Bệnh viêm đại tràng: Dấu hiệu, chế độ ăn và các loại thuốc chữa bệnh hiệu quả

Bệnh viêm đại tràng là một bệnh lý đường tiêu hóa có tỷ lệ mắc bệnh cao, khiến cho bệnh nhân vô cùng đau ở vùng bụng dưới, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm đại tràng là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh, đồng thời lắng nghe chuyên gia tư vấn về cách điều trị căn bệnh này ngày dưới đây.

Viêm đại tràng là gì? Có nguy hiểm không?

Đại tràng (ruột già) là bộ phận gần cuối cùng trong hệ thống tiêu hóa. Nó nhận thức ăn từ ruột non, hấp thụ nước muối khoáng trong thức ăn, đồng thời phân hủy thức ăn tạo thành phân.

Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị tổn thương, viêm, loét, gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Bệnh lý này được chia thành 2 dạng: Cấp tính và mãn tính

 
Đại tràng khi khỏe mạnh và khi bị viêm
Đại tràng khi khỏe mạnh và khi bị viêm

Phân biệt viêm đại tràng cấp và viêm đại tràng mãn tính

Viêm đại tràng cấp tính là tình trạng đại tràng bị tổn thương, viêm nhiễm, xuất hiện những vết loét một cách đột ngột. Bệnh thường hay tái phát lại nhiều lần nếu không được điều trị tốt.

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, BV YHCT TW cho biết:

“Phần lớn người bệnh hay chủ quan trong vấn đề điều trị viêm đại tràng, đặc biệt là lúc bệnh mới chỉ ở tình trạng cấp tính. Các loại thuốc thường chỉ làm che giấu đi các triệu chứng. Sau một thời gian điều trị thì các triệu chứng sẽ giảm, nhưng thực sự các tổn thương vẫn còn tồn tại.

Vì thế nên đôi khi chúng ta tưởng rằng mình đã chữa khỏi bệnh, nhưng thực sự là chưa. Và rồi bệnh nhân cứ điều trị rồi lại tái phát, lặp đi lặp lại như vậy không thể nào chữa dứt điểm được và dẫn tới tình trạng mãn tính.”

Viêm đại tràng mãn tính chính là hệ quả của tình trạng cấp tính. Nói cách khác, khi bệnh kéo dài sẽ phát triển lên mức độ nặng và trở thành mãn tính.

Nhìn chung, viêm đại tràng là bệnh lý không nên xem nhẹ. Dù là cấp tính hay mãn tính thì nó cũng gây nên nhiều vấn đề cho sức khỏe và ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc của người bệnh.

Viêm đại tràng nguy có hiểm không?

Khi đã chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính thì người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng.

Không chỉ là những cơn đau bụng ngày càng dữ dội hơn trước cùng vấn đề rối loạn tiêu hóa, các vết loét ăn sâu còn dẫn tới các biến chứng như xuất huyết, thủng đại tràng, hay nặng nhất là ung thư đại tràng. Ngoài ra, việc thủng đại tràng còn có thể dẫn đến viêm phúc mạc và gây tử vong.

Viêm đại tràng mãn tính
Ở giai đoạn mãn tính, bệnh không chỉ gây đau bụng dữ dội mà còn có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm

Chính vì những vấn đề như vậy mà người bệnh bị viêm đại tràng cần phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh trở thành mãn tính. Không chỉ vậy, quan trọng hơn cả là bệnh nhân cần chữa đúng cách để bệnh không tái phát trở lại. Trước hết, muốn làm được điều này thì chúng ta cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh của mình là gì để giải quyết.

Các triệu chứng viêm đại tràng thường gặp

Khi bị viêm đại tràng, người bệnh sẽ có những dấu hiệu điển hình sau đây:

Đau đại tràng

Đây là triệu chứng điển hình của bệnh viêm đại tràng. Cụ thể hơn là người bệnh sẽ thấy đau thắt vùng bụng dưới, dọc khung đại tràng. Những cơn đau lúc thì dữ dội, lúc lại đau âm ỉ. Tình trạng này khiến bệnh nhân không thể tập trung làm gì được, từ đó cuộc sống và công việc cũng bị ảnh hưởng.

Chướng bụng, đầy hơi

Chướng bụng, đầy hơi cũng là một trong những dấu hiệu viêm đại tràng. Tình trạng này được nhận thấy rõ rệt nhất khi vừa ăn xong cho dù không ăn no. Cảm giác căng tức, khó chịu có thể giảm dần sau đó.

Rối loạn đại tiện

Đại tràng là một bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, vậy nên khi bị viêm đau, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Vì vậy người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón, phân có thể kèm máu và dịch nhầy và rất hay mót đi vệ sinh.

Rối loạn đại tiện
Người bệnh thường bị rối loạn đại tiện

Bên cạnh những triệu chứng trên, người bị viêm đau đại tràng có thể cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Với trường hợp cấp tính còn có biểu hiện sốt.

Ngoài 2 giai đoạn cấp và mãn tính, người ta cũng chia bệnh ra thành một số dạng theo triệu chứng như: 

  • Viêm Loét Đại Tràng: Niêm mạc đại tràng bị loét dẫn đến chảy máu. Vì vậy có thể thấy máu dính trong phân.
  • Viêm Đại Tràng Co Thắt: Đau dọc theo khung đại tràng nhưng không có tổn thương thực thể, chỉ đau do sự rối loạn co bóp của nhu động ruột.
  • Viêm Đại Tràng singma: Đặc biệt đau ở hố chậu trái – vị trí tương ứng với đoạn đại tràng sigma

Đa số bệnh nhân khi mới bị bệnh thường có những biểu hiện không quá nặng. Vậy nên người bệnh thường hay chủ quan không đi khám. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho bệnh phát triển và có thể gây ra biến chứng.

Biến chứng viêm đại tràng
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh đại tràng

Nguyên nhân viêm đại tràng là gì? 

Viêm đại tràng là căn bệnh vô cùng phổ biến khi có đến 20% dân số mắc phải bệnh lý này. Vậy nguyên nhân do đâu mà lại có nhiều người bị căn bệnh này đến vậy?

Đối với các trường hợp mắc bệnh cấp tính thì chỉ có 2 nguyên nhận:

  • Do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng: Vi khuẩn E. coli, Salmonella, Shigella, virus Rota, lỵ amip; hoặc cũng có thể do giun, sán.
  • Nhiễm độc: Tiêu thụ thực phẩm chứa chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản, đồ ăn tanh, sống, là nguyên nhân khiến lớp niêm mạc đại tràng bị phá hủy trầm trọng.

Còn ở tình trạng mãn tính, ngoài nguyên nhân do không điều trị triệt để tình trạng cấp tính ra thì còn có một số lý do khác như:

  • Do một số bệnh lý khác: Viêm đại tràng có thể là hệ quả của một số vấn đề bao gồm: thiếu máu cục bộ, táo bón kéo dài, bệnh viêm ruột, bệnh lao, bệnh crohn,…
  • Căng thẳng, stress: Trạng thái lo lắng, căng thẳng, áp lực có thể ảnh hưởng đến hoạt động và sự co bóp của nhu động ruột, lâu ngày dẫn đến viêm đại tràng.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh, giảm đau: Việc lạm dụng kháng sinh có thể tiêu diệt hết lợi khuẩn, làm suy giảm hệ miễn dịch và gây ra viêm.

Viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì để mau khỏi bệnh?

Vì là bệnh lý đường tiêu hóa nên người bị viêm đại tràng không thể không chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của bản thân. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến đại tràng cũng như hiệu quả điều trị bệnh. Vậy người bệnh có thể ăn gì và không nên ăn gì?

Viêm đại tràng ăn gì tốt?

Để hạn chế tình trạng này, bệnh nhân nên cung cấp đủ các thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. 

  • Thức ăn nhiều đạm: cá, thịt xay, đậu phụ, giá đỗ, rau ngót…
  • Rau củ quả: rau dền, rau muống, khoai lang, chuối, bơ…
  • Các món ăn luộc, hấp hoặc kho

Viêm đại tràng kiêng ăn gì?

Khi xây dựng thực đơn ăn uống, người bệnh phải tuyệt đối kiêng kỵ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt hoặc chất kích thích… vì chúng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các vết loét. Ngoài ra, đồ ăn tanh, sống, ô thu cũng góp phần giúp các vi khuẩn có hại phát triển nhanh chóng, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Viêm đại tràng ăn gì
Chế độ ăn uống cho người bị viêm đau đại tràng

Nội soi đại tràng và chẩn đoán bệnh

Khi đi khám ở vùng đại tràng, người bệnh sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm, trong đó có nội soi đại tràng. Xét nghiệm này giúp cho chúng ta biết rõ được tình trạng niêm mạc đại tràng, để xem có ổ viêm hay vết loét nào không. Từ đó bác sĩ mới có thể chẩn đoán một cách chính xác nhất.

Bên cạnh hình ảnh nội soi đại tràng thì bác sĩ cũng sẽ dựa vào kết quả khám sơ bộ bao gồm: Thời gian phát bệnh và đau bụng, tần suất bị tiêu chảy hay táo bón, có các triệu chứng bất thường nào khác không, chế độ ăn uống, sinh hoạt như thế nào và tiền sử đã mắc bệnh nào liên quan chưa,..

Sau khi đã thăm khám và có đầy đủ các kết quả xét nghiệm, lúc này bác sĩ mới có thể chẩn đoán được vấn đề mà người bệnh gặp phải là gì và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với các loại thuốc chuyên biệt.

Nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng

Chia sẻ các loại thuốc trị viêm đại tràng từ bác sĩ chuyên khoa

Điều trị viêm đau đại tràng như thế nào? Làm sao để có thể đẩy lùi bệnh nhanh chóng và hiệu quả? Đây là những câu hỏi luôn được người bị bệnh đại tràng quan tâm nhiều nhất. Để giải đáp thắc mắc này, chúng tôi đã liên hệ với Bác sĩ Chuyên khoa I Vi Văn Thái – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y Dược Quảng Ninh để được giải đáp cụ thể.

Bác sĩ Vi Văn Thái cho biết:

“Để chữa bệnh viêm đại tràng thì người bệnh chỉ cần dùng thuốc để tiêu diệt và loại bỏ bỏ những tác nhân gây bệnh, đồng thời khôi phục những tổn thương tại niêm mạc đại tràng. Nếu tìm hiểu trên mạng, người bệnh sẽ thấy có rất nhiều thuốc chữa bệnh đại tràng khác nhau. 

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, người bệnh cần phải hiểu về cơ chế hoạt động của nó”

Điều trị viêm đại tràng bằng Tây y

Tùy theo dấu hiệu và tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định nhóm thuốc phù hợp:

  • Thuốc giảm đau và co thắt: Mebeverine, Phloroglucinol, Trimebutin…
  • Thuốc giảm đầy hơi, chướng bụng: than hoạt tính Carbophos…
  • Thuốc chống táo bón: Microlax dạng ống, Igol, Sorbitol, Duphalac…
  • Thuốc tiêu chảy: Actapulgite, Imodium, Smecta… giúp giải quyết tình trạng táo bón.
  • Thuốc diệt khuẩn đường ruột: Biseptol, Ciprofloxacin, Metronidazol… là những loại kháng sinh phổ biến được sử dụng

Các chuyên gia tiêu hóa khuyến cáo, người bệnh không nên tự ý sử dụng tất cả các loại thuốc, kể cả kháng sinh và thuốc điều trị bệnh. Vì nếu uống thuốc kháng sinh trong thời gian dài, tình trạng bệnh sẽ nặng hơn bởi lúc đó kháng sinh sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa triền miên.

Ngoài ra, các loại thuốc giảm đau, kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác như: chóng mặt, nôn và buồn nôn, sốt…

Chính vì vậy, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt để được bác sĩ tư vấn, điều trị kịp thời.

Cách chữa viêm đại tràng tại nhà bằng bài thuốc dân gian

Có một số bài thuốc dân gian từ những nguyên liệu quen thuộc, lành tính và dễ kiếm, dễ thực hiện như dùng củ riềng, nghệ, hoặc lá ổi để sắc nước uống, ngoài ra cũng có thể ăn sung để làm giảm bớt tình trạng đau đại tràng.

Chữa viêm đại tràng bằng nghệ: Trong nghệ có chứa chất curcumin với tác dụng giảm đau, chống viêm, phục hồi tổn thương và ngăn ngừa ung thư, rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh đại tràng. Có thể pha nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ với mật ong uống mỗi ngày để làm giảm bớt các cơn đau đại tràng.

Nghệ và mật ong
Nghệ kết hợp mật ong là vị thuốc nổi tiếng tốt cho các bệnh đường tiêu hóa

Chữa viêm đại tràng bằng lá mơ lông: Loại lá này bao gồm protein, caroten, vitamin C và tinh dầu rất tốt trong việc ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn trong ruột, chống co thắt đại tràng hiệu quả. Chỉ cần thái nhỏ lá mơ lông, trộn cùng lòng đỏ trứng gà và một ít gừng rồi đem hấp là đã có một món ăn giúp giảm đau hiệu quả. 

Chữa viêm đại tràng bằng lá ổi: Thành phần của lá ổi có chất flavonoid với tác dụng làm giảm đau, kháng khuẩn và cầm tiêu chảy rất tốt. Đem lá ổi tươi đun sôi trong nước rồi để uống dần trong ngày để hạn chế tiêu chảy và tình trạng co thắt đại tràng.

Tuy nhiên cần lưu ý, các bài thuốc này với mỗi người bệnh lại cho hiệu quả khác nhau. Đồng thời, phương pháp này chỉ áp dụng được cho những trường hợp cấp tính, bệnh mới phát để giúp giảm bớt phần nào các cơn đau do bệnh gây ra. Còn trường hợp mãn tính sẽ gần như không thấy có hiệu quả.

Chữa bệnh viêm đại tràng bằng thuốc nam

Việc chữa viêm đau đại tràng bằng Tây y gặp nhiều khó khăn do tình trạng kháng thuốc và nhờn thuốc. Khả năng điều trị dứt điểm bằng thuốc tây rất khó khăn, chi phí điều trị tốn kém nhưng kết quả lại hạn chế. Do đó, người ta thường tìm đến các bài thuốc Đông y với thành phần từ những cây thuốc Nam để điều trị triệt để căn nguyên của bệnh.

Thêm một lý do nữa khiến người bệnh ưu tiên chọn Đông y hơn: Việc sử dụng thuốc Tây y có thể tiêu diệt các vi khuẩn, ký sinh trùng nhưng đồng thời cũng làm mất đi những lợi khuẩn trong ruột. Trong khi đó, Đông y vừa giúp tái tạo, phục hồi niêm mạc đại tràng đã bị tổn thương, lại vừa cân bằng được hệ vi sinh lợi khuẩn.

Theo Đông y, có 4 nhóm nguyên nhân gây viêm đau đại tràng:

  • Ngoại tà lục dâm: Mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể
  • Ẩm thực bất điều: Nghĩa là ăn uống không điều độ, kém vệ sinh, uống thuốc kháng sinh lâu ngày…
  • Thất tình nội thương hay yếu tố tinh thần: Hay lo lắng, buồn phiền hoặc cáu giận, công việc căng thẳng, stress…
  • Tỳ vị tố hư: Nghĩa là cơ thể vốn bị suy nhược hoặc bệnh tật lâu ngày.
Điều trị viêm đại tràng bằng các vị thuốc Nam sẽ an toàn hơn cho người bệnh
Điều trị bệnh đại tràng bằng các vị thuốc Nam sẽ an toàn hơn cho người bệnh

Các nhân tố trên ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến công năng của tỳ vị và đại tràng, làm cho các tạng phủ này suy yếu mà gây nên bệnh, khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng và bài tiết các chất cặn bã bị rối loạn gây nên các đợt viêm cấp tính tái đi tái lại và rồi trở thành mãn tính.

Vì vậy, phương pháp Đông y chú trọng vào việc giải quyết những vấn đề trên để có thể đẩy lùi bệnh một cách toàn diện. Đồng thời qua đó nâng cao sức khỏe cho người bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Khi điều trị viêm đại tràng theo phương pháp Đông y, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh cụ thể mà tiến hành phối các vị thuốc sao cho phù hợp.

Qua những thông tin vừa rồi, hy vọng đã có thể giúp độc giả nhận biết và phân biệt viêm đại tràng cấp tính và viêm đại tràng mãn tính. Ngay khi có các dấu hiệu của bệnh, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia để tìm giải pháp điều trị nhanh chóng, kịp thời. Để càng lâu bệnh càng khó chữa và làm giảm chất lượng cuộc sống.