Bệnh viêm họng mủ, tình trạng mãn tính cần chữa kịp thời ngăn biến chứng nguy hiểm
Ho, sốt, đau họng, ngứa họng kèm theo mủ đặc trắng đầy họng là những biểu hiện không mấy dễ chịu mà bệnh nhân viêm họng mủ thường phải chịu đựng. Nếu không được nhận biết và điều trị tốt, bệnh sẽ tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận. Những nội dung sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh và biết cách phòng ngừa, xử trí khi mắc bệnh.
Viêm họng mủ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết
Viêm họng mủ là tình trạng cổ họng bị viêm nhiễm kéo dài, các tế bào lympho không còn khả năng ngăn chặn vi khuẩn, virus nữa. Khi đó vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào họng, kết hợp với các chất cặn bã hình thành dịch mủ bên trong vòm họng. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt những người có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu.
Nguyên nhân viêm họng mủ thường gặp
Viêm họng mủ xuất hiện do những nguyên nhân sau đây:
- Virus, vi khuẩn: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm họng ở trẻ em và người lớn. Các tác nhân phổ biến là: Virus gây cảm lạnh, cảm cúm, sởi, thủy đậu, quai bị, vi khuẩn gây bệnh bạch cầu đơn nhân, Streptococcus Pyogenes…
- Khô họng: Họng thiếu độ ẩm trong thời gian dài, nhất là mùa hanh khô sẽ làm tăng nguy cơ đau họng và viêm họng có mủ.
- Viêm họng cấp: Viêm họng cấp kéo dài sẽ khiến các tế bào Lympho phải hoạt động quá sức để chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào lympho…
- Mắc bệnh đường tiêu hóa: Trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày…
- Vệ sinh răng miệng kém sạch: Khi đó vi khuẩn có điều kiện phát triển và trú ngụ trong họng và khoang miệng…
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học: Thường xuyên ăn cay, ăn đồ ăn lạnh (đá, kem), sử dụng đồ uống có cồn (bia, rượu…), nước uống có ga sẽ làm kích thích niêm mạc họng.
- Môi trường ô nhiễm: Môi trường sống, nơi làm việc nhiều khói bụi, chất độc hại sẽ gây kích ứng mũi và họng.
- Cơ địa dị ứng: Dị ứng với các chất dị ứng như phấn hoa, lông thú, mạt bụi, nấm mốc… sẽ kích thích mũi và họng gây viêm họng, viêm họng mủ.
Nhận biết những nguyên nhân này, mọi người nên chủ động cách ly để tránh mắc bệnh. Việc loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh cũng rất có ích cho những người đang tham gia điều trị bệnh.
Triệu chứng viêm họng mủ điển hình
Nhận biết sớm các dấu hiệu viêm họng có mủ sẽ giúp việc điều trị đạt được kết quả cao hơn và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể phát hiện bệnh viêm họng có mủ dựa vào những biểu hiện sau đây:
- Ho: Người bệnh có thể ho có đờm hoặc không. Các cơn ho kéo dài về đêm, triệu chứng này đặc biệt dễ thấy ở các bé bị viêm họng mủ.
- Sốt: Viêm họng kèm theo sốt là phản ứng của cơ thể khi có virus, vi khuẩn xâm nhập. Bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, sốt cao hoặc cũng có thể không sốt.
- Đau họng: Đau họng có mủ là triệu chứng rất điển hình. Bệnh nhân thường bị đau rát khi nuốt thức ăn, uống nước hoặc nuốt nước bọt.
- Ngứa họng: Cảm giác này xuất hiện khi cổ họng hình thành các hạt chứa mủ. Lớp niêm mạc họng bị kích thích nên ngứa ngáy, khó chịu.
- Cổ họng nhiều mủ: Đây là triệu chứng viêm họng mủ dễ nhận biết bằng mắt thường. Các nốt mủ màu trắng hoặc xanh nhạt xuất hiện ở thành họng. Khi ho hoặc khạc đờm chúng có thể theo ra ngoài.
- Miệng hôi: Mủ trắng xuất hiện trong cổ họng sẽ khiến hơi thở nặng mùi.
Khi nhận thấy những triệu chứng trên người bệnh nên sớm đi khám để điều trị sớm. Lơ là trong chữa trị sẽ khiến bệnh tiến triển nặng thêm và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm họng mủ có tự khỏi được không? Bệnh có nguy hiểm không?
Trả lời cho câu hỏi, viêm họng mủ có tự khỏi được không, bác sĩ giải đáp rằng: “ Viêm họng mủ là bệnh nguy hiểm, không thể tự khỏi. Bởi vì khi viêm họng có mủ tức là bệnh đã ở mức nặng. Người bệnh cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ thật nghiêm túc mới có thể khỏi được”
Thậm chí, nếu không chữa trị tốt, bệnh sẽ diễn tiến nhanh chóng và có thể gây một số biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng lan tỏa: Tai mũi họng thông với nhau nên khi họng bị viêm, người bệnh dễ gặp biến chứng tai – mũi như: Viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa.
- Biến chứng đường thở: Viêm họng hốc mủ, áp xe thành họng, viêm tấy quanh amidan, viêm họng amidan hốc mủ, viêm phổi…
- Biến chứng xa: Thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận.
- Biến chứng khác: Nhiễm trùng máu, ung thư vòm họng…
Những biến chứng viêm họng mủ thường khó điều trị, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng. Vì vậy nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường của bệnh, mọi người nên chủ động đến cơ sở y tế, gặp bác sĩ để được hỗ trợ sớm nhất.
Cách chữa viêm họng mủ trắng hiệu quả hiện nay
Sau đây là những thông tin cụ thể về các cách chữa viêm họng mủ trắng để người bệnh tham khảo và cân nhắc trước khi điều trị.
Chữa viêm họng mủ bằng mẹo dân gian tại nhà
Trong dân gian lưu truyền nhiều mẹo điều trị viêm họng mủ rất đơn giản và dễ thực hiện. Nhiều mẹo đến nay vẫn được sử dụng có thể kể đến như:
- Chữa viêm họng mủ bằng quất và mật ong: Cắt đôi 3 quả quất rồi cho thêm 2 thìa mật ong vào bát. Đem hấp cách thủy, uống từng chút một thành nhiều lần trong ngày.
- Tỏi nướng: Đem tỏi nướng cháy vỏ ngoài, bóc hết lớp vỏ đi rồi đem gia. Cho thêm một chút nước ấm, sử dụng uống 2 lần mỗi ngày để chữa viêm xoang mủ.
- Mật ong và gừng: Dùng vài lát gừng tươi cho thêm 2 thìa mật ong rồi hấp cách thủy. Uống từng ngụm nhỏ, chậm rãi cho ngấm vào niêm mạc họng, uống nhiều lần trong ngày.
- Chữa viêm họng mủ bằng mật ong: Pha mật ong cùng nước ấm, cho thêm nước cốt chanh rồi khuấy đều. Sử dụng nước này uống hằng ngày giúp sát khuẩn cổ họng.
Ưu điểm: Chữa viêm họng mủ bằng mẹo dân gian tại nhà giúp làm dịu cổ họng, giảm đau và ngứa họng. Những mẹo dân gian cũng rất lành tính, sử dụng các nguyên liệu tự nhiên và giúp tiết kiệm chi phí điều trị.
Hạn chế: Phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, làm giảm triệu chứng chứ không giúp chữa khỏi bệnh triệt để. Nếu chỉ phụ thuộc vào cách này, bệnh sẽ dai dẳng và trở nên khó chữa hơn.
Điều trị viêm họng mủ theo tây y
Chữa viêm họng có mủ bằng tây y là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay. Phương pháp chủ đạo là dùng thuốc trị bệnh. Trước khi áp dụng các loại thuốc, các bác sĩ thường xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Những loại thuốc có thể được sử dụng là:
- Thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc thường được sử dụng là penicillin, amoxicillin, clarithromycin, cephalexin, erythromycin…
- Corticosteroid: Dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm, dùng cho bệnh nhân viêm họng mủ nặng.
- Thuốc kháng viêm: Prednisolon, alphachymotrypsin…
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, aspirin, ibuprofen…
- Thuốc sát trùng khoang miệng, thuốc súc họng…
- Thuốc ngăn chặn trào ngược dạ dày thực quản.
- Thuốc chống dị ứng, thuốc kháng histamin…
Để biết chính xác viêm họng mủ uống thuốc gì, người bệnh nên đi khám để làm rõ nguyên nhân và mức độ viêm nhiễm. Thông qua đó bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Ưu điểm: Thuốc tây y mang lại tác dụng nhanh chóng, các triệu chứng bệnh được đẩy lùi trong thời gian ngắn, mang lại cảm giác thoải mái cho người bệnh.
Hạn chế: Thuốc có tác dụng đối với triệu chứng nên bênh vẫn thường tái phát trở lại sau khi ngừng thuốc. Do đó viêm họng mủ thường kéo dài, dai dẳng, luẩn quẩn. Bệnh nhân dùng thuốc nhiều lần hoặc trong thời gian dài có thể bị nhờn thuốc hoặc các tác dụng phụ như đau dạ dày, tăng men gan, suy thận, tăng huyết áp.
Đối với viêm họng có mủ ở trẻ em và phụ nữ mang thai, việc sử dụng thuốc cần được cân nhắc kỹ càng, các loại thuốc tây có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em và thai nhi.
Như vậy, các phương pháp chữa viêm họng mủ hiện nay đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Nếu áp dụng phù hợp và đúng cách các phương pháp sẽ đem lại hiệu quả tích cực. Để biết chính xác nên điều trị bằng cách nào, người bệnh nên đến gặp thầy thuốc và bác sĩ chuyên môn để được tư vấn cụ thể nhất.
Cách phòng bệnh viêm họng mủ
Viêm họng mủ không phải là bệnh nhẹ nên việc điều trị thường gặp khó khăn. Do vậy người bệnh nên chủ động phòng tránh bằng các biện pháp sau:
- Điều trị viêm họng và các bệnh đường hô hấp triệt để ngay từ sớm.
- Vệ sinh mũi và họng thường xuyên bằng nước muối loãng.
- Nên hạn chế đến những nơi nhiều khói bụi và hóa chất độc hại.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ mũi và họng.
- Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ.
- Tránh xa những tác nhân gây dị ứng đã biết.
- Giữ ấm cho cơ thể, nhất là vùng mũi xoang, tránh ngồi điều hòa quá lạnh.
- Uống đủ nước, có chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, tập luyện cơ thể thường xuyên.
Viêm họng mủ là bệnh nguy hiểm, dễ biến chứng và khó điều trị. Tuy nhiên nếu chủ động phòng ngừa và điều trị sớm theo phác đồ của bác sĩ thì bệnh này hoàn toàn có thể được chữa khỏi. Vì vậy đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể. Nếu nghi ngờ mắc bệnh hãy đến gặp bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ sớm nhất.