Bệnh viêm họng là gì? Dấu hiệu và cách chữa viêm họng hạt, cấp, mãn tính hiệu quả

Bệnh viêm họng là một trong những bệnh hô hấp rất phổ biến mà ai cũng từng mắc ít nhất một lần trong đời. Bệnh tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như viêm họng hạt, viêm họng cấp, mãn tính…  không chỉ gây đau rát, sưng tấy vùng cổ họng mà còn có thể dẫn tới ung thư vòm họng nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm họng là gì? Các dạng bệnh thường gặp

Viêm họng là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, xảy ra khi niêm mạc họng bị vi khuẩn, virus tấn công gây đau rát, sưng tấy. Khi mắc bệnh, người bệnh thường ho nhiều, có đờm hoặc không, cảm thấy khó khăn khi nuốt, nói, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

Viêm họng là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
Viêm họng là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp

Viêm họng được chia thành nhiều dạng khác nhau dựa trên mức độ viêm nhiễm và thời gian mắc bệnh. Trong đó phổ biến nhất phải kể tới các dạng sau:

  • Viêm họng cấp tính: 

Là tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc họng xảy ra đột ngột. Người bệnh cảm thấy cổ họng khô, đau rát, ho khan kèm theo sốt trong vài ngày. Các dạng viêm họng đỏ, viêm họng giả mạc và viêm loét thường xảy ra ở giai đoạn cấp tính.

  • Viêm họng mãn tính: 

Là tình trạng cấp tính khi không được điều trị dứt điểm dẫn, tái phát nhiều lần gây ra. Bệnh gây ra các triệu chứng đau rát cổ họng, khó nuốt, người mệt mỏi. Dạng mãn tính của viêm họng bao gồm viêm họng hạt, viêm họng mủ, xơ teo, viêm họng liên cầu khuẩn, viêm họng sung huyết,… Trong đó phổ biến nhất phải kể tới: 

Viêm họng hạt: Là dạng mãn tính quá phát do niêm mạc họng và amidan viêm nhiễm kéo dài khiến các mô lympho ở thành sau họng phình lên, tạo thành các hạt đỏ trên niêm mạc họng.

Viêm họng mủ: Là tình trạng viêm họng kéo dài, các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn tấn công hình thành dịch mủ ở trong vòm họng. 

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm họng

Nguyên nhân viêm họng

Nguyên nhân gây viêm họng chủ yếu là do virus, vi khuẩn xâm nhập, tấn công và gây viêm nhiễm niêm mạc họng. Các virus, vi khuẩn này có thể bắt nguồn từ không khí, thức ăn hoặc có liên quan đến các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, sởi, thủy đậu, bạch cầu, quai bị…

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như:

  • Không khí ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường gây kích ứng cổ họng 
  • Căng cơ trong cổ họng khi hét to, tập thể thao, nói chuyện ầm ĩ trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi.
  • Trào ngược dạ dày khiến acid trong dạ dày tấn công vòm họng gây viêm nhiễm.
  • Hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh.
  • Niêm mạc họng bị các yếu tố khỏi thuốc, hóa chất, đồ ăn cay nóng, nước lạnh tấn công 

Triệu chứng viêm họng dễ nhầm lẫn

Bệnh viêm họng là bệnh phổ biến và không khó để phát hiện. Tuy nhiên, dấu hiệu ở mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, biểu hiện của bệnh gồm:

Ho khan, đau rát cổ họng là triệu chứng điển hình của bệnh
Ho khan, đau rát cổ họng là triệu chứng điển hình của bệnh
  • Khô, ngứa, đau rát cổ họng, đau hơn khi nuốt thức ăn hoặc thậm chí là nước bọt.
  • Ho khan, có đờm, cổ họng đau rát nhiều hơn khi ho
  • Họng sưng đau, sờ thấy hạch ở dưới cằm, cổ, amidan sưng đỏ
  • Cảm giác vướng mắc, khó nuốt, khàn giọng
  • Dễ buồn nôn, nôn do cổ họng nhạy cảm
  • Người mệt mỏi, sốt, đau đầu, hắt hơi

Ngay khi phát hiện các triệu chứng viêm họng kể trên, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn khám chữa kịp thời, tránh để lâu bệnh biến chứng nặng nề hơn. Đặc biệt, cần chú ý trường hợp ho ra máu, hơi thở có mùi, phát ban, sốt cao, khàn giọng trên 2 tuần,…  Đây là giai đoạn bệnh đã chuyển nặng và rất dễ dẫn tới biến chứng, cần thăm khám ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.

Viêm họng có nguy hiểm không? Bệnh có lây không?

Bệnh viêm họng có nguy hiểm không và có lây không là băn khoăn của rất nhiều người bệnh hiện nay. Sau đây bác sĩ Lê Phương sẽ giải đáp cụ thể những câu hỏi này:

Viêm họng có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ, viêm họng không quá nguy hiểm nhưng nếu chủ quan, không điều trị bệnh có thể dẫn tới tình trạng mãn tính, viêm họng hạt hoặc mủ gây ra các triệu chứng đau rát vô cùng khó chịu và thậm chí có thể dẫn tới biến chứng nghiêm trọng như: 

  • Áp xe, viêm tấy xung quanh amidan, áp xe bên họng, thành họng và gây hoại tử vùng cổ.
  • Viêm khớp, viêm thận, suy tim, nhiễm độc còn có thể gây nhiễm trùng máu.

Đặc biệt với trường hợp viêm họng ở trẻ em, nếu không được điều trị dứt điểm có thể biến chứng gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển, khiến trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển. 

Ngoài ra, bệnh cũng có thể ảnh hưởng tới các cơ quan trong hệ hô hấp, dẫn tới các bệnh như viêm khí quản, phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm mũi, viêm xoang,…. Do vậy, ngay khi phát hiện triệu chứng, người bệnh cần sớm khám và điều trị nhằm đảm bảo bệnh không diễn tiến phức tạp và gây biến chứng.

Bệnh có lây không?

Viêm họng tuy không phải bệnh lây nhiễm nhưng nếu các nguyên nhân gây bệnh là do virus, vi khuẩn,… thì bệnh hoàn toàn có thể truyền từ người này sang người khác. Các yếu tố này có thể lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp qua nước bọt, nước mũi, đường hô hấp hay sử dụng chung đồ với người bệnh. 

Để phòng ngừa bệnh lây lan, bác sĩ khuyến cáo mọi người nên chú ý:

  • Không dùng chung đồ dùng với người bị bệnh.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
  • Tránh để tay bẩn chạm vào mắt, mũi, miệng,…
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
  • Đeo khẩu trang phòng khói bụi, hóa chất
  • Vệ sinh tai – mũi – họng thường xuyên.

Các cách điều trị viêm họng hiệu quả, phổ biến

Theo bác sĩ, viêm họng nếu được điều trị sớm sẽ không quá phức tạp. Nhưng nếu người bệnh chủ quan, chữa sai cách không chỉ khiến bệnh dai dẳng, tái phát mà còn có nguy cơ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị viêm họng, trong đó phổ biến nhất là Tây y, Đông y và các mẹo dân gian.

Chữa bệnh bằng Tây y

Viêm họng uống thuốc gì? – Theo các bác sĩ chuyên khoa, có nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh, tùy thuộc vào nguyên nhân và các triệu chứng. Trong đó chủ yếu là các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau,… thường được áp dụng phổ biến. 

Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
  • Thuốc kháng sinh: Được kê đơn cho trường hợp viêm họng do vi khuẩn. Thường gặp nhất là Amoxicillin, Cephalexin, Penicillin… Lưu ý, kháng sinh không có tác dụng với trường hợp bị viêm do virus do vậy bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc khi chưa nắm rõ nguyên nhân gây bệnh.
  • Thuốc giảm đau: Giúp đẩy lùi các triệu chứng đau rát họng do bệnh gây ra. Thường gặp nhất là các thuốc chứa paracetamol kết hợp với vitamin C.
  • Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm giúp hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, chúng cũng chứa một số thành phần giúp giảm đau, sưng tấy ở cổ họng.  

Các loại thuốc điều trị bệnh kể trên đều giúp loại bỏ triệu chứng khó chịu nhanh chóng, mang tới cảm giác dễ cho người bệnh. Tuy nhiên, đây cũng không phải giải pháp tối ưu bởi thuốc tây nếu dùng không đúng liều lượng có thể dẫn tới kháng thuốc, nhờn thuốc. Thậm chí, nếu dùng trong thời gian dài còn có thể gây suy gan, suy thận, tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Hơn nữa, các loại thuốc này cũng không thích hợp với những đối tượng nhạy cảm như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai. Do vậy, bệnh nhân không được tự ý sử dụng mà cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chữa viêm họng bằng mẹo dân gian tại nhà

Dân gian có rất nhiều mẹo chữa bệnh từ lâu đời đến nay vẫn được áp dụng. Hầu hết các phương pháp này đều sử dụng thảo dược tự nhiên giúp xoa dịu cảm giác ngứa rát, giảm sưng, viêm cổ họng. Do sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên phương pháp này khá an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng kể cả trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai,… Một số mẹo điều trị phổ biến gồm:

Chữa viêm họng bằng mật ong

Mật ong có chứa thành phần kháng sinh tự nhiên giúp đẩy lùi tác nhân gây bệnh đồng thời làm dịu cổ họng, giảm ho, đau rát.

Mật ong có tác dụng kháng viêm và rất tốt cho cổ họng
Mật ong có tác dụng kháng viêm và rất tốt cho cổ họng
  • Cách dùng: Bệnh nhân có thể pha mật ong với nước ấm, thêm một chút chanh, uống từ 1-2 cốc. ngày, trong 3-4 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Khi điều trị viêm họng bằng mật ong cho trẻ em cần thận trọng. Không sử dụng mật ong cho trẻ em dưới 2 tuổi để tránh gây ngộ độc.

Chữa viêm họng bằng tỏi

Trong tỏi chứa nhiều kháng sinh allicin. Theo các chuyên gia y tế, chất kháng sinh này có thể tiêu diệt được vi khuẩn và virus rất hiệu quả. 

Một số cách sử dụng tỏi như sau:

  • Cách 1: Dùng tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi ngậm tép tỏi trong miệng 5 – 10 phút.
  • Cách 2: Ngậm và nhai tép tỏi tươi trong miệng sao cho nước tỏi chảy xuống vùng cổ họng. Cách này giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh trực tiếp.
  • Cách 3: Giã nát từ 3 – 4 tép tỏi sau đó pha với cốc sữa nóng rồi để từ 10 – 15 phút cho tinh chất tỏi ngấm vào sữa. Lọc bỏ bã tỏi rồi uống sữa. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 cốc sẽ mang tới hiệu quả tốt nhất.

Khi dùng tỏi chữa viêm họng, người bệnh cần chú ý đến liều lượng. Lạm dụng tỏi có thể khiến người bệnh bị nóng trong, tổn thương niêm mạc hầu họng.

Chữa bằng gừng

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm rất tốt. 

  • Cách dùng: Người bệnh có thể giã nát gừng rồi đun sôi với nước. Sau khi nước sôi, lọc bỏ bã gừng và dùng nước gừng uống.

Lưu ý, không sử dụng gừng cho những bệnh nhân mắc bệnh dạ dày, tá tràng, bệnh gan, thân nhiệt cao hoặc phụ nữ mang thai.

Sử dụng nước muối đẩy lùi triệu chứng

Muối có tính sát khuẩn rất cao do vậy nhiều người thường dùng muối để điều trị tình trạng viêm nhiễm ở họng hoặc phòng tránh bệnh xảy ra. 

  • Cách dùng: Chỉ cần pha loãng muối cùng nước sạch sau đó sử dụng hỗn hợp súc miệng 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng lá tía tô, chanh, quất,… để chữa viêm họng. Nhìn chung, các phương pháp dân gian thường phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, và chỉ tác động tới triệu chứng mà không đẩy lùi căn nguyên gây bệnh. Với tình trạng viêm họng nặng, bệnh nhân không nên phụ thuộc vào các mẹo dân gian bởi việc này có thể bỏ lỡ mất thời điểm “vàng” điều trị bệnh.

Viêm họng ăn gì, kiêng gì?

Bên cạnh việc điều trị bằng phương pháp đặc hiệu người bệnh cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng bởi đây là yếu tố có tác động lớn tới hiệu quả chữa bệnh. Theo đó, người bị viêm họng cần bổ sung một số thực phẩm và hạn chế một số thực phẩm nhất định. Cụ thể:

Nên ăn:

  • Thực phẩm giàu kẽm như hải sản, ngũ cốc, củ cải, chuối,..
  • Thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi,….
  • Thực phẩm giàu protein
  • Uống trà gừng, mật ong,..
  • Uống nhiều nước

Nên kiêng:

  • Thực phẩm cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ
  • Đồ uống lạnh, có gas, chứa chất kích thích
  • Thực phẩm ngọt, nhiều đường

Viêm họng là bệnh hô hấp hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn phương án chữa phù hợp, tránh để lâu, bệnh biến chứng phức tạp.