Tràn dịch khớp gối là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, cách điều trị
Bệnh tràn dịch khớp gối xảy ra phổi biến trong đối tượng độ tuổi sau 30. Nguyên nhân bệnh chủ yếu xuất phát từ chấn thương, nhưng cũng có thể bắt nguồn từ những bệnh lý sẵn có. Nếu không điều trị sớm, triệu chứng tràn dịch khớp gối chuyển nặng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động và sinh hoạt của bệnh nhân.
Tràn dịch khớp gối là gì, có chữa khỏi không?
Theo Y học hiện đại, tràn dịch khớp gối là tình trạng khớp gối gia tăng lượng dịch bất thường sau chấn thương, từ đó gây ra những hạn chế trong vận động khớp gối. Ngoài tình trạng tụ dịch ở khớp gối ra, bệnh lý này còn có thể kèm với hiện tượng tụ máu trong khớp.
Đối với giai đoạn cơ bản, bệnh nhân tràn dịch khớp gối chỉ gặp phải một số khó khăn trong vận động khớp. Bệnh tràn dịch khớp gối không phải bệnh lý khó chữa, nhưng khi không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh có thể phát triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ khớp, dính khớp, thoái hóa khớp…
Trong các khớp trên cơ thể, khớp gối là một trong những vị trí chịu nhiều áp lực do phải gánh vác phần lớn trọng lượng của cơ thể. Vì thế nếu khớp gối bị tổn thương, có thể gây ra những tổn thương lan rộng đến các khớp xương liên quan từ đó làm giảm chất lượng sức khỏe của người bệnh. Một số trường hợp biến chứng nhiễm trùng khớp do chọc hút dịch khớp nhiều lần có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bệnh nhân.
Tình trạng tràn dịch khớp gối gây ra những cơn đau nhức liên hồi, vùng khớp bị nóng và sưng đỏ ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động của bệnh nhân. Trong trường hợp xấu, hiện tượng nhiễm khuẩn xảy ra làm tăng nguy cơ viêm khớp, biến chứng xấu nhất là khớp gối có thể bị hỏng hoàn toàn.
Việc điều trị tràn dịch khớp gối cần được diễn ra càng sớm càng tốt, khi đã chẩn đoán được nguyên nhân của căn bệnh này thì việc điều trị bệnh tương đối dễ dàng hơn. Tùy vào giai đoạn nghiêm trọng của bệnh và cơ địa bệnh nhân mà chuyên gia y tế sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân tràn dịch khớp gối
Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng tràn dịch khớp gối bao gồm nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh lý. Trong đó, những bệnh nhân mắc phải bệnh lý này thường nằm trong số những đối tượng có nguy cơ cao sau:
1. Nguyên nhân do chấn thương
Một số chấn thương gây ra triệu chứng tràn dịch khớp gối là: gãy xương, rách hoặc tổn thương sụn chêm khớp gối, chấn thương đứt dây chằng khớp gối, tổn thương sụn khớp…. Những chấn thương này là nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối phổ biến. Bởi những tác động đột ngột, khớp gối sản xuất lượng dịch tiết ra nhiều hơn và dẫn đến phù nề ở các khớp gây tràn dịch.
2. Do vận động quá mức
Triệu chứng tràn dịch khớp gối thường xảy ra ở những vận động viên, người chơi thể thao cường độ cao. Ngoài ra đối tượng làm việc nặng thường xuyên, thường di chuyển dưới áp lực đều có tỷ lệ tràn dịch khớp gối áp đảo. Các bác sĩ cho rằng, khi khớp gối càng chịu nhiều áp lực thì các bao dịch hoạt sẽ bị ảnh hưởng càng lớn, từ đó phát sinh thêm dịch khớp gối khi có điều kiện thuận lợi.
3. Tràn dịch trong các bệnh lý về khớp
Nguyên nhân bệnh lý gây ra các vấn đề ở khớp gối không hiếm gặp, ngược lại bệnh có thể tiến triển thành mãn tính và nguy cơ biến chứng cao hơn. Một số bệnh lý có thể dẫn đến tràn dịch khớp gối bao gồm bệnh thoái hóa khớp gối, nhiễm trùng khớp, viêm khớp gối, bệnh gout, rối loạn đông máu hoặc bệnh viêm khớp dạng thấp…
4. Do khớp gối nhiễm khuẩn
Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh tràn dịch khớp gối xảy ra khi bệnh nhân bị nhiễm các loại vi khuẩn xâm nhập vào bao hoạt dịch. Một số loại vi khuẩn thường là nguyên nhân bệnh tràn dịch khớp gối là: vi khuẩn Mycoplasma, vi khuẩn lao, bên cạnh đó có thể là virus hoặc vi nấm.
4. Tràn dịch khớp gối do béo phì
Nguyên nhân tràn dịch khớp gối do cân nặng xảy ra phổ biến. Bởi khi trọng lượng cơ thể quá nặng, khớp gối bắt buộc phải tiết ra nhiều dịch hơn để giảm ma sát khi con người di chuyển. Lúc này, phần trọng lượng cơ thể tạo ra ở sụn quá lớn khiến các bao hoạt dịch tăng lên, từ đó hình thành hiện tượng tràn dịch khớp gối.
Triệu chứng tràn dịch khớp gối dễ nhận biết
Dấu hiệu tràn dịch khớp gối cơ bản nhất mà người bệnh nên chủ động kiểm tra là tình trạng quanh gối bị nổi mẩn đỏ, kèm theo đó là tình trạng đau nhức và phù nề. Người bệnh có cảm giác nặng nề tại vùng khớp gối vị tràn dịch, từ đó tạo ra các hạn chế khi vận động, khó gấp duỗi gối.
Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng tràn dịch khớp gối dễ nhận biết thông qua mắt thường và cảm nhận của bệnh nhân. Những dấu hiệu này gồm:
Đau nhức khớp gối: Cơn đau nhức âm ỉ tại vùng gối, hoặc lan đến cẳng chân và đùi trên. Tần suất cơn đau có thể kèo vài vài chục phút rồi biến mất. Người bệnh không giảm bớt đau ngay cả khi thay đổi tư thế.
Mất cân bằng khớp gối: Triệu chứng tràn dịch khớp gối chỉ xuất hiện ở một bên gối, nên khi so sánh 2 bên khớp gối bệnh nhân sẽ nhận thấy vùng bị tràn dịch có kích thước lớn hơn do bao khớp dày lên.
Nổi mẩn đỏ khớp gối: Đây là tình trạng rối loại nội tiết, xảy ra khi lượng dịch khớp tăng quá mức ảnh hưởng đến cấu trúc da bên ngoài. Một số bệnh nhân gặp phải triệu chứng này, số khác có thể chỉ xuất hiện các mảng đỏ ngoài da.
Sưng khớp khối: Khi dịch khớp sản sinh nhiều, tại vị trí khớp sẽ bị phù nề và sưng phồng lên, kèm theo đó là cảm giác nóng đỏ. Triệu chứng này khá nổi bật và dễ nhận thấy sự khác biệt so với phần khớp còn lại.
Những triệu chứng khác: Một số bệnh bệnh gặp phải tình trạng dị cảm, tê bì chân, chi dưới mất cảm giác chân, cứng khớp… tuy nhiên không phải ai cũng gặp phải các triệu chứng này.
Chẩn đoán và điều trị tràn dịch khớp gối
Phương pháp chẩn đoán tràn dịch khớp gối
Những dấu hiệu tràn dịch khớp gối kể trên chỉ có thể được nhận biết từ bản thân người bệnh. Tuy nhiên các triệu chứng tổn thương tại khớp gối khá giống nhau, để tránh nhầm lẫn thì bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác từ bác sĩ chuyên khoa Xương khớp. Trong đó một số xét nghiệm có thể hỗ trợ đắc lực trong việc chẩn đoán tràn dịch khớp gối là:
- Xét nghiệm công thức máu: Mục đích xác định tình trạng viêm nhiễm khớp gối, tràn dịch khớp gối hoặc tầm soát nguy cơ viêm khớp dạng thấp.
- Chụp X-quang: Hình ảnh x- quang giúp bác sĩ đánh giá tương đối chính xác vấn đề ở khớp gối như tràn dịch khớp gối, tụ dịch, trật khớp, thoái hóa khớp, u xương.
- Chụp MRI: Đem đến kết quả chính xác hơn về những bất thường ở xương khớp, thường áp dụng cho những tổn thương ở gân, dây chằng và các sụn gối.
- Chọc hút dịch khớp: Phương pháp hút dịch khớp giúp đánh giá chính xác mức độ tràn dịch khớp gối, từ đó hỗ trợ chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh.
Phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối: Tây y, Đông Y và điều trị bằng thuốc Nam
Những phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối được áp dụng chủ yếu là điều trị bằng Thuốc tân dược, hoặc sử dụng thuốc dân gian. Tùy vào mức độ bệnh lý, cũng như sức khỏe người bệnh tương ứng với phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị tràn dịch khớp gối theo Y học hiện đại
Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu là thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn. Sử dụng thuốc kháng viêm có thành phần corticosteroid dưới dạng uống hoặc dùng thuốc tiêm trực tiếp vào khớp gối. Điều trị bằng thuốc tân dược cần tuân thủ hướng dẫn chặt chẽ của bác sĩ, nhất là đối với nhóm thuốc corticoid có thể gây tác dụng phụ.
Điều trị xâm lấn (chọc hút dịch khớp): Phương pháp chọc hút dịch khớp giúp rút đi lượng dịch tồn đọng để bệnh nhân giảm đau đớn và khó chịu. Kết hợp với chọc hút dịch khớp gối, bác sĩ sẽ tiêm thêm corticoid để giảm nguy cơ viêm nhiễm cho bệnh nhân.
Phẫu thuật: Trước tiên bệnh nhân sẽ được nội soi khớp gối để hỗ trợ hồi phục những tổn thương ở sụn, dây chằng, khắc phục tình trạng thoái hóa khớp gối. Nếu nội soi không hiệu quả, dịch tụ ở khớp gối gây ra những tổn thương nặng thì phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng để điều trị
Điều trị bảo tồn: Phù hợp cho đối tượng bệnh nhân tràn dịch khớp gối mức độ nhẹ đến trung bình. Bệnh nhân dành thời gian nghỉ ngơi, chườm đá và kê cao chân kết hợp với sử dụng các loại dầu xoa bóp, massage thường xuyên sẽ giúp tuần hoàn hiệu quả, giảm sưng nề.
Ngoài ra, người bệnh có thể được hướng dẫn điều trị bệnh tràn dịch khớp gối bằng thuốc dựa trên nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Hoặc đeo nẹp theo yêu cầu bác sĩ trong thời gian điều trị.
Điều trị tràn dịch khớp gối theo Y học dân tộc
Trong Y học dân tộc, có nhiều phương thuốc chữa bệnh tràn dịch khớp gối bằng các loại thảo dược tự nhiên lành tính, khi kiên trì có thể mang đến hiệu quả điều trị tích cực. Một số bài thuốc dân gian chữa tràn dịch khớp gối được áp dụng rộng rãi bệnh nhân nên tham khảo:
Rễ cây đinh lăng
Rễ cây đinh lăng có thành phần B1, glucozit, Flavonoit, alcaloit có công dụng chính là kháng viêm, chữa đau nhức, sưng tấy, từ đó có thể giảm nhẹ các triệu chứng tràn dịch khớp gây ra.
- Chuẩn bị 50 gram rễ cây đinh lăng đem rửa sạch, sau đó thái lát mỏng
- Cho rễ cây đinh lăng vào nồi sắc cùng với 2,5 lít nước.
- Sắc thuốc đến khi cạn còn 1/2 thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc.
- Mỗi ngày uống 3 lần, uống trong ngày
Củ nghệ
Củ nghệ là vị thuốc dân gian có chứa thành phần curcumin dồi dào, sử dụng củ nghệ chữa tràn dịch khớp gối dựa trên cơ chế kháng viêm, chống khuẩn mạnh mẽ. Củ nghệ được dùng làm bài thuốc điều trị tràn dịch khớp gối, viêm khớp, đau khớp nói chung.
- Hòa tan 1 thìa cà phê tinh bột nghệ cùng với 500 ml sữa ấm.
- Sử dụng hỗn hợp uống vào mỗi buổi tối, nên uống trước khi ngủ 1 tiếng
- Uống sữa tươi và bột nghệ thường xuyên giúp giảm viêm và giảm đau nhức hiệu quả.
Cây lá lốt
Bài thuốc Nam chữa tràn dịch khớp gối bằng lá lốt được ứng dụng phổ biến và được bệnh nhân đánh giá cao. Lá lốt có khả năng kháng khuẩn, giảm đau, vì vậy đây cũng là nguyên dược liệu được dùng trong nhiều bài thuốc chữa đau nhức xương khớp.
- Đem 50 gram lá lốt, 20 gram rễ vòi voi, cây cỏ xước và rễ bưởi bung làm sạch.
- Đem tất cả các nguyên liệu đi sao vàng trên bếp với ngọn lửa nhỏ cho đến khi héo lại
- Cho nguyên liệu sắc cùng với 5 bát nước, đun đến khi thuốc cạn còn một chén rưỡi
- Uống thuốc mỗi ngày sau mỗi bữa ăn, cách ít nhất từ 30 – 45 phút.
- Mỗi ngày uống 1 thang, sử dụng liên tục trong 3 tuần để chữa tràn dịch khớp gối.
Cây cỏ trinh nữ
Cách chữa tràn dịch khớp gối bằng cỏ trinh nữ có hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng. Bài thuốc giúp bệnh nhân giảm đau, an thần và kháng viêm.
- Chuẩn bị 30 gram rễ cây trinh nữ, 10 gram cây cam thảo, rễ đinh lăng, 20 gram ây bưởi bung, rễ cúc tần rửa sạch.
- Đem cho tất cả vị thuốc sao nóng rồi cho vào ấm nấu cùng với 5 bát nước, đun sôi lửa vừa.
- Đun đến khi thuốc cạn còn 3 bát, chia đều làm 3 phần uống mỗi ngày sau mỗi bữa ăn
- Người bệnh nên uống liên tục trong 2 tuần sẽ đẩy lùi triệu chứng tràn dịch khớp gối hiệu quả.
Điều trị tràn dịch khớp gối theo Đông y
Chữa tràn dịch khớp gối bằng đông y giúp điều trị nguyên nhân gốc rễ. Các bài thuốc kích thích quá trình lưu thông máu, giúp bồi bổ khí huyết, mạnh gân cốt, từ đó có thể phòng tránh nguy cơ tái phát hiệu quả. Các bài thuốc chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả người bệnh nên tham khảo:
Bài thuốc 1
- Chuẩn bị: ma hoàng, đương quy, hoàng bá, ngưu tất, thương truật, khương hoạt,tần giao, quế chi, phòng phong, , tang chi, độc hoạt, phòng kỷ, ý dĩ nhân, tri mẫu, xích thược.
- Đem nấu tất cả các nguyên liệu trong cùng 1 thang thuốc, nấu thuốc đến khi cạn còn 3 chén nước thì tắt bếp.
- Mỗi ngày uống 1 thang, sử dụng trong 2 tuần để giảm triệu chứng đau nhức.
Bài thuốc 2
- Chuẩn bị : 3g hoài ngưu tất, 4g cao quy bản, 4g xích thược, 4g xuyên khung, 4g kỷ tử, 4g sơn thù, 8g thục địa, 12g hồng hoa, 4g cao lộc hương, 4g sơn thược, 12g đào nhân.
- Đem nguyên liệu đi phơi khô rồi tán bột mịn, trộn cùng mật ong rồi nặng thành viên uống.
- Mỗi ngày nên uống từ 4 – 8g và chia làm 2 lần uống sau khi ăn.
Bài thuốc 3
- Chuẩn bị: 30g lá lốt, 30g rễ cây vòi voi, 30g rễ cỏ xước, 30g rễ cây bưởi bung.
- Đem các nguyên liệu đi sao vàng và sắc với 3 chén nước, thuốc sắc còn 1 chén thì tắt bếp.
- Mỗi ngày uống 1 thang, uống liên tục 7 ngày để có kết quả tốt nhất
Bài thuốc 4
- Chuẩn bị: 10g thiên niên kiện, 10g lá lốt, 16g cỏ xước, 16g thổ phục linh, 8g quế chi, 12g mắc cỡ, 12g sinh địa, 12g hà thủ ô.
- Đem nguyên liệu nấu cùng 1 ấm nước trong vòng 40 phút.
- Mỗi ngày uống 1 thang, chia làm nhiều lần uống hết trong ngày.
Bài thuốc 5
- Chuẩn bị: 4g chích thảo, 4g quế tâm, 4g tế tân, 12g thược dược, 12g ngưu tất, 12g độc hoạt, 12g đỗ trọng, 12g nhân sâm, 12g tần giao, 12g phục linh, 12g phòng phong, 12g đương quy, 12g xuyên khung, 16g địa hoàng, 16g tang ký sinh.
- Đem nguyên liệu nấu cùng với 5 bát nước, đun cạn đến khi còn 1 bát.
- Tiếp tục thêm vào ấm 5 bát nước vào nấu lần 2.
- Pha 2 bát nước của 2 lần nấu uống hết trong ngày.
Đối với mỗi phương pháp điều trị tràn dịch khớp đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Trong đó, để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất bệnh nhân cần nhận tham vấn của bác sĩ để có phương hướng điều trị gốc rễ nguyên nhân bệnh, ngăn cản nguy cơ tiến triển bệnh thành mạn tính.
Người bệnh bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì và không nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh tràn dịch khớp gối. Trong đó, việc bổ sung các dưỡng chất hạn chế tình trạng sản sinh dịch khớp sẽ cải thiện triệu chứng tốt hơn. Những lưu ý cần tuân thủ trong chế độ sinh dưỡng của người bệnh tràn dịch khớp gối là:
Người bệnh tràn dịch khớp gối nên ăn gì?
– Người bệnh tràn dịch khớp gối nên bổ sung nguồn đạm đến từ thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…
– Bổ sung các loại cá hồi, cá thu, cá ngừ,… để bổ sung Omega – 3 giúp giảm đau, chống sưng viêm hiệu quả.
– Người bệnh nên bổ sung các loại ngũ cốc bao gồm yến mạch, lúa mì, gạo lứt, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt…
– Tăng cường các loại trái cây có nhiều vitamin C như cam, nho, quýt, bưởi, kiwi… giúp tăng cường đề kháng và làm chậm quà trình oxy hóa xảy ra.
– Bổ sung các loại rau củ như bông cải xanh, bầu, bí đao, bí ngô,… giúp tăng cường nguồn vitamin D, canxi, sắt, Acid folic,… hỗ trợ điều trị tràn dịch khớp gối.
Người bệnh tràn dịch khớp gối kiêng ăn gì?
– Thịt đỏ là có chứa lượng đạm cao, nhưng người bệnh tràn dịch khớp gối không nên ăn vì có thể gây kích thích tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
– Bệnh nhân tràn dịch khớp gối nên tránh ăn nội tạng động vật, hàm lượng cholesterol cao là nguyên nhân khiến lượng canxi trong xương bị giảm, kích thích quá trình viêm chuyển biến xấu hơn.
– Người bệnh hạn chế ăn các loại thức ăn đóng hộp, thực phẩm làm sẵn như xúc xích, dăm bông, gà rán, đồ ăn dầu mỡ,…. sẽ làm tăng tiết sản xuất hoạt dịch tại khớp gối.
– Tránh các loại đồ uống rượu bia, thức uống lên men, có cồn, ga,… sẽ khiến tình trạng đau nhức người bệnh tràn dịch khớp gối tăng cao.
– Người bệnh nên kiêng đồ cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt… nhóm thức ăn cay nóng sẽ làm gia tăng tình trạng sưng nóng, viêm nhiễm khớp gối.
– Bệnh nhân nên kiêng dùng đồ nếp, bao gồm bánh tết, ngô, xôi, cơm nếp… thành phần có trong gạo nếp sẽ kích thích hiện tượng sưng viêm tồi tệ hơn.
Lưu ý trong hoạt động sinh hoạt giảm tràn dịch khớp gối
Kết hợp với điều trị bằng thuốc và dinh dưỡng phù hợp, người bệnh cần có chế độ tập luyện và vận động tể dục, thể thao vừa sức. Tập luyện thường xuyên sẽ giúp hệ thống xương, khớp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Từ đó, khi cơ bắp khỏe mạnh sẽ có sức mạnh chịu các trọng lượng đè ép lên khớp xương.
Người bệnh nên chủ động trong việc duy trì tư thế vài vận động cân bằng. Đảm bảo được điều kiện này sẽ giúp cơ thể có được sự cân bằng, tạo sự co giãn cho các dây chằng và cơ bắp xung quanh khớp. Từ đó, khớp gối sẽ giảm bớt được lực đè ép lên hai mặt sụn khớp, giảm thiểu được lượng hoạt dịch sản sinh.
Nhận biết triệu chứng tràn dịch khớp gối và có cách điều trị bệnh càng sớm sẽ giúp người bệnh phòng ngừa được các biến chứng xảy ra. Vì thế, khi nghi ngờ các nguy cơ mắc bệnh thì người bệnh hãy chủ động tìm đến cơ sở y tế uy tín chuyên khoa Cơ xương khớp để khắc phục bệnh lý dưới hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.