Viêm Da Tiết Bã Ở Da Đầu: Triệu Chứng và Cách Hỗ Trợ Điều Trị Hiệu Quả
Viêm da tiết bã ở da đầu (viêm da dầu ở đầu) phổ biến đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Ngoài những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, bệnh còn đem đến biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm da tiết bã da đầu nguyên nhân từ đâu và điều trị như thế nào? Người đọc có thể tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Viêm da tiết bã ở đầu là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Viêm da tiết bã (viêm da dầu) là bệnh lý da liễu do tuyến nhờn và các nang lông bị rối loạn. Triệu chứng bệnh có thể biểu hiện khác nhau ở từng đối tượng người bệnh. Bệnh bắt gặp ở nhiều đối tượng trong đó có cả trẻ nhỏ, ngay sau khi sinh với da đầu vẫn còn vảy cứt trâu. Ở người trưởng thành bệnh thường bùng phát trong giai đoạn từ 25-40 tuổi.
Viêm da dầu ở đầu có khuynh hướng tái phát và chuyển biến mãn tính. Bệnh xuất hiện nhiều vào thời tiết hanh khô kèm các triệu chứng vảy gàu, ngứa ngáy, đỏ rát da đầu. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh cũng như khiến người bệnh mặc cảm và tự ti trong giao tiếp.
Triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã ở da đầu
Dấu hiệu của bệnh viêm da tiết bã nhờn ở đầu có thể khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý da liễu khác như nấm, vảy nến, gàu… Việc này có thể khiến việc điều trị gặp khó khăn. Do đó người bệnh nên nắm rõ những triệu chứng nổi bật của bệnh như:
- Xuất hiện các vảy bong tróc trên da đầu. Vảy thường có màu vàng hoặc nâu nhạt.
- Da đầu đổ dầu nhiều khiến tóc bết dính kể cả khi thường xuyên gội đầu.
- Da đầu ngứa ngáy khó chịu, ửng đỏ rát.
- Những dấu hiệu ban đầu nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc, hói đầu
Ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để khám chữa và được chẩn đoán chính xác bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh là gì? Có lây không?
Theo các chuyên gia da liễu cho biết, viêm da dầu ở đầu không lây lan qua đường tiếp xúc hay dùng chung đồ đạc. Bản chất bệnh là do da khô, bị tắc nghẽn cặn bã, bụi bẩn khiến quá trình tiết dầu nhờn càng nhiều hơn. Bệnh không lây do nguyên nhân không phải từ các loại vi khuẩn, virus truyền nhiễm. Thay vào đó nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do:
- Tính di truyền
Trẻ có bố mẹ hoặc tiền sử gia đình mắc viêm da dầu thì khả năng cũng mắc bệnh cao hơn những trẻ khác. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm da tiết bã ở da đầu.
- Nội tiết tố thay đổi
Một số trường hợp khi đến tuổi trưởng thành, lượng hormone trong cơ thể thay đổi kèm theo những ảnh hưởng hoạt động của tuyến bã nhờn trên da, hình thành viêm da dầu ở đầu hoặc ngực.
- Sử dụng dầu gội
Một số loại dầu gội có tính kiềm cao, hay thành phần kích ứng có thể khiến da đầu bị tổn thương từ đó gây nên các hiện tượng viêm da.
- Thay đổi thời tiết,môi trường ô nhiễm
Thời tiết thay đổi quá nóng hay khô khiến độ ẩm trên da bị mất cân bằng. Khi này tuyến bã nhờn dưới da cần hoạt động bất thường để cân bằng lại lượng dầu bảo vệ da. Hoạt động này đôi khi cung cấp lượng dầu hơn thừa thãi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm da.
Bên cạnh đó môi trường bụi bặm bám vào các lỗ chân lông, gây bít nghẽn da cũng được coi là tác nhân gây bệnh. Sức khỏe làn da phụ thuộc nhiều vào việc chăm sóc và vệ sinh đúng cách. Do đó người bệnh nên lưu ý tác nhân này.
- Tâm trạng lo lắng
Tâm lý không ổn định, quá căng thẳng lo âu khiến rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng xấu đến làn da. Da vì vậy mà đổ nhiều dầu, nổi mụn, viêm sưng…
Viêm da tiết bã da đầu có tự hết không?
Ở trẻ em bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn trẻ từ 2 đến 6 tháng. Qua giai đoạn 1 tuổi, bệnh ở trẻ đa số sẽ tự khỏi. Nhưng với một số trường hợp, do cơ địa trẻ cũng như cách chăm sóc không đúng cách, bệnh vẫn đeo bám tới cả khi trẻ lớn. Khi này nguy cơ bội nhiễm cao gây nguy hại tới sự phát triển của trẻ.
Ở người lớn bệnh thường bùng phát theo mùa. Các triệu chứng bệnh thường tự thuyên giảm sau vài tuần mà không cần điều trị. Nhưng khả năng tái bệnh càng cao và nặng hơn khi quay lại.
Cách điều trị bệnh viêm da tiết bã ở da đầu
Dựa trên tình trạng bệnh cũng như cơ địa từng người mà cách điều trị sẽ được điều chỉnh khác nhau. Một số phương pháp chữa bệnh phổ biến hiện nay có thể kể đến:
Chữa bệnh viêm da dầu tại nhà
Một số phương pháp giúp giảm nhẹ triệu chứng người bệnh có thể áp dụng tại nhà. Tuy vậy cách này chỉ có tác dụng với các trường hợp bệnh nhẹ:
Chữa bằng dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng làm mềm da, giảm khô, ngứa rát do viêm da dầu gây ra. Chuẩn bị tinh dầu dừa nguyên chất 2 muỗng. Thoa trực tiếp lên vùng da bị viêm da cơ địa. Dùng tay massage nhẹ nhàng cho đều. Để như vậy ngủ qua đêm, sáng hôm sau rửa sạch lại với nước.
Gội đầu bằng chanh tươi: Chanh có tính sát khuẩn giúp làm sạch da đầu, giảm tình trạng bong tróc da. Cách dùng: Pha nước chanh với nước cùng vỏ chanh để gội đầu.
Dầu gội chữa viêm da dầu ở đầu: Một số loại dầu gội đặc trị có khả năng giảm nhờn, diệt khuẩn,trị nấm được bán rộng rãi ngoài thị trường. Người bệnh có thể tham khảo một số loại như:
- Dầu Gội Trị Gàu Head & Shoulders Clinical Strength
- Selsun Anti
- Dầu gội Nizoral Shampoo
- Dầu gội Hairnew
Điều trị bằng Tây y
Khi bệnh có chuyển biến nặng hơn, các biện pháp chữa bệnh tại nhà không còn tác dụng, thì việc dùng thuốc được ưu tiên trên cả. Sử dụng thuốc Tây cần theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh sử dụng bừa bãi gây ra cá tác dụng phụ không mong muốn.
Tây y tập trung chữa bệnh bằng các loại thuốc sát khuẩn, giảm ngứa bên ngoài. Bên cạnh đó một số thực phẩm chức năng như biotin,vitamin A cũng được chỉ định trong điều trị. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh như:
- Thuốc điều trị nấm, vi khuẩn trên da: có thể dùng các loại dầu gội hoặc thuốc có chứa thành phần thuốc theo toa như Ketoconazole, Ciclopirox, Tar, Pyrithione kẽm,… Nhóm thuốc này giúp kiểm soát tình trạng tiết bã nhờn trên da, hạn chế tình trạng lan rộng của những tổn thương, giúp cải thiện tình trạng bệnh.
- Thuốc kháng viêm, giảm ngứa: thường dùng thuốc kháng histamin có tác dụng giảm ngứa, hạn chế viêm nhiễm do các loại vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
- Thuốc chống corticoid: thường được dùng với bệnh viêm da tiết bã nhờn ở giai đoạn nặng, nhưng hạn chế sử dụng với những vùng da mỏng. Đồng thời không được sử dụng thuốc trong thời gian dài.
Ưu điểm của thuốc tân dược: Đẩy lùi nhanh chóng triệu chứng, các loại thuốc phổ biến dễ mua được ở bất kỳ hiệu thuốc nào
Nhược điểm: Một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ. Dùng trong thời gian dài có thể gây nhờn thuốc. Cần thực hiện nghiêm ngặt theo đơn bác sĩ.
Thuốc Đông y trị viêm da tiết bã nhờn ở da đầu
Theo quan niệm Đông y, bệnh do các tác nhân bên trong gây ra như tà nhiệt uất tích dưới da khiến da bong tróc, ngứa, đổ dầu. Đông y chữa bệnh dựa trên nguyên lý đẩy lùi từ sâu căn nguyên, tạo màng chắn tự nhiên bảo vệ da. Nhờ đó bệnh khi được chữa khỏi khả năng tái lại thấp.
Thành phần của các bài thuốc YHCT đều được bào chế từ dược phẩm tự nhiên, gia giảm liều lượng theo từng người bệnh. Bởi vậy phương pháp này được đánh giá là an toàn, lành tính. Đối tượng dùng thuốc rộng rãi, từ trẻ nhỏ đến phụ nữ mang thai và cho con bú…
Các thảo dược thường được dùng trong việc điều trị có thể kể đến:
- Giải độc, kháng viêm: Đơn đỏ, kim ngân hoa, bồ công anh, trầu không…
- Trị ngứa, mụn nhọt, bong tróc da: mò trắng, ô liên hồ…
- Thanh nhiệt, giải độc, mát gan: tang bạch bì, ké đầu ngựa …
Việc điều trị bằng Đông y cần kiên trì và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Các dược phẩm ngấm từ từ vào cơ thể đem lại hiệu quả lâu dài dứt điểm.
Viêm da tiết bã ở da đầu kiêng ăn gì? Nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh viêm da tiết bã ở da đầu nên đặc biệt hạn chế:
- Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Thực phẩm có lượng đạm cũng như đường bột cao
- Rượu bia, chất kích thích
Thực phẩm có lợi cho người bệnh:
- Rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin
- Ngũ cốc, yến mạch nhiều chất xơ
- Các loại cá biển giàu acid có lợi và omega 3
Ngoài ra người bệnh có thể tự điều chỉnh chế độ sinh hoạt của mình để tăng khả năng phòng và chữa bệnh. Một số lưu ý cần nhớ như:
- Hạn chế gội đầu thường xuyên. Gội đầu nên chọn loại dầu gôi dịu nhẹ, có thành phần thiên nhiên. Nước dùng để gội đầu nên là nước ấm vừa,không quá lạnh hay quá nóng.
- Không gãi mạnh hay chà sát lên da gây tổn thương nặng trên bề mặt da
- Che chắn, bảo vệ da và tóc khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường bụi bẩn.
- Uống đủ nước, bổ sung vitamin C,E, omega 3 giúp tăng khả năng chống khuẩn và độ ẩm cho da từ bên trong
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài, viêm da tiết bã nhờn ở mặt không còn là gánh nặng với nhiều người. Để có hướng điều trị cụ thể phù hợp với bản thân, người bệnh nên tới khám tại cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn.