VIÊM DA CƠ ĐỊA là gì? Triệu chứng và cách KHẮC CHẾ hiệu quả nhất

Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính, tiến triển từng đợt và xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ. Triệu chứng bệnh điển hình là da khô, ngứa. Nếu thường xuyên gãi mạnh dễ khiến bệnh nặng hơn và có nguy cơ cao bị bội nhiễm vi khuẩn. Vậy viêm da cơ địa là gì, cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả giải đáp thắc mắc trên thông qua tư vấn của Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc chuyên môn, Trưởng khoa Da Liễu Trung tâm Thuốc dân tộc. 

Viêm da cơ địa là gì? Bệnh có lây không?

Bác sĩ Tuyết Lan cho biết: Viêm da cơ địa là bệnh lý về da liên quan đến cơ địa. Chàm thể tạng, eczema là tên gọi khác của bệnh. Tỷ lệ người mắc bệnh tại Việt Nam chiếm đến gần 20% dân số. Bệnh tiến triển theo từng đợt kèm các dấu hiệu xuất hiện vùng da nổi mẩn gây ngứa, tổn thương dạng chàm…

Bác sĩ đưa ra nhận định về bệnh
Bác sĩ đưa ra nhận định về bệnh

Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em và tái đi tái lại liên tục đến lúc lớn. Tuy không lây từ người này sang người khác, nhưng bệnh lại có yếu tố di truyền. Người mắc bệnh đa số có tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc các bệnh dị ứng như hen, viêm mũi dị ứng, dị ứng thuốc…

Không chỉ dừng lại ở việc gây bất tiện trong sinh hoạt, bệnh còn gây các biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được khắc phục đúng cách. Người bệnh thường có thói quen gãi nhiều vào các vết mẩn ngứa, dẫn đến trầy xước, để lại sẹo thâm mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó việc gãi có thể khiến nhiễm trùng da, bội nhiễm gây mưng mủ, lở loét…Trường hợp bị bội nhiễm thêm virus có thể gây thêm biểu hiện sốt, mệt mỏi, tổn thương nội tạng. Một số trường hợp gây nguy hiểm đến tính mạng…

Người bệnh có thể bị ảnh hưởng nhiều tới tâm lý vì luôn lo âu, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. Bệnh nhân nhạy cảm hơn với các tác nhân gây dị ứng, thường đi kèm các bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng. Trường hợp bị viêm da cơ địa ở vùng mắt, nếu gãi thường xuyên có thể gây nhiễm trùng kèm biến chứng như chảy nước mắt liên tục, viêm mí mắt, viêm kết mạc.

Các triệu chứng viêm da cơ địa

Người mắc viêm da dị ứng thường phải đối mặt với những triệu chứng vô cùng khó chịu như 

  • Da mẩn đỏ, ngứa ngáy: nốt ban hình tròn mẩn đỏ, kèm cảm giác ngứa ngáy thường xuất hiện ở các vùng da trên cơ thể. Viêm da ở tay, chân,… Da sần sùi, nổi mụn nước trắng li ti…
  • Phù nề da: cùng với hiện tượng nổi nhiều mụn nước trên da, vùng da trở nên dày hơn, phù nề kèm cảm giác nóng ra, ngứa ngáy đặc biệt khi tiết mồ hôi…
  • Đóng vảy, chàm: mụn nước vỡ, chảy dịch, đóng vảy, tiết vàng và tạo vết nứt, vảy phấn,…
  • Ở thể trạng nặng, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, viêm, bội nhiễm vi khuẩn,…
Hình ảnh viêm da cơ địa
Hình ảnh viêm da cơ địa

Những vị trí bị viêm da cơ địa thường gặp nhất: 

  • Viêm da cơ địa ở tay. Ở vị trí này biểu hiện bệnh gồm đỏ da, nổi sần, ngứa rát. Khu vực xuất hiện là các vùng như cánh tay, ngón tay, bàn tay, mu bàn tay.
  • Dấu hiệu bệnh ở mặt. Bệnh nhân rất dễ nhầm lẫn với dị ứng da mựt do những biểu hiện như da khô, ửng đỏ, mụn nước.
  • Viêm da cơ địa ở chân. Đây là vị trí thường gặp nhất với các biểu hiện nổi mụn nước, ngứa, bong tróc ở ngón chân, lòng bàn chân, quanh bắp chân.

Ngoài ra, bệnh có những biểu hiện khác nhau với từng độ đuổi người bệnh:

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh:

Bệnh thường xuất hiện sớm trong khoảng 3 tuần sau sinh. Xuất hiện các vết phát ban đỏ, mụn nước nông, dễ vỡ chủ yếu ở 2 má, da đầu, trán, cổ, bắp chân… Bệnh hay tái phát có thể kéo dài tới giai đoạn 18-24 tháng tuổi. Trẻ dễ dị ứng, nhạy cảm với các yếu tố như nhiễm trùng, mọc răng, thay đổi môi trường… 

Viêm da cơ địa ở trẻ em: 

Triệu chứng thường là các vết sần đỏ, vết trợt, các mảng da dày, mụn nước xuất hiện ở khoeo, nếp gấp khuỷu tay, mi mắt, 2 bên cổ, có sạm da mạng lưới,.. Bệnh còn khiến trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng…

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ em
Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa ở người lớn:

Biểu hiện là mụn nước, vết mẩn đỏ hình dẹt. Triệu chứng xuất hiện nhiều ở các nếp gấp tay chân, cổ, rốn,… Viêm da quanh mí mắt, chàm ở vú… có tính chất tái đi tái lại, tiến triển mãn tính.

Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây viêm da cơ địa sẽ giúp người bệnh tìm được hướng điều trị đúng đắn nhất. Vì thế, bệnh nhân nên nắm rõ những yếu tố chính gây bệnh dưới đây:

  • Yếu tố môi trường: Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi. Các tác nhân gây dị ứng xuất hiện nhiều trong không khí như bụi, lông động vật, bụi vải quần áo… 
  • Yếu tố cơ địa: Cơ thể dễ mẫn cảm, dị ứng với các yếu tố bên ngoài. Hệ miễn dịch yếu ớt không đủ sức chống chọi với các tác nhân gây bệnh.
  • Yếu tố di truyền: Khoảng 80% trường hợp mắc bệnh có tiền sử gia đình có người bị bệnh. Cha mẹ mắc viêm da cơ địa sinh con ra có tỷ lệ cũng mắc bệnh cao.

Đông Y quan niệm về nguyên nhân gây bệnh là do chức năng gan yếu. Cơ thể không đào thải được độc tố, tích tụ và phát tán dưới bề mặt da gây viêm da.  

Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không? Cách chữa nào hiệu quả nhất?

Viêm da cơ địa có thể chữa được nhưng tùy thuộc vào mức độ, thể trạng và thái độ hợp tác của bệnh nhân. Nguyên tắc điều trị viêm da cơ địa là chữa tại chỗ và toàn thân, đúng giai đoạn, Bác sĩ Tuyết Lan cho biết.

Hiện nay, việc điều trị có thể chia làm các cách như sử dụng thuốc tân dược, bằng đông y hoặc các bài thuốc dân gian. Cụ thể như sau:

Áp dụng mẹo dân gian – Lâu dài sẽ mất thời điểm vàng điều trị!

Trong dân gian có lưu truyền nhiều bài thuốc được cho là có tác dụng khắc chế viêm da. Điểm chung của những bài thuốc này là đều từ các loại thảo dược quen thuộc, dễ tìm và có giá thành rẻ. Có thể kể tên tới một số loại như: 

Bằng lá lốt: Lấy khoảng 40g lá lốt, rửa sạch ráo nước, xay nhuyễn, pha với nước ấm để uống. Lá lốt cũng có thể được sử dụng để bôi ngoài da. Giã nhỏ lá với một ít muối, đắp vào vùng da bệnh trong khoảng 1 giờ sau đó rửa sạch lại với nước. 

Cây vòi voi: Có thể sử dụng cây vòi voi để đắp lên da hoặc đun nước uống. Dùng khoảng 60g lá vòi voi, rửa sạch giã nhuyễn sau đó đắp lên vùng da bị bệnh. Lưu ý vệ sinh sạch sẽ cho da trước khi đắp. Có thể thực hiện từ 1-2 lần/ngày. Nếu đun nước uống, người bệnh cần cẩn trọng. Cây vòi voi có thể gây ngộ độc, không sử dụng cho phụ nữ có thai và người già yếu,…

Cây sài đất: Dùng 100g sài đất rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Sau đó đem giã nát với một chút muối hạt, pha với nước ấm. Phần nước chắt có thể dùng để uống, phần bã giữ lại để đắp lên khu vực da bị viêm.

Bằng lá khế: Có thể đun lá khế lấy nước để rửa vùng da bị bệnh. Lá khế rửa sạch, đem đun sôi trong khoảng 20 phút với lượng nước ngập lá. Sau khi sôi, tắt bếp để nguội và vớt lá khế ra. Dùng phần nước đã đun để ngâm, rửa chân tay hoặc pha nước tắm.

Bằng lá trầu không: Có thể sử dụng lá trầu không rửa vò nát để đắp lên da. Ngoài ra lá trầu không có thể sử dụng để đun nước tắm. Mỗi ngày lấy vài lá trầu không tươi hoặc phơi khô đem đun sôi, pha loãng với nước để tắm.

Chữa viêm da cơ địa bằng mẹo dân gian
Chữa viêm da cơ địa bằng mẹo dân gian

Chữa bệnh bằng tỏi: Người bệnh có thể bổ sung thêm tỏi vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Các chế phẩm từ tỏi như tinh dầu tỏi, rượu tỏi ngâm cũng có thể sử dụng vào việc ngăn chặn viêm da cơ địa bùng phát.

Chữa viêm da cơ địa bằng lá đu đủ:  Dùng một lượng vừa đủ, rửa sạch, ngâm nước muối. Có thể kết hợp lá đu đủ với lá đinh lăng và khoai tây. Giã nhuyễn hỗn hợp này, đắp lên vùng da viêm da cơ địa. Đắp hỗn hợp này lên da 2 lần trong ngày. 

Tuy nhiên bác sĩ Tuyết Lan chia sẻ về cách thức này: “Chữa bệnh bằng thuốc dân gian có nhiều nhược điểm. Do dược tính yếu, việc sử dụng cần mất nhiều thời gian để thấy được hiệu quả. Nếu sau từ 3-5 ngày bệnh không có tiến triển, người bệnh nên tìm đến các phương pháp điều trị chính thống hơn. Dùng các nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh dễ gây nhiễm trùng vùng da tổn thương, khiến bệnh càng trầm trọng. Đặc biệt ngay khi vừa phát hiện bệnh nên ngăn chặn từ đầu bằng các biện pháp chính thống để không bỏ lỡ thời điểm vàng trong điều trị viêm da cơ địa”

Sử dụng thuốc Tây y – Dùng dài ngày tiềm ẩn tác dụng phụ!

Để điều trị viêm da cơ địa tập trung vào chống khô, dịu da, chống nhiễm trùng, chống viêm:

  • Làm ẩm da: Hạn chế các yếu tố làm khô da. Sử dụng các loại thuốc bôi dạng kem, dung dịch, cấp ẩm cho da, đặc biệt lưu ý giữ ẩm vào mùa khô hanh. Tắm hàng ngày bằng nước ấm, sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm có ít chất kiềm. 
  • Chống viêm, nhiễm trùng: Hoạt chất chống viêm sẽ được sử dụng trong điều trị viêm da cơ địa. Điều trị bệnh cho trẻ em cần sử dụng loại tính yếu từ 1-2,5%. Có thể sử dụng kháng sinh dạng thuốc mỡ, chống khuẩn.  Với các vết thương hở, người bệnh cần sát trùng, băng gạc cẩn thận tránh bội nhiễm.

⛔ Nhiều người có thói quen sử dụng thuốc bừa bãi. Việc lựa chọn thuốc không phù hợp khiến bệnh liên tục tái phát, nhờn thuốc, có tác dụng phụ. Đặc biệt khi sử dụng các loại thuốc kháng viêm mạnh, thời gian lâu dài có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như teo da, bào mòn da, với trẻ em dễ bị bội nhiễm….

Viêm da cơ địa kiêng ăn gì? Nên ăn gì?

Bên cạnh việc chọn lựa hướng điều trị phù hợp, người bệnh cần kết hợp giữa việc dùng thuốc với chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học.

  • Hạn chế sử dụng chất kích thích,
  • Thực phẩm cay nóng
  • Hải sản dễ gây dị ứng
  • Các thực phẩm nhiều đạm

Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung thêm cho cơ thể các loại vitamin A, B, E, bổ sung nước, cấp ẩm cho da từ sâu bên trong, sinh hoạt điều độ, tăng sức đề kháng tự nhiên. Một số thực phẩm có lợi cho thể trạng người bệnh như:

  • Trái cây, rau xanh: chứa nhiều vitamin và chất xơ, tăng sức đề kháng, kháng viêm từ bên trong 
  • Ngũ cốc, yến mạch: bổ sung cho cơ thể vitamin B, chất xơ, giảm các triệu chứng ngứa của bệnh 
  • Uống nhiều nước: Tốt cho hệ tiêu hóa, tăng khả năng đào thải của gan thận, cấp ẩm cho da từ bên trong,…

Một vài lưu ý về thói quen hàng ngày dành cho bệnh nhân mắc viêm da cơ địa như:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: hóa chất, bụi bẩn, lông động vật,…
  • Giữ môi trường sinh hoạt thoáng mát, vệ sinh. Giữ độ ẩm không khí trong phòng.
  • Hạn chế căng thẳng, lo âu,…

Hy vọng những thông tin trên về bệnh viêm da cơ địa, người bệnh sẽ có được hướng điều trị phù hợp và có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học nhất.