Bệnh viêm da tiếp xúc: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Viêm da tiếp xúc chữa có khó không? Để điều trị hiệu quả, trước tiên người bệnh cần nắm rõ các kiến thức về bệnh. Xác định đúng nguyên nhân, triệu chứng bệnh nhân sẽ lựa chọn được hướng điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ về bệnh nhất.

Viêm da tiếp xúc
Hình ảnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là gì? Có lây không?

Bệnh viêm da tiếp xúc hay có tên gọi khác là bệnh chàm tiếp xúc. Bệnh xuất hiện cùng tình trạng viêm da xuất hiện khi bề mặt da tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng hoặc chất kích thích. 

Viêm da tiếp xúc không phải bệnh lây nhiễm, tuy nhiên bệnh có yếu tố di truyền. Người có tiền sử gia đình mắc bệnh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bên cạnh đó viêm da tiếp xúc kéo theo những nhiễm trùng ngoài da do vi khuẩn xâm nhập khi gãi mạnh vào vết thương. 

Người thường xuyên tiếp xúc với các chất tẩy rửa, quần áo, môi trường bụi bẩn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Các triệu chứng thường gặp có thể kể đến như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, viêm mủ thậm chí lở loét. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Thông thường người bệnh sẽ thấy có dấu hiệu viêm da trong khoảng 5 – 7 ngày sau khi tiếp xúc với chất kích ứng. Các dấu hiệu có thể kéo dài từ vài ngày tới 2 – 3 tuần nhưng có thể tái phát thường xuyên nếu da lại tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào cơ địa từng người mà bệnh sẽ có những tiếp triển khác nhau.  Viêm da tiếp xúc được chia thành 4 loại: 

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Hình thức này của bệnh là phản ứng mẫn cảm của da sau khi tiếp xúc với các yếu tố lạ. Việc tác động của các dị nguyên gây ra dị ứng, cơ thể giải phóng các chất gây viêm. Triệu chứng đi kèm là mẩn đỏ, phát ban gây ngứa. Một số nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng:

  • Da kích ứng với các loại trang sức hoặc kim loại như vàng, niken…
  • Kích ứng với các vật từ cao su: găng tay, dây chun…
  • Chất hóa học gây dị ứng trong một số loại mỹ phẩm chăm sóc da
  • Tiếp xúc với chất độc trong tự nhiên như nhựa cây sồi hoặc thường xuân
Bệnh gây ra do tiếp xúc với một số kim loại
Bệnh gây ra do tiếp xúc với một số kim loại

Viêm da tiếp xúc kích ứng

Đây là dạng phổ biến nhất trong các loại viêm da tiếp xúc. Tác nhân gây bệnh có thể là do hóa chất kích ứng như: 

  • Các dung môi: rượu, nhựa thông, este… 
  • Chất lỏng kim loại: chất lỏng chảy ra trong pin, dầu hỏa
  • Các chất tẩy rửa: nước chùi rửa vệ sinh, thuốc tẩy 
  • Một số chất độc trong côn trùng như kiến ba khoang, bướm đục thân lúa

Độ ẩm trong môi trường sinh hoạt, không khí từ điều hòa cũng là tác nhân khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. 

Viêm da tiếp xúc với ánh sáng

Bệnh là một dạng dị ứng ánh sáng. Da đặc biệt nhạy cảm với các tia cực tím (UVA,UVB, ESCD). Khu vực da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ xuất hiện mẩn đỏ, tổn thương. 

Không giống như những loại viêm da tiếp xúc khác. Thể trạng này của bệnh hiếm gặp hơn và có thể phòng ngừa bằng cách sử dụng kem chống nắng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm 

Bội nhiễm là trường hợp tiến triển nặng của viêm da tiếp xúc thông thường. Tình trạng này xuất hiện khi các vi khuẩn, virus xâm nhập qua các vết mẩn đỏ, vết thương hở do gãi mạnh. Các tổn thương bị viêm nhiễm nếu không được điều trị có thể dẫn đến hoại tử. 

Điều trị bệnh khi đã chuyển sang bội nhiễm sẽ khó khăn và phức tạp hơn. Người bệnh cần tới các địa chỉ khám bệnh uy tín để được tư vấn. Quá trình điều trị cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Các dấu hiệu của bệnh

Triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc xuất hiện có sự khác biệt tùy thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên có một số triệu chứng chung dễ nhận biết như:

  • Bong da, tróc vảy, da bị khô
  • Phát ban xuất hiện và lan rộng ở các khu vực da
  • Xuất hiện các nốt phồng rộp, dễ vỡ, chảy nước
  • Đỏ, thâm da
  • Ngứa ngáy ở các vết mẩn đỏ, thậm chí đau tát

Với viêm da dị ứng kích ứng, có một số triệu chứng đặc trưng như da bị phồng rộp, nứt nẻ. Da cứng có cảm giác bị nén chặt, xuất hiện lở loét. Phần da tiếp xúc với tác nhân gây kích thích nổi phát ban, tổn thương màu đỏ.

Triệu chứng của viêm da tiếp xúc dị ứng: Đỏ và ngứa nhiều hơn ở vùng bàn tay hoặc mặt. Tổn thương trên da bị rỉ dịch, dễ lan rộng. Các triệu chứng xuất hiện sau vài giờ từ khi da tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.

Triệu chứng viêm da cơ địa ánh sáng bao gồm làn da bị đỏ và khô. Phát ban gây đau và ngứa. Ngoài ra bạn cũng có thể bị đau đầu, chóng mặt. 

Ở dạng bệnh nặng nhất là bội nhiễm, các triệu chứng đi kèm nặng hơn. Viêm nhiễm ngay ở khu vực phát ban. Xuất hiện mụn nước, dễ vỡ. Khi mụn vỡ gây lở loét, chảy dịch. Đi kèm còn có các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, biếng ăn, sốt nhẹ…

Triệu chứng viêm da tiếp xúc
Triệu chứng viêm da tiếp xúc

Nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất 

Việc xác định được nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và phòng chống bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh. Thông thường bệnh gây ra do các da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc kích ứng như:

Viêm da tiếp xúc dị ứng: Da tiếp xúc với các kim loại như nickel, vàng, đồng, chất độc từ nhựa cây sồi,…

Các tác nhân gây viêm da tiếp xúc kích ứng: các dung môi, kim loại dạng lỏng, cao su, dầu hoả, hương liệu trong thực phẩm hoặc hóa mỹ phẩm, xà phòng có tính kiềm…

Với viêm da tiếp xúc ánh sáng, nguyên nhân còn do da tiếp xúc trực tiếp với các tia có hại của ánh sáng mặt trời. Ở thể bội nhiễm, bệnh phát triển do các yếu tố vi khuẩn xâm nhập…

Bên cạnh các yếu tố ngoại lai gây bệnh, người bệnh có thể mắc bệnh do một số nguyên nhân khác như

  • Yếu tố di truyền: Theo thống kê nếu cha mẹ mắc các bệnh viêm da, sinh con có tỷ lệ mắc viêm da tiếp xúc lên đến 70%.
  • Yếu tố cơ địa: Thể trạng cơ địa của một số người dễ bị dị ứng. Khi bị vi khuẩn, nấm tấn công, lớp da dễ bị tổn thương hơn.
  • Sức đề kháng kém: Nguyên nhân này khiến cơ thể yếu ớt, không chống lại được các tác nhân ô nhiễm, vi khuẩn dẫn để khả năng viêm da tăng cao.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa phù hợp: Một số loại thực phẩm là nguyên nhân gây bệnh như hải sản, đậu phộng,chất kích thích…

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?

Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc có thể kéo dài từ vài ngày đến 2-3 tuần sau đó tự khỏi. Một số trường hợp bệnh trở nặng có thể kéo dài nhiều tháng. Lựa chọn phương pháp điều trị rất quan trọng. Các yếu tố như thuốc, cơ địa bệnh nhân, chế độ chăm sóc cũng góp phần ảnh hưởng tới thời gian điều trị bệnh.

Chữa viêm da tiếp xúc chủ yếu tập trung giải quyết các triệu chứng và kiểm soát bệnh không tái phát. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, cần có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu chần chừ để lâu bệnh sẽ khó chữa và xuất hiện thêm biến chứng.

Cách điều trị viêm da tiếp xúc?

Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh, điều trị sẽ thuận lợi hơn. Các phương pháp chữa bệnh hiện nay phổ biến với chữa bằng thuốc tân dược, sử dụng Đông y hay các mẹo dân gian.

Cách chữa bệnh bằng mẹo dân gian 

Ở giai đoạn bệnh nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị bằng mẹo dân gian Một số loại thảo dược có tác dụng trong việc điều trị viêm da tiếp xúc: 

  • Lá khế: rửa sạch 2 nắm lá khế, đun sôi kỹ trong nước. Sử dụng nước đun lá khế để nguội để tắm hoặc ngâm. Có thể vò nát lá để đắp lên vùng da mẩn ngứa.

  • Lá trà xanh: Rửa sạch 1 nắm trà xanh tươi. Đun ngập nước trong khoảng 5 phút cùng 3 muỗng muối tinh. Dùng dung dịch đã đun để nguội đắp lên vùng da bị viêm 

  • Trầu không chữa viêm da tiếp xúc: Dùng 1 nắm trầu không rửa sạch đun lên với nước. Để nguội và chắt nước đã đun để tắm hàng ngày. Phần bã trầu không có thể vỏ nát để đắp lên vùng da bị bệnh

  • Chữa bệnh bằng lá khổ qua và cải dầu. Dùng 1 nắm khổ qua cùng cải dầu rửa sạch đun lên với nước. Bỏ thêm mật cá trắm đen để rửa vùng da bị tổn thương. Cũng có thể phơi khô khổ qua và cải dầu để tán thành bột, sau đó đắp lên da.

Chữa bệnh bằng các loại lá dân gian
Chữa bệnh bằng các loại lá dân gian

Tuy nhiên các loại lá  trên có dược tính yếu dẫn đến việc điều trị tốn thời gian. Các triệu chứng có thể được giảm nhẹ tuy nhiên lại nhanh chóng tái phát. Việc lựa chọn các loại thảo dược cần hết sức cẩn thận, tránh mất vệ sinh gây nhiễm trùng. Trường hợp bệnh nặng hơn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị dứt điểm.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Tùy thuộc vào thể trạng từng người bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ đồ điều trị thích hợp.Tây y chữa viêm da tiếp xúc theo quy chế tập trung giảm viêm, giảm ngứa, hạn chế các tổn thương ngoài da. Một số loại thuốc được sử dụng hiện nay:

  • Thuốc bôi: Bôi trực tiếp lên các tổn thương bên ngoài da, có tác dụng làm mềm da và giảm ngứa hiệu quả.

  • Thuốc uống: kháng viêm, kháng histamin và thuốc giảm đau có tác dụng giảm ngứa, giảm viêm và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lan rộng.

Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc tân dược có tác dụng rất nhanh vì thế, bệnh nhân có tâm lý tăng liều lượng để rút ngắn thời gian điều trị. Đặc biệt là các loại thuốc chống viêm chứa corticoids. Thuốc này được chỉ định dùng với liều lượng nhất định và trong thời dài ngắn (thông thường dưới 7 ngày). Nhưng thực tế nhiều bệnh nhân đã gặp biến chứng do lạm dụng loại thuốc này. Vì thế, bệnh nhân cần TUÂN THỦ TUYỆT ĐỐI chỉ dẫn của bác sĩ.

Viêm da tiếp xúc kiêng gì?

Bên cạnh hướng điều trị phù hợp, các cách phòng tránh bệnh cũng rất quan trọng. Một số lưu ý trong sinh hoạt và ăn uống dưới đây sẽ giúp người bệnh phòng ngừa viêm da tiếp xúc hiệu quả

  • Sử dụng dụng cụ bảo hộ

Dụng cụ bảo hộ rất cần thiết đối với những người thường xuyên làm việc với các hóa chất, bụi bẩn. Các dụng cụ bảo hộ cần thiết như: mặt nạ, khẩu trang, mang găng tay, mang ủng,… Ngoài ra có thể sử dụng thêm các loại kem phòng tránh cho da như kem chống nắng.

  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin

Người bị bệnh cũng có thể bổ sung thêm các loại rau củ quả có chứa vitamin A, E, C. Các vitamin này tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.Một số loại thực phẩm có thể bổ sung cá hồi, ngũ cốc để cung cấp năng lượng và protein trong cơ thể. Lưu ý tránh các thực phẩm gây dị ứng như hải sản, rượu bia, chất kích thích…

  • Tránh tiếp xúc với các loại côn trùng

Côn trùng như kiến, ong, kiến ba khoang, muỗi,… là một nguyên nhân gây bệnh . Người bệnh nên có biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa không để các loại côn trùng trên vào nhà.

  • Cẩn trọng khi sử dụng hóa mỹ phẩm

Cần cẩn thận khi chọn mua các sản phẩm cá nhân như: mỹ phẩm, nước hoa, kem chống nắng,… Những sản phẩm từ nhựa, chất liệu vải, các thành phần trong chất tẩy rửa cũng cần được kiểm tra cẩn thận trước khi mua để phòng tránh bệnh.

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh viêm da tiếp xúc. Hy vọng người đọc có thêm những kiến thức cơ bản về bệnh từ đó lựa chọn cho mình hướng điều trị phù hợp.