Viêm Hang Vị Dạ Dày Và Những Trường Hợp Bệnh Lý Đặc Biệt Ít Ai Biết
Viêm hang vị dạ dày bao gồm những trường hợp đặc biệt như: Viêm hang môn vị dạ dày, viêm hang vị dạ dày hành tá tràng, viêm teo niêm mạc hang vị dạ dày, viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật,… Tất cả đều là bệnh lý cần được phát hiện sớm và điều trị triệt để trước khi chúng gây ra biến chứng nguy hiểm hơn.
Bệnh hình thành từ những tổn thương và vết trợt, xước bên trong niêm mạc hang vị. Nguyên nhân do sự tấn công, phá hủy của vi khuẩn Hp hoặc do ma sát trực tiếp khi tiêu hóa thức ăn.
Dưới đây là 4 trường hợp bệnh lý đặc biệt và hiếm gặp, có thể coi là biến thể của viêm hang vị dạ dày thông thường.
Viêm hang môn vị dạ dày
Hang môn vị nằm ở vị trí thứ tư trong hệ thống 5 bộ phận cấu thành nên tổng thể dạ dày bao gồm: Tâm vị, đáy vị, thân vị, hang môn vị, ống môn vị và môn vị.
Hang môn vị là điểm gần thấp nhất của dạ dày nên khả năng nhiễm khuẩn cao. Tại đây liên tục xảy ra hoạt động co bóp để tiêu hóa thức ăn. Đồng thời cũng là nơi chịu tác động thường xuyên, lâu dài của dịch vị axit. Bộ phận này dễ bị viêm loét bởi những tổn thương do ma sát tạo ra.
Viêm hang môn vị dạ dày gây ra cho người bệnh những triệu chứng khó chịu như:
- Thường xuyên ợ hơi, ợ chua, trào ngược thực quản.
- Đau vùng thượng vị, đôi khi tức ngực.
- Chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, chán ăn.
- Đau tăng khi ăn đồ chua cay, khi đói hoặc ăn quá no
Viêm hang vị dạ dày hành tá tràng
Viêm hang vị dạ dày hành tá tràng là tình trạng viêm, sưng, loét và có hiện tượng lây nhiễm lan rộng ở 2 khu vực hang vị và hành tá tràng.
Đây thực chất là tổn thương ở hai vị trí khác nhau. Tuy nhiên hang vị nằm rất gần hành tá tràng. Do đó, khi viêm hang vị xảy ra và không được điều trị tận gốc sẽ kéo theo viêm hành tá tràng.
Trong nhiều trường hợp, bệnh lý này cũng có tác động ngược. Vết thương từ hành tá tràng lây lan viêm nhiễm ảnh hưởng ngược lên hang vị.
Khi bị bệnh, toàn bộ các vị trí từ hang vị, môn vị tới hành tá tràng đều trong tình trạng viêm sưng và nhiễm khuẩn. Nếu không giải quyết kịp thời có thể biến chứng loét nặng hơn gây thủng dạ dày, hoại tử hoặc ung thư.
Nguyên nhân gây bệnh: Hang vị bị tổn thương nên không thể tiêu hóa hết thức ăn dẫn đến ứ đọng. Dịch vị acid tăng tiết nhiều bào mòn niêm mạc tế bào. Đồng thời do sự tấn công phá hủy của vi khuẩn Hp cư trú trong lớp nhầy của dạ dày.
Viêm teo niêm mạc hang vị dạ dày
Viêm teo niêm mạc hang vị dạ dày là tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Đây có thể coi là biến chứng giai đoạn tiền ung thư của viêm hang vị hay đau dạ dày mãn tính.
Bệnh xảy ra khi hang vị bị tổn thương, viêm loét trong thời gian dài không được điều trị triệt để. Điều này dẫn đến phá hủy, ăn mòn tế bào khiến niêm mạc mất dần chức năng, teo đi và được thay thế bởi các lớp biểu mô.
Một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp:
- Vi khuẩn Hp: Chúng sinh sống và phát triển trong môi trường tăng tiết axit dịch vị và chất nhầy của dạ dày. Khi không được loại bỏ, Hp sẽ tấn công mạnh hơn. Từ đó đẩy nhanh quá trình biến chứng dẫn đến bệnh.
- Do sự nhầm lẫn trong cơ chế tự miễn: Thông thường cơ thể sẽ tự sản sinh ra các loại kháng thể là các protein. Chúng tấn công tiêu diệt tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Nhưng vì nhận định nhầm, các kháng thể này tấn công luôn phần tế bào khỏe mạnh tại dạ dày, đặc biệt là ở hang vị. Từ đó gây ra viêm teo niêm mạc hang vị.
Viêm teo niêm mạc hang vị dạ dày sẽ được chẩn đoán chính xác nhất khi người bệnh đi nội soi hoặc chụp CT cắt lớp và kết hợp với xét nghiệm chuyên môn. Bệnh sẽ gây nên những biểu hiện khó chịu như:
- Tim đập nhanh, đau tức ngực, hoa mắt chóng mặt
- Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, người xanh xao, nhức mỏi tay chân
- Đau thượng vị, có thể đau liên tục dữ dội
- Buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, tiêu hóa kém.
Ngoài ra người bệnh nặng sẽ bị rối loạn tâm thần do thiếu vitamin C, thiếu máu.
Viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật
Viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật là tình trạng xuất hiện khi dịch mật vì một số nguyên nhân nào đó bị trào ngược lên khoang hang vị. Từ đó tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, kích thích các phản ứng viêm phát sinh gây bệnh.
Dịch mật có thể trào ngược lên hang vị do một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Viêm hang vị, viêm loét dạ dày, tá tràng: Bệnh diễn ra quá lâu mà không được điều trị cụ thể dẫn đến tích tụ thức ăn trong quá trình tiêu hóa. Chúng tạo áp lực đè nén lên môn vị khiến chúng bị hở van, tạo ra kẽ hở khiến dịch mật trào ngược lên.
- Phẫu thuật hở dạ dày, phẫu thuật mổ túi mật: Các thao tác này ít nhiều sẽ để lại biến chứng. Van tâm vị đóng mở bất thường, là điều kiện thuận lợi cho dịch mật trào lên.
Viêm hang vị trào ngược dịch mật căn bản có dấu hiệu cơ bản giống các bệnh lý khác về hang vị. Để chẩn đoán chính xác, người bệnh có thể dựa vào các triệu chứng riêng biệt sau.
- Đau họng, ho khan: Đây là phản ứng khi có các kích thích từ dịch mật gây ra khiến cổ họng đau, khô rát hơn bình thường. Nếu để lâu hoặc chủ quan tưởng nhầm sang viêm họng mà điều trị sai cách, rất dễ dẫn đến xuất huyết thực quản và vòm họng rất nguy hiểm.
- Buồn nôn, nôn dịch có màu: Biểu hiện này rất thường gặp. Ngoài việc nôn ra thức ăn, người bệnh còn có thể nôn ra dịch nhầy màu vàng hoặc xanh và có vị đắng gắt.
Khi đi nội soi, kết quả sẽ cho thấy chính xác hình ảnh tổn thương bên trong và dịch mật tràn qua lỗ môn vị. Đôi khi còn thấy từng đám dịch mật đọng lại tại các nếp ở niêm mạc phình vị và thân vị.
Trên đây là 4 trường hợp bệnh lý nguy hiểm và hiếm gặp của viêm hang vị. Người bệnh nên căn cứ vào các triệu chứng cơ bản để đi thăm khám, chẩn bệnh cho chính xác.
Phương pháp điều trị các bệnh lý viêm hang vị dạ dày
Người bệnh có thể điều trị các bệnh lý trên đây theo phác đồ chung của Tây y, Đông y. Tùy theo thể trạng người bệnh trong mỗi trường hợp mà bác sĩ sẽ kết hợp hoặc có cách chỉ định riêng.
Tây y – giảm nhanh các triệu chứng khó chịu
Thuốc Tây tập trung vào giảm đau, kháng viêm, tiêu sưng, loại bỏ ổ viêm, ức chế vi khuẩn phát triển để các vết loét không trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại thuốc thường dùng như:
- Thuốc chữa viêm loét: Yumangel, Phosphalugel, Nexium mups
- Thuốc trung hòa dịch vị axit: Omeprazole, Nexium Mups
- Thuốc bảo vệ thành niêm mạc: Gastropulgite, Colloidal bismuth subcitrate, Phosphalugel, Sucralfate
- Thuốc kháng sinh tiêu diệt và ức chế vi khuẩn Hp: Amoxicillin, Metronidazol, Clarithromycin, Tinidazol.
Phẫu thuật – biện pháp cuối cùng khi cần thiết
Phương pháp này thường ít được khuyến khích vì tồn tại nhiều nguy cơ dẫn đến tác dụng phụ. Bác sĩ sẽ chỉ định khi người bệnh xảy ra vấn đề bất thường. Thường dùng trong trường hợp viêm hang vị trào ngược dịch mật hoặc viêm hang vị dạ dày hành tá tràng.
Mục đích:
- Cắt 1 phần hang vị hoặc bóc tách loại bỏ vùng tổn thương ở niêm mạc hang vị và hành tá tràng, làm sạch khu vực xung quanh để hạn chế viêm nhiễm.
- Nối chung ống mật với hỗng tràng để đổi lượng dịch mật trào ngược lên tá t ràng chuyển đến hỗng tràng. Hoặc khâu quanh cơ thắt thực quản cho dịch mật không trào lên.
Các phẫu thuật thường áp dụng: Phương pháp Roux-en-Y, Phương pháp antireflux,
Các phương pháp Tây y trên đây có hiệu quả nhanh nhưng nguy cơ tái phát cao, thường chỉ định với người bị nặng, biến chứng nguy hiểm.Người bệnh có thể xem xét tính lâu dài để lựa chọn cách chữa an toàn hơn.
Đông y – giải pháp loại bỏ bệnh an toàn, hiệu quả triệt để từ gốc
Đông y xử lý bệnh tập trung vào căn nguyên bên trong. Có rất nhiều đơn thuốc cổ phương được áp dụng trong điều trị các chứng đau dạ dày từ xưa rất hiệu quả.
Nếu bị một trong các trường hợp trên đây, người bệnh có thể tham khảo 1 số bài thuốc dưới đây.
Đơn thuốc sắc: Bao gồm 9 vị bao gồm Sài Hồ, Bạch Thược, Hương Phụ, Chỉ Xác, Huyền hồ sách, Trần Bì, Mộc Hương, Cam Thảo,Tô Ngạnh. Mỗi vị từ 8-12g. Tất cả đem sắc nhỏ lửa. Thuốc uống 3 lần/ngày.
Hi vọng những kiến thức trên đây chúng tôi cung cấp về viêm hang môn vị dạ dày, viêm hang vị dạ dày hành tá tràng, viêm teo niêm mạc hang vị dạ dày, viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật là hữu ích với bạn. Chúc bạn sớm tìm được phương pháp điều trị phù hợp và luôn có sức khỏe tốt.
Xem thêm: