiểm và có mức độ ảnh hưởng đứng thứ hai sau tim mạch. Những người mắc bệnh thường có những biểu hiện như buồn bã, lo âu, bi quan,… Nhất là ở các đối tượng thuộc độ tuổi từ 18 – 45.
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một căn bệnh về tâm thần rất nghiêm trọng và phổ biến. Hầu như bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh. Nhất là ở những người gặp quá nhiều stress, căng thẳng hoặc chịu phải biến cố nào đó quá sốc. Tuy nhiên, phần lớn là ở phụ nữ. Bởi đây là nhóm đối tượng yếu đuối, dễ bị tác động hơn so với đàn ông.
Đối với người mắc bệnh trầm cảm, họ sẽ luôn cảm thấy buồn bã, mất mát và không có hứng thú về mọi thứ xung quanh dù đã từng rất thích. Bên cạnh đó, bệnh này còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả cảm xúc lẫn hành vi, cùng những vấn đề về thể chất và tinh thần. Nghiêm trọng nhất là có thể tự hủy hoại bản thân và người khác.
Trầm cảm thường có ở những đối tượng nào?
Trầm cảm có thể đến với bất kỳ ai, nhưng phổ biến nhất là thuộc trong độ tuổi khoảng 18 – 45. Vì đây là nhóm sẽ đối diện với nhiều vấn đề trong cuộc sống hay xã hội.
Tuy nhiên, theo thống kê từ các nghiên cứu y khoa, trầm cảm thường xuất hiện ở các nhóm chính sau:
- Nhóm phụ nữ sau sinh: Vì đây là khoảng thời gian rất nhạy cảm, người phụ nữ phải chịu với nhiều vấn đề như thay đổi nhanh chóng về hormon, thời gian ngủ nghỉ, mối quan hệ vợ chồng, trong gia đình,… hay những bất ổn trong cuộc sống cũng làm gia tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.
- Nhóm người bị sang chấn tâm lý: Trên thực tế, những người bị trầm cảm chủ yếu xuất phát từ một lý do nào đó quá sốc, đột ngột khiến tinh thần của họ không thể chịu nổi. Điển hình như: mất đi người thân, có bạn đời ngoại tình, con cái hư hỏng, phá sản, bị lừa đảo, bị sa thải,…
- Nhóm học sinh, sinh viên: Đây cũng là nhóm người bị trầm cảm chiếm tỉ lệ cao nhất hiện nay. Có nhiều vấn đề tác động như: áp lực học tập, nhiều kỳ thi, sự kỳ vọng từ gia đình, thầy cô, sự đánh giá kết quả cùng bạn bè.
- Nhóm người bị chấn thương, khuyết tật: Thông thường là những người bị tai nạn và sau đó phải cắt bỏ một phần nào đó trên cơ thể, chấn thương não hay bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như HIV/AIDS,…
- Nhóm người thường xuyên lạm dụng rượu, bia và các chất kích thích trong thời gian dài.
Trầm cảm có những loại nào?
Trầm cảm là bệnh có ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng và tinh thần của con người. Hiện nay, trầm cảm được chia thành nhiều loại khác nhau, dựa trên những đặc tính riêng biệt của người bệnh.
Trầm cảm chính (MDD – Major Depressive Disorder)
MDD là một dạng trầm cảm mà người bệnh cảm thấy mất hứng thú với các hoạt động hằng ngày dù là mình từng rất thích. Thông thường có các triệu chứng điển hình như thay đổi khẩu vị, cân nặng, khó ngủ, mệt mỏi và luôn cảm thấy bản thân vô giá trị.
Đôi khi người bệnh sẽ có những hành vi và suy nghĩ về cái chết. Rối loạn MDD thường sẽ được điều trị bằng thuốc và trị liệu tâm lý, hoặc bằng liệu pháp chống tĩnh điện cho những người bị nặng.
Trầm cảm mãn tính (PDD – Persistent Depressive Disorder)
Là loại trầm cảm mà người bệnh có thời gian kéo dài ít nhất khoảng 2 năm, nhưng chưa đến mức độ như trầm cảm chính MDD. Theo đó, người mắc bệnh vẫn sinh hoạt như bình thường nhưng lại cảm thấy mình luôn không vui và mệt mỏi. Một số triệu chứng của trường hợp này có thể bao gồm mất ngủ, không có năng lượng, thèm ăn, cảm thấy vô vọng và không có động lực sống.
Trầm cảm lưỡng cực (RLLC – Bipolar Disorders)
Rối loạn trầm cảm lưỡng cực hay còn được biết đến với tên khác là bệnh hưng trầm cảm. Những người mắc bệnh sẽ phải trải qua thời kỳ mà năng lượng cao bất thường. Bên cạnh đó, so với các triệu chứng thông thường, người mắc loại bệnh này sẽ có những dấu hiệu khác như suy nghĩ phi thực tế, hoạt động ở tốc độ cao hơn và thích mạo hiểm, giảm nhu cầu ngủ và theo đuổi những niềm vui như tình dục. chi tiêu quá đà,…
Có thể nói, rối loạn lưỡng cực mang đến cho người bệnh những cảm giác rất tuyệt vời, tuy nhiên lại không kéo dài và thường dẫn đến hành vi tự hủy hoại bản thân. Đồng thời đi kèm với một giai đoạn nào đó của bệnh trầm cảm khác.
Trầm cảm sau sinh (PPD – Postpartum Depression)
Đây là tình trạng mà nhiều phụ nữ sẽ gặp phải sau khi sinh con. Vì khi đó, lượng hormone bên trong cơ thể được điều chỉnh lại và dẫn đến những thay đổi về tâm trạng. Có nhiều yếu tố khác nhau tác động nên chứng trầm cảm sau sinh và nó có thể tồn tại trong vài tháng hoặc nhiều năm.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thì nó có thể gây ra những hậu quả không mong muốn. Thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.
Trầm cảm theo mùa (SAD – Seasonal Affective Disorder)
SAD là loại trầm cảm thường xuất hiện vào cuối mùa thu và đầu mùa đông. Có nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh này như: thiếu hụt serotonin, tăng nhiều melatonin, tuổi tác, yếu tố di truyền,… Bệnh có tính chu kỳ và thường xảy ra vào mùa đông hàng năm và có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần. Một dạng khác hiếm gặp hơn là bệnh trầm cảm mùa hè, chúng thường bắt đầu vào cuối xuân/đầu hè và kết thúc vào mùa thu.
Do thời gian diễn ra khá ngắn nên các triệu chứng của bệnh khá mơ hồ và khó nhận biết được sớm. Theo đó, người bệnh cũng sẽ có một số dấu hiệu như cảm thấy ủ rũ, ăn uống không ngon, mệt mỏi và không muốn làm bất kỳ việc gì khi mùa đông đến.
Dấu hiệu của người mắc bệnh trầm cảm
Tương tự như các bệnh lý khác, người mắc bệnh trầm cảm cũng có những biểu hiện đặc trưng. Tuy nhiên có một sống người lại cố gắng che giấu vì lo sợ sẽ bị người khác xa lánh, kỳ thị và khiến cho bệnh càng thêm trầm trọng, khó điều trị dứt điểm.
Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ thường xảy ra ở những người bị trầm cảm. Theo đó, người bệnh sẽ khó đi vào giấc ngủ hoặc thường bị thức giấc giữa đêm và không thể ngủ lại được. Thậm chí có một số người thường xuyên gặp phải ác mộng khiến họ tỉnh giấc.
Suy nhược cơ thể
Tinh thần của người bệnh luôn trong trạng thái bị quan, tiêu cực với hàng loạt các cảm xúc, suy nghĩ xấu. Họ sẽ thường đấu tranh tư tưởng, đau khổ, chán nản, tuyệt vọng và khóc không rõ lý do. Bên cạnh đó, chính bản thân người bệnh luôn vô cùng nhạy cảm, dễ buồn chán và luôn cảm thấy mình cô đơn, không được quan tâm chú ý và có nguy cơ bị bỏ rơi cao.
Mất tập trung, giảm ghi nhớ
Theo khảo sát, có hơn khoảng 50% người bệnh cho thấy suy nghĩ của mình quá chậm và không còn như trước. Trí nhớ kém và không thể tập trung vào một việc nào đó dù đang đọc báo hay xem tivi để giải trí. Bên cạnh đó, khi giao tiếp họ cũng gặp một số rắc rối trong ứng xử và không thể đưa ra quyết định nhanh chóng.
Khí sắc trầm buồn
Đây là biểu hiện thường gặp của những bệnh nhân mắc chứng trầm cảm, họ thường cảm thấy buồn chán, cô đơn, trống trải. Bạn cũng có thể nhận biết thông qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu, trang phục,…
Giảm hứng thú về tình dục
Theo các chuyên gia, trầm cảm là một trong những nguyên nhân chính gây nên triệu chứng suy giảm ham muốn tình dục, nhất là ở nam giới. Vì khi bị trầm cảm, các chất dẫn truyền thần kinh bị thiếu hụt khiến cho não bộ khó gửi tín hiệu đến các cơ quan sinh dục và từ đó gây hiện tượng suy giảm ham muốn, cùng một số bệnh lý khác như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, yếu sinh lý,…
Thay đổi cân nặng
Khi bị trầm cảm, người bệnh thường không có hứng thú hoặc chẳng quan tâm đến việc ăn uống. Tuy nhiên, có một số khác thì lại chọn việc ăn uống để cải thiện tâm trạng của mình. Do đó, nếu bạn cảm thấy cơ thể của mình bị thay đổi trọng lượng nhanh chóng thì đấy cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang trong giai đoạn trầm cảm.
Có ý định tự sát
Hầu hết những bệnh nhân trầm cảm đều có ý nghĩ về cái chết, ở mức độ nặng hơn thì sẽ có ý định và hành vi tự tử. Nguyên nhân là do họ cảm thấy mình thật đau đớn, tuyệt vọng và tự tử là cách để giúp họ được giải thoát và chấm dứt nỗi đau.
Dấu hiệu của những người trầm cảm thường có nguy cơ tự tử như: đã từng tự tử trước đây, cảm thấy mình không có giá trị, lạm dụng chất gây nghiện, ma túy, chịu quá nhiều căng thẳng trong thời gian dài.
Nguyên nhân của bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một bệnh lý khó điều trị dứt điểm và cần nhiều thời gian để theo dõi. Song trên thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cụ thể như:
Gen di truyền
Có khá nhiều người không tin rằng di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm. Tuy nhiên có một sự thật là, thông qua các nghiên cứu đã cho thấy có khoảng hơn 40% người bệnh xuất phát từ yếu tố di truyền. Theo đó, nếu đời bố hoặc mẹ có người bị mắc bệnh thì sau khi sinh, con cái của họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn bình thường.
Mặc khác, nếu một đứa trẻ lớn lên cùng với một người mẹ/cha bị trầm cảm thì cũng dễ bị mắc bệnh. Vì chúng nghĩ rằng những hành vi bất thường, ít giao tiếp hay có suy nghĩ tiêu cực là điều bình thường. Từ đó chúng sẽ bắt chước và tạo thành thói quen cho mình.
Sang chấn tâm lý
Những cú sốc bất ngờ từ những sự việc, sự kiện xung quanh cũng khiến người đó mắc bệnh trầm cảm. Chẳng hạn như sự ra đi của người thân, áp lực công việc, mối quan hệ vợ chồng,… khiến họ không thể vượt qua và hình thành ám ảnh rồi dẫn đến trầm cảm.
Tâm lý bi quan
Hầu hết những người bi quan thường có nguy cơ trầm cảm cao hơn những người luôn sống tích cực, lạc quan và vui vẻ. Chính vì vậy, bạn hãy thường xuyên xây dựng cho mình một thái độ và phong cách sống tích cực, quen nhiều bạn mới,.. Để từ đó tạo ra được hệ miễn dịch bảo vệ tinh thần của mình khỏi bệnh trầm cảm.
Yếu tố văn hóa – xã hội
Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm thường xuất hiện cao ở những người nghèo, dân tộc thiểu số và những người có nguồn trợ cấp xã hội kém. Vì phần lớn họ là những người nghèo, thường sẽ bị coi thường, khinh miệt, nhất là trẻ em khi đến trường.
Chẳng hạn như việc chúng khoác lên mình những bộ quần áo bẩn thỉu hay không hợp thời thôi cũng khiến bọn trẻ nhà giàu xỉa xói, điều này diễn ra nhiều gây trầm cảm, thậm chí là tự kỷ.
Có bệnh nền trước đó
Những người mắc phải các bệnh lý trước đó như tim mạch, ung thư, đột quỵ hay các bệnh về não (u não, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não),… cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm. Ngoài ra, một số yếu tố nội tiết như mang thai, sẩy thai, hậu sản, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh,… cũng là nguyên nhân chính gây trầm cảm ở phụ nữ.
Căng thẳng kéo dài
Khi đối mặt với căng thẳng và stress trong cuộc sống sẽ khiến cho chúng ta dễ bị mất cân bằng tâm lý, não bị co rút, suy giảm hệ miễn dịch và thậm chí là trầm cảm. Nếu không điều trị kịp thời, sau thời gian dài người bệnh sẽ có những suy nghĩ tiêu cực và thậm chí là gây hại cho chính bản thân mình.
Phương pháp chẩn đoán trầm cảm
Để chẩn đoán bệnh trầm cảm, các bác sĩ sẽ thực hiện một số biện pháp chuyên nghiệp. Đề từ đó có thể chẩn đoán chính xác tình trạng mà người bệnh đang gặp phải và có hướng điều trị hiệu quả.
Chẩn đoán lâm sàng
Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD-10 hoặc DMS-5. Kết quả chẩn đoán của người mắc bệnh trầm cảm phải có ít nhất 5 triệu chứng hoặc nhiều hơn và nó đã được xảy ra ít nhất trong thời gian khoảng 2 tuần.
Bên cạnh đó, có ít nhất một trong số các triệu chứng được chẩn đoán đó có thể dựa trên cảm xúc của bản thân hoặc do quan sát của người khác. Dựa trên những biểu hiện đó, bác sĩ sẽ đánh giá được đâu là mức độ nghiêm trọng mà người bệnh đang mắc phải.
Xét nghiệm cận lâm sàng
Phương pháp chẩn đoán qua xét nghiệm cận lâm sàng sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh hớn, đồng thời sàng lọc và đánh giá diễn tiến của bệnh.
Bao gồm các công việc như:
- Các xét nghiệm thường quy: Xét nghiệm máu, xét nghiệm tuyến giáp, xét nghiệm vi sinh,…
- Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng: XQ tim phổi, siêu âm doppler xuyên sọ, siêu âm ổ bụng, siêu âm tuyến giáp, điện tim đồ, điện não đồ, lưu huyết não, đo đa giấc ngủ, MRI sọ não, CT scanner sọ não,..
- Các trắc nghiệm tâm lý: Sử dụng các thang đánh giá trầm cảm ở cộng đồng (PHQ-9), thang đánh giá trầm cảm Hamilton, Beck, trầm cảm ở trẻ em, trầm cảm người già (GDS), bảng kiểm kê nhân cách hướng nội hướng ngoại (EPI), tháng đánh giá lo âu Hamilton, Zung, thang đánh giá rối loạn giấc ngủ (PSQI),…
- Các xét nghiệm theo dõi điều trị: Đánh giá tình trạng rối loạn chuyển hóa do thuốc Glucose máu, mỡ máu (cholesterol toàn phần, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol, triglycerid) 3 tháng/lần. Theo dõi chức năng gan, thận, điện tim đồ 3 tháng/lần, theo dõi tác dụng hạ bạch cầu 1 tháng/lần.
Chẩn đoán phân biệt
Bệnh trầm cảm thường có những triệu chứng khá giống với một số bệnh lý khác, đặc biệt là các bệnh thuộc nhóm tâm thần. Chính vì vậy, với phương thức chẩn đoán phân biết sẽ giúp bác sĩ biết chính xác loại bệnh của bệnh nhân có phải là trầm cảm hay không.
Cách điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả
Hiện nay, cách điều trị bệnh trầm cảm khá đa dạng và linh hoạt. Người bệnh có thể dùng thuốc, trị liệu tâm lý hoặc kết hợp cả hai để đạt hiệu quả cao hơn.
Dùng thuốc
Phần lớn trong các quy trình điều trị bệnh trầm cảm ở mức độ trung bình hoặc nặng thường được các chuyên gia, bác sĩ sử áp dụng phương pháp này. Theo đó, các chất dẫn truyền thần kinh bên trong được thay đổi làm cho các vấn đề sinh học được giải quyết và cải thiện trầm cảm.
Tuy nhiên, để đạt được kết quả điều trị tốt nhất thì người bệnh cần kết hợp thêm một số bài tập trị liệu tâm lý như trò chuyện cùng người khác. Để suy nghĩ và lối sống được thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.
Bên cạnh đó, trước khi dùng thuốc người bệnh cần hỏi ý kiến của chuyên gia để họ kê đơn và hướng dẫn chi tiết về liều dùng, cũng như các chú ý cần ghi nhớ. Để việc điều trị và hồi phục nhanh chóng hơn.
Tuyệt đối không nên tự ý uống hoặc dừng thuốc đột ngột vì sẽ có nhiều nguy hiểm tiềm ẩn. Đối với những trường hợp bị bệnh ở mức độ nhẹ thì không cần đến phương pháp dùng thuốc mà sẽ nhờ đến sự can thiệp của phương pháp trị liệu tâm lý.
Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý là phương pháp được các nhà tâm lý sử dụng giúp người bệnh cải thiện tình trạng về sức khỏe, tinh thần hoặc tháo gỡ các khúc mắc trong cảm xúc và hành vi thông qua cách thức giao tiếp. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, việc áp dụng các phương pháp điều trị này đạt hiệu quả rất tốt mà người bệnh không cần phải đối mặt với các tác dụng phụ của việc dùng thuốc.
Một số tác dụng của việc trị liệu tâm lý với bệnh trầm cảm như:
- Giúp người bệnh giảm và giải tỏa bớt căng thẳng.
- Giúp người bệnh biết thêm nhiều khía cạnh mới của một vấn đề mà họ gặp phải.
- Giúp người bệnh chấp nhận sự thật một cách dễ dàng hơn.
- Một số kiến thức ứng phó với các tác dụng phụ từ việc dùng thuốc chống trầm cảm.
- Học và tạo thói quen nói chuyện với người khác, đồng thời chia sẻ về tình trạng của bản thân.
- Giúp phát hiện sớm tình trạng của bản thân và có cách xử lý kịp thời
- Giúp người bệnh được ổn định về tâm lý, tinh thần và tâm trạng.
Phương pháp điều trị khác
Tùy vào tình trạng và nguyên nhân gây trầm cảm, mà người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định chính xác về cách thức điều trị. Chẳng hạn như:
- Đối với các trường hợp bị trầm cảm do bệnh ở não: Sẽ được điều trị bằng cách cắt u não, hút máu tụ, điều trị viêm não,….
- Đối với những bệnh nhân trầm cảm do bị nghiện các chất kích thích như rượu, bia, ma tuý sẽ được tiến hành điều trị cai nghiện.
Bệnh trầm cảm cải thiện như thế nào?
Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị trầm cảm như dùng thuốc, liệu pháp sốc điện, trị liệu tâm lý,…. Thì người bệnh hoàn toàn có thể chủ động trong việc cải thiện bằng các biện pháp đơn giản như:
Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao
Không cần luyện tập quá nhiều, chỉ cần 30 phút mỗi ngày và thực hiện một số bài tập đơn giản như đi bộ, yoda, bơi lội, đạp xe,… Sau một khoảng thời gian bạn sẽ nhận thấy được bệnh được cải thiện đáng kể.
Vì khi hoạt động nhiều, cơ thể sẽ sản sinh ra endorphin. Đây là chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng giúp cải thiện tâm trạng, tinh thần lạc quan, vui vẻ và qua đó hỗ trợ bộ não được hoạt động theo hướng tích cực hơn.
Ngủ đủ giấc
Đối với người mắc bệnh cần tập cho mình thói quen ngủ đủ giấc, đi ngủ và thức dậy vào một thời điểm cố định. Bên cạnh đó là cố gắng loại bỏ những yếu tố gây nhiễu như máy tính, tivi, điện thoại ra khỏi tầm mắt của mình. Tốt nhất là ra khỏi hẳn phòng ngủ.
Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
Bất kỳ một bệnh lý nào cũng vậy, việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý cũng sẽ giúp người bệnh bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng. Từ đó giúp cho tâm trạng và thể chất của họ được tốt hơn.
Đối với người mắc bệnh trầm cảm thì có thể tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu hàm lượng Omega 3 có trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ. Hay các chất axit folic trong rau bina, bơ,.. Qua đó giúp giảm nhẹ các triệu chứng gây bệnh.
Thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi, kết nối bạn bè
Đây là giải pháp cực kỳ hiệu quả giúp cải thiện tình trạng bệnh. Do đó, thay vị chán nản, suy nghĩ vu vơ thì tại sao bạn lại không dành thời gian đó để làm những điều mình thích. Bạn có thể thực hiện một số hoạt động như mua sắm, xem phim, ăn tối cùng bạn bè hoặc đi du lịch,… Từ đó bạn sẽ dần tìm lại được cảm giác vui vẻ và thích thú hơn về cuộc sống. Đồng thời còn giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả.
Trầm cảm là căn bệnh có mức ảnh hưởng khá nghiêm trọng, không chỉ chính bản thân người bệnh mà cả những người xung quanh. Chính vì thế, khi nhận thấy các triệu chứng bất thường hãy đi khám ngay tại các cơ sở uy tín để được điều trị bằng phương pháp phù hợp.