Viêm Cầu Thận Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Viêm cầu thận là bệnh lý diễn biến phức tạp và tỷ lệ tử vong khá cao. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bệnh lý này là gì, nguy hiểm ra sao. Để sớm phát hiện, có hướng điều trị đúng đắn nhất hãy cùng tìm hiểu ngay thông tin được cung cấp bởi chuyên gia sau đây.

Viêm cầu thận là gì? Ai là người dễ mắc bệnh?

Chuyên gia cho biết thận là một trong những tạng phủ quan trọng hàng đầu của cơ thể con người khi đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ như: lọc máu, bài tiết chất độc hại, tái hấp thu các chất quan trọng, tham gia vào quá trình tạo máu, ổn định huyết áp đồng thời điều hòa môi trường trong cơ thể.

Viêm cầu thận tên tiếng anh glomerulonephritis là tình trạng viêm ở thận, khiến chức năng lọc bỏ chất thải và nhiệm vụ có liên quan bị ảnh hưởng. Nếu tình trạng này càng kéo dài sẽ càng nguy hiểm cho người bệnh.

Viêm cầu thận là chứng bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng
Viêm cầu thận là chứng bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng

Tùy vào thời gian mức độ viêm mà mỗi người gặp phải, bệnh được chia thành 2 dạng cấp và mạn tính:

  • Viêm cầu thận cấp: Là hiện tượng viêm tại cầu thận xảy ra đột ngột, nhanh chóng thường phục hồi hoàn toàn sau 4 – 6 tuần.
  • Viêm cầu thận mạn tính: Bệnh kéo dài dai dẳng qua nhiều tháng, nhiều năm khiến cả 2 thận bị xơ teo. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận.

Theo lương y Tuấn, bệnh viêm cầu thận có thể gặp phải ở mọi độ tuổi, nhưng trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra còn có những người bị cao huyết áp, người sau nhiễm liên cầu tan huyết beta nhóm A, người đang điều trị hóa chất, người bị lupus ban đỏ hệ thống…

Triệu chứng và nguyên nhân viêm cầu thận bạn cần biết

Phát hiện sớm triệu chứng bệnh là yếu tố tiên quyết giúp đưa ra phương án chữa trị kịp thời. Những triệu chứng thường gặp nhất gồm có:

  • Sưng phù: Phù mặt, 2 chân ấn vào mềm, lõm thường xảy ra vào sáng sớm.
  • Tăng huyết áp: tăng huyết áp kèm đau đầu dữ dội, choáng váng, thậm chí là hôn mê thường xảy ra khi bị viêm cầu thận cấp.
  • Tiêu ít: Khối lượng nước tiểu dưới 500ml/ngày xuất hiện từ 3  -4 ngày đầu của bệnh.
  • Biến đổi nước tiểu: Nước tiểu có màu vàng, có protein niệu.
  • Tiểu ra máu: Có thể tiểu ra màu đỏ đục, tiểu máu ra toàn bãi, ngày 1 – 2 lần thường xuất hiện trong tuần đầu rồi dần hết hẳn.
  • Suy tim: Người bệnh bị khó thở, không nằm được, có thể bị phù phổi (thở nhanh, toát mồ hôi, ho khạc ra bọt màu hồng).
  • Các triệu chứng khác: Sốt nhẹ, đau tức bụng, buồn nôn, đau quặn thận, phân lỏng…

Nguyên nhân gây bệnh vô cùng đa dạng, thường chỉ thăm khám mới phát hiện chính xác tác nhân đó là gì. Sau đây là những yếu tố có nguy cơ gây bệnh được các chuyên gia chỉ ra:

  • Do nhiễm trùng: Nhiễm virus, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, viêm họng liên cầu khuẩn hay nhiễm trùng ngoài da là những tác nhân gây bệnh thường gặp đặc biệt là ở trẻ em.
  • Mắc các bệnh miễn dịch: Do một trong các bệnh như Lupus ban đỏ, hội chứng Goodpasture, Bệnh thận IgA…
  • Viêm mạch:  Viêm đa giác mạc, bệnh u hạt với viêm đa giác mạc là tổn thương các mạch máu vừa và nhỏ có liên quan đến thận và nhiều cơ quan khác.
  • Bệnh đái tháo đường: Khi đường huyết không được kiểm soát, lượng đường quá cao dễ biến chứng tổn thương đến thận.
  • Các nguyên nhân khác: xơ hóa cầu thận, tăng huyết áp không kiểm soát, viêm mạch nhỏ dạng nút, do thuốc và hóa chất

Viêm cầu thận có nguy hiểm không? Khi nào cần thăm khám?

Ảnh hưởng, biến chứng của bệnh viêm cầu thận được nhiều người quan tâm. Theo lương y Tuấn, đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm không chỉ khiến sức khỏe xuống cấp mà còn có khả năng gây tử vong. Cụ thể:

Khi mới mắc bệnh, có thể khiến chức năng lọc máu của thận suy giảm để lâu có thể dẫn đến các biến chứng:

  • Suy thận cấp: Khả năng lọc của thận suy giảm gây tích tụ chất thải trong cơ thể. Người bệnh cần phải tiến hành lọc máu để loại bỏ chất độc hại này.
  • Suy thận mãn tính: Đó là khi thận mất dần chức năng đe dọa đến tính mạng, cần phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì.
  • Huyết áp cao: Tổn thương tại thận cùng sự tích tụ của các chất thải độc hại trong máu khiến huyết áp tăng cao, ảnh hưởng đến hệ tim mạch thậm chí đột quỵ nếu không được cấp cứu kịp thời.
Huyết áp cao là một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm cầu thận
Huyết áp cao là một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm cầu thận

Để tránh gặp phải những biến chứng này, người bệnh cần tìm đến cơ sở chuyên khoa uy tín để được thăm khám, điều trị kịp thời. Vậy đâu là thời điểm người bị viêm cầu thận cần đi khám? Theo khuyến cáo của các chuyên gia, ngay khi thấy những dấu hiệu của bệnh mọi người cần chủ động liên hệ, đến bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị, tránh để nặng mới thăm khám.

Để nhận biết chính xác bệnh cũng như tìm ra nguyên nhân để có hướng điều trị đúng nhất, bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Giúp đo lượng hồng cầu từ đó xác định được tổn thương ở tiểu cầu cũng như lượng protein trong máu, tình trạng viêm, nhiễm trùng…
  • Xét nghiệm máu: Nhằm đo nồng độ chất thải, ure máu, creatinin xác định mức độ nặng nhẹ.
  • Sinh thiết thận: Sử dụng cây kim chuyên dụng lấy một mô thận nhỏ kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định nguyên nhân.
  • Các chẩn đoán hình ảnh qua siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, Xquang.

 

Chữa viêm cầu thận bằng cách nào?

Có rất nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị các bệnh lý về thận. Trong đó tây y và đông y là 2 hướng chữa trị chủ đạo hiện được nhiều bệnh nhân lựa chọn.

Thuốc chữa viêm cầu thận

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một số nhóm thuốc chính gồm:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc ứng chế men chuyển angiotensin (ACE).
  • Thuốc chặn thụ thể Angiotensin II.
  • Thuốc kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn, virus
  • Thuốc corticosteroid và thuốc ức chế miễn dịch với trường hợp viêm cầu thận lupus, do viêm mạch.
  • Bổ sung dầu cá với người bị bệnh do IgA.
  • Plasmapheresis dùng cho người bị hội chứng Goodpasture.

Trong trường hợp bị suy thận cấp, mãn tích người bệnh cần tiến hành lọc máu hoặc ghép thận, chạy thận. Đây là phương pháp điều trị dài hạn, thực hiện liên tục đặc biệt là người bệnh giai đoạn cuối. Viêm cầu thận ở trẻ em thường ở giai đoạn cấp tính, dễ điều trị khỏi hơn.

Đông y chữa bệnh viêm cầu thận

Đông y chữa bệnh cho hiệu quả sâu, lành tính
Đông y chữa bệnh cho hiệu quả sâu, lành tính

Theo đông y, viêm cầu thận thuộc phạm vi chứng phù thũng gây tổn thương cho các tạng phủ phế, thận, tỳ… Do đó để điều trị cần phải phục hồi chức năng của các tạng phủ này, giải độc tiêu viêm và tăng cường sức đề kháng. Đông y lưu truyền rất nhiều bài thuốc khác nhau, tùy vào từng thể bệnh mà lương y sẽ gia giảm thành phần và đưa ra liệu trình phù hợp. Điều quan trọng, người bệnh cần tìm đúng thầy, đúng thuốc và kiên trì để đạt được kết quả.

Trên đây là một số thông tin chính về bệnh viêm cầu thận. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và đe dọa tính mạng. Do đó, ngay khi có những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời.