Viêm dạ dày HP là gì? Triệu chứng và phác đồ hỗ trợ điều trị từ chuyên gia
Viêm dạ dày HP có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cơ thể con người. Vậy viêm dạ dày HP là gì, triệu chứng và cách hỗ trợ điều trị ra sao? Tất cả những thông tin trong bài viết sẽ giúp người bệnh giải đáp thắc mắc.
Viêm dạ dày HP dương tính là gì? Có nguy hiểm không?
Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, cứ 1000 người bệnh thì có khoảng 700 bệnh nhân mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP. Đặc biệt hơn con số này đang tăng cao và trẻ hóa qua từng năm.
Ít người bệnh biết rằng, bệnh viêm dạ dày HP không khắc phục kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Để phòng tránh biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên nhận biết các dấu hiệu bệnh và xử lý sớm.
5 dấu hiệu bệnh viêm dạ dày nhiễm khuẩn HP người bệnh nên ghi nhớ
Viêm dạ dày có HP dương tính sẽ gây ra những triệu chứng khó chịu cho cơ thể như:
- Đau thượng vị: Người bệnh thường đau dữ dội, quặn từng cơn tại vị trí bụng trên rốn, và lan nhanh ra sau lưng.
- Buồn nôn, nôn: Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày, người bệnh thương nôn có kèm máu.
- Đầy bụng, khó tiêu: Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, hệ tiêu hóa bị rối loạn, người bệnh thường có cảm giác đầy ứ bụng dù chưa ăn gì.
- Đi ngoài ra máu: Triệu chứng này cảnh báo bệnh lý đã trở nặng, có dấu hiệu xuất huyết trong. Người bệnh sẽ đi ngoài ra phân đen có mùi hôi tanh.
- Mệt mỏi, cơ thể suy nhược: Những cơn đau dạ dày, tình trạng đầy bụng dẫn đến chán ăn từ đó cơ thể người bệnh suy nhược trầm trọng.
Vậy triệu chứng viêm dạ dày HP có lây không? Đây là băn khoăn của rất nhiều độc giả. Hãy lắng nghe câu trả lời từ chuyên gia.
Viêm dạ dày HP có lây không? Lây qua đường nào?
Vi khuẩn HP có lây không? Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan, nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, BV YHCT TW cho biết, vi khuẩn HP có thể lây lan nhanh chóng qua 3 đường cơ bản sau:
- Miệng – miệng: Người bệnh bình thường khi tiếp xúc với nước bọt, thức ăn, đồ dùng cá nhân của người bệnh có thể bị lây nhiễm vi khuẩn.
- Phân: Vi khuẩn HP đào thải qua phân, vì vậy, người bệnh cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.
- Một số lý do khác: Bạn có thể mắc vi khuẩn Hp khi khám trúng thiết bị y tế chưa được tiệt trùng hoặc những vật dụng khác.
Vi khuẩn HP lây nhiễm gây ra nhiều dạng bệnh dạ dày khác nhau. Người bệnh nên nắm rõ thông tin về dấu hiệu nhận biết để có thể xử lý kịp thời, đúng bệnh.
4 dạng bệnh viêm dạ dày HP người bệnh nên lưu ý
Dưới đây là thông tin chi tiết về 4 dạng bệnh viêm dạ dày di vi khuẩn HP gây ra:
1/ Viêm dạ dày – tá tràng HP
Bệnh lý xuất phát từ tình trạng niêm mạc dạ dày và tá tràng (đầu ruột non) bị tổn thương. Bệnh lý này có dấu hiệu đau rõ ràng, quặn từng cơn, khi âm ỉ, có lúc lại đau dữ dội.
2/ Viêm loét dạ dày
Nếu không được khắc phục kịp thời, viêm dạ dày dương tính HP có thể gây nên tình trạng viêm loét nặng bề mặt niêm mạc dạ dày. Từ đó, người bệnh sẽ gặp tình trạng đau quặn như rách bao tử và đi ngoài ra phân đen có mùi hôi tanh.
3/ Viêm hang vị dạ dày
Viêm hang vị dạ dày dương tính HP là tình trạng niêm mạc hang vị bị viêm gây sưng, có thể gây nên tình trạng xung huyết. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, đau bụng không rõ nguyên nhân, ợ chua, ợ hơi.
4/ Viêm dạ dày HP ở trẻ em
Trẻ em có sức đề kháng yếu, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy đây là đối tượng dễ bị mắc vi khuẩn HP và viêm dạ dày. Những dấu hiệu bệnh lý ở cơ thể trẻ rất khó nhận biết. Tuy nhiên, BS Tuyết Lan cung cấp những dấu hiệu đặc trưng sau:
- Bé quấy khóc, không chịu bú, không chịu ăn
- Thường xuyên nôn trớ
- Rối loạn tiêu hóa
- Bé thường xuyên bị đau, khi đau có biểu hiện cong lưng, khóc gắt
- Gặp tình trạng ợ chua, ợ hơi, acid trào ngược
Khi bé mắc những dấu hiệu trên bố mẹ nên đưa con đến thăm khám và tìm ngay liệu trình điều trị HP để phòng tránh biến chứng nguy hiểm.
Chuyên gia tư vấn phác đồ xử lý viêm dạ dày dương tính HP
Người bệnh có thể xét nghiệm vi khuẩn HP bằng 3 cách: test hơi thở, xét nghiệm máu, nội soi dạ dày. Nếu kết quả sau khi xét nghiệm là dương tính, thì bạn đã bị nhiễm vi khuẩn HP. Ngược lại nếu kết quả là âm tính, bạn không bị nhiễm vi khuẩn HP.
Nhận xét về phác đồ, Ths.Bs Tuyết Lan cho biết: “Người lớn và trẻ em là 2 đối tượng chính bị vi khuẩn HP tấn công gây viêm dạ dày. Tuy nhiên, hai đối tượng người bệnh này có cơ địa và sức khỏe khác nhau. Vì vậy, không thể thực hiện chung một liệu trình.
Trẻ em nên áp dụng bằng phương pháp bảo tồn. Người trưởng thành có thể áp dụng những thuốc kháng khuẩn HP”.
1/ Cách hỗ trợ điều trị viêm dạ dày HP ở trẻ em
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện hàng ngày được xem là cách tốt cho trẻ nhỏ.
- Bổ sung nhiều chất xơ và vitamin cho bé mỗi ngày
- Cung cấp thức ăn dạng lỏng chứa nhiều tinh bột như cháo, súp, canh…
- Cung cấp protein từ thịt, cá, trứng,…để ổn định sức khỏe cho bé
- Chia khẩu phần ăn ra nhiều bữa trong ngày, tránh trường hợp bé ăn quá no hoặc quá đói
- Không cho bé dùng những thực phẩm khó tiêu hóa, nhiều dầu mỡ, acid
Ngoài ra, bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và được bác sĩ chuyên khoa tư vấn thuốc.
2/ Giải quyết viêm dạ dày HP trên người trưởng thành
Thuốc dân gian, thuốc tân dược, thuốc Đông y là 3 cách phổ biến thường được người bệnh áp dụng.
- Viêm dạ dày HP dương tính hỗ trợ điều trị bằng thuốc dân gian
– Nghệ và mật ong: Nghệ rửa sạch, cắt lát, ngâm cùng mật ong. Sau 2-3 tháng có thể sử dụng, 2 lần/1 ngày trước bữa ăn.
– Tinh bột nghệ và sữa chua: Ăn tinh bột nghệ và sữa chua mỗi ngày để đạt công dụng tốt.
– Nghệ và dừa: Đục lỗ nhỏ trên quả dừa. Sau đó đun sôi nguyên quả trên bếp lửa khoảng 15 phút. Chắt nước và nạo phần cùi dừa để riêng. Khi ăn hòa nước cốt nghệ vào nước dừa, 2 lần/1 ngày.
Lưu ý: Đây chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị, người bệnh nên kết hợp với những phương pháp ưu việt khác.
- Thuốc tây y chỉ định cho bệnh nhân viêm dạ dày HP
– Thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn HP: Levofloxacin, Clarithromycin, Metronidazol, Tinidazol…
– Thuốc diệt HP của Nhật: Lansup 400, Sebuberu Eisai, Kyabeijin…
– Thuốc ức chế acid dạ dày: Ranitidine, Famotidine, Cimetidine…
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng người bệnh thường gặp tác dụng phụ và nhờn thuốc.
- Xử lý viêm dạ dày HP bằng Đông y
Người bệnh có thể sử dụng 1 số thảo dược Đông y như:
– Chè dây: Chứa thành phần diệt vi khuẩn HP
– Dạ cẩm: Ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, khắc phục nhanh triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát xương ức.
– Lá khôi: Tấn công mạnh mẽ vi khuẩn HP.
– Kim ngân hoa: vị thuốc kháng sinh tự nhiên, ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP.
Tất cả những thông tin trong bài viết đã giúp người bệnh biết rõ về bệnh viêm dạ dày HP ở người lớn và trẻ em. Khi có những dấu hiệu, hãy áp dụng ngay kiến thức trên, ngăn ngừa biến chứng.