Viêm khớp dạng thấp : Đừng chủ quan nếu không muốn tàn phế suốt đời!
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính có tính chất hệ thống có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống… Người bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, các thông tin về bệnh để có biện pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả.
Viêm khớp dạng thấp là gì? Ai là đối tượng mắc bệnh?
Viêm khớp dạng thấp (tên tiếng anh là Rheumatoid arthritis) đây là thuật ngữ y học dùng để chỉ bệnh lý mãn tính xảy ra do rối loạn tự miễn ở người. Bệnh gây tổn thương màng hoạt dịch, lớp sụn và xương dưới sụn . Ở nước ta, thống kê cho thấy có khoảng 0,5 – 2% dân số mắc phải căn bệnh này. So với nam giới, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần.
Đối tượng bị viêm khớp dạng thấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất:
- Người trung niên và người già chiếm 80%.
- Người béo phì.
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, sau sinh.
- Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh.
Bệnh có diễn biến vô cùng phức tạp do xảy ra ở nhiều khớp cùng lúc. Đặc biệt tỉ lệ người trẻ trong độ tuổi 20 – 40 có nguy cơ mắc bệnh ngày càng cao và trở nên phổ biến. Bởi vậy mọi người cần lưu ý sớm phát hiện, chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp có thể hình thành do một hay nhiều yếu tố. Tất cả đều liên quan đến khả năng tự miễn của cơ thể.
- Rối loạn hệ miễn dịch: Khi sụn khớp bị tổn thương, cơ thể tự hình thành kháng thể vô tình tấn công sụn, khớp gây viêm.
- Di truyền: Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những gia đình mà bố mẹ bị viêm khớp dạng thấp, con cái có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với bình thường.
- Cơ địa: Giới tính hay lứa tuổi đều có mối liên hệ mật thiết đến bệnh. Có đến 70 – 80% bệnh nhân đều là nữ.
- Béo phì: Cân nặng là yếu tố tác động trực tiếp lên các khớp, khi trọng lượng lớn sẽ chèn ép, tạo áp lực cho khớp, tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Do mắc bệnh nhiễm trùng khớp: Vi khuẩn, virus xâm nhập vào khớp gây ảnh hưởng xấu đến màng hoạt dịch, khớp.
- Chế độ sinh hoạt: Thói quen hút thuốc, uống rượu bia, sống trong môi trường lạnh, ẩm ướt, stress có tác động tiêu cực đến miễn dịch của cơ thể. Đây cũng được xem là nguyên nhân gây viêm sưng khớp khá điển hình.
Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp diễn tiến từ nhẹ sang nặng với các biểu hiện khác nhau tùy từng giai đoạn. Cụ thể:
Giai đoạn khởi phát
- Bệnh diễn ra âm ỉ, các biểu hiện đau nhức không rõ ràng. Cơn đau tăng dần khi người bệnh cử động mạnh, gia tăng áp lực cho khớp và dịu đi khi được nghỉ ngơi.
- Cảm giác mệt mỏi, suy nhược cơ thể, cử động trì trệ.
- Đổ mồ hôi, sốt nhẹ, tê bì đầu ngón chân, ngón tay trước khi xảy ra cơn đau.
Ở giai đoạn này, các biểu hiện viêm khớp dạng thấp sẽ thường kéo dài vài tuần cho đến vài tháng trước khi chuyển qua giai đoạn toàn phát.
Giai đoạn toàn phát
- Tại khớp xuất hiện viêm, sưng tấy, cảm giác nóng ran tại khớp.
- Cơn đau tăng nhiều về đêm (gần sáng)
- Triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp có tính đối xứng đến 95%, chẳng hạn khi gối trái bị viêm, đau gối phải cũng có biểu hiện tương tự.
- Cứng khớp vào buổi sáng (90% người bệnh gặp phải).
- Bệnh kéo dài nhiều năm, có thể xuất hiện theo từng đợt. Các triệu chứng nặng nề hơn khi gặp lạnh, nhiễm khuẩn, chấn thương.
- Người mệt mỏi, ăn ngủ kém, gầy sút, rối loạn dây thần kinh thực vật.
- Ngoài da xuất hiện các hạt quanh khớp bị viêm đặc biệt là khuỷu tay, xương chày; da khô, teo.
Dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp, có thể sớm chẩn đoán các dấu hiệu bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể thấy các triệu chứng lâm sàng qua việc chụp X-quang với các biểu hiện: Mất vôi đầu xương, cản quang phần mềm quanh khớp; có hình khuyết nhỏ, khe khớp hẹp; đầu xương bị bào mòn, dính, biến dạng khớp…
Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không? Có chữa khỏi không?
Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn – chuyên gia xương khớp, Giám đốc chuyên môn nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường cho biết diễn biến của bệnh viêm khớp dạng thấp vô cùng phức tạp, ảnh hưởng của bệnh cũng rộng hơn so với nhiều bệnh xương khớp khác. Không chỉ gây biến chứng tại khớp mà dây thần kinh, mắt, da hay tim mạch… cũng bị tác động xấu.
- Biến chứng tại khớp: Gây teo cơ, các ngón tay biến dạng hình thoi, cổ tay hình lưng lạc đà thậm chí là mất khả năng vận động, tàn phế.
- Gây loãng xương: Trong quá trình điều trị dưới tác dụng phụ của một số loại thuốc khiến mật độ xương giảm kèm theo lười vận động gây loãng xương.
- Ảnh hưởng đến dây thần kinh: Do bị tổn thương tại nhiều khớp cùng lúc nên nguy cơ tổn thương thần kinh khá cao.
- Gây biến chứng tại mắt: Hội chứng khô mắt, mờ mắt hay thậm chí là mù lòa cũng là biến chứng của có thể gặp.
- Biến chứng đến phổi, tim mạch: Biến chứng nguy hiểm khác của bệnh đó là gây tắc nghẽn đường dẫn khí, tăng huyết áp trong phổi hay xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ gấp 2 lần.
Về thắc mắc viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không? Cũng theo bác sĩ Tuấn, căn bệnh mãn tính này không thể chữa khỏi hoàn toàn 100%, việc điều trị để khắc phục các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Nếu chọn đúng phương pháp, điều trị bài bản theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể cải thiện đến 70 – 80%, hạn chế tái phát lại các dấu hiệu bệnh.
Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp
Chữa viêm đa khớp dạng thấp bằng tây y, đông y đều có những ưu-nhược điểm, nếu không tìm hiểu kỹ, áp dụng bài bản theo chỉ định của bác sĩ việc chữa trị sẽ khó mang lại kết quả như mong muốn. Sau đây là những phương pháp được lựa chọn phổ biến:
Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp
Tùy vào mức độ viêm nhiễm mà bác sĩ kê toa thuốc phù hợp.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) gồm 2 dạng: Nhóm ức chế chọn lọc COX-1 như Diclofenac, Piroxicam… và nhóm ức chế chọn lọc COX-2: như Celocoxib, Etoricoxib…
- Thuốc Corticosteroid: Prednisone, prednisolone, methyprednisolone…
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs): Bao gồm nhóm kinh điển như Methotrexate, azathioprine, sulfasalazine, cyclophosphamide… và nhóm DMARDs sinh học nhhuw:Thuốc ức chế tế bào B (Rituximab); Thuốc ức chế yếu tố chống hoại tử khối u (TNF-α) infliximab, Golimumab…; Thuốc ức chế Interleukin 6 (Tocilizumab)…
Ưu điểm: Thuốc mang đến hiệu quả nhanh, giảm đau, viêm tức thì giúp bệnh nhân thoải mái hơn khi vận động.
Hạn chế: Thuốc chỉ giúp giảm các triệu chứng bệnh tạm thời, không loại bỏ tận gốc do đó các dấu hiệu đau nhức, viêm sưng vẫn tái phát lại khi ngừng thuốc. Việc lạm dụng trong thời gian dài dễ gây nhờn thuốc, tác dụng phụ như suy gan, suy thận, viêm loét dạ dày…
Để biết viêm khớp dạng thấp nên uống thuốc gì, mọi người cần thăm khám tại cơ sở chuyên khoa xương khớp.
Phẫu thuật chữa viêm khớp dạng thấp
Khi tình trạng viêm nặng, việc điều trị nội khoa bằng thuốc không mang lại hiệu quả tốt, khớp có nguy cơ bị biến dạng việc chỉ định phẫu thuật sẽ được bác sĩ xem xét. Phẫu thuật chỉnh sửa trục; sửa gân hoặc thay thế khớp là giải pháp phổ biến nhất được áp dụng cho người bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Ưu điểm: Được thực hiện nhanh chóng, phục hồi khả năng vận động của sụn khớp tốt, giảm viêm đau hiệu quả.
- Hạn chế: Do đặc trưng của bệnh là gây viêm đau tại nhiều khớp cùng lúc nên phẫu thuật không phải là giải pháp tối ưu cho bệnh nhân. Chỉ trong trường hợp không còn sự lựa chọn nào bác sĩ mới yêu cầu người bị viêm khớp dạng thấp áp dụng.
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng đông y
Không giống tây y, các bài thuốc đông y sử dụng hoàn toàn thảo dược với độ lành tính hiệu quả trị bệnh cao, không gây tình trạng nhờn thuốc hay xảy ra tác dụng phụ. Do đó hiện nhiều bệnh nhân có xu hướng điều trị hiện nay chuyển từ tây y sang đông y để chữa trị.
Phép trị bệnh trong y học cổ truyền tập trung khu phong, tán hàn, trừ thấp; khai thông khí kinh lạc, khí huyết; giảm viêm đau các khớp; bồi bổ chức năng gan thận; tăng cường hệ miễn dịch. Trên nguyên tắc này, rất nhiều bài thuốc đông y trị viêm khớp dạng thấp ra đời phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh lý.
- Ưu điểm của thuốc đông y đó là an toàn, hiệu quả cao, ngừa tái phát, chi phí điều trị phù hợp với mọi đối tượng.
- Hạn chế: Để thuốc phát huy hiệu quả trị bệnh cần kiên trì, thuốc phải đun sắc tốn thời gian, khó khăn khi mang theo đặc biệt là những người thường xuyên công tác xa.
Tuy nhiên hiện nay một số đơn vị cũng đã có những cải tiến, kết hợp y học cổ truyền và hiện đại tạo ra bài thuốc trị bệnh dạng cao, viên hoàn… tiện lợi, phù hợp với đông đảo người dùng khắc phục hạn chế của các cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam.
Khám, chữa bệnh viêm khớp dạng thấp ở đâu uy tín?
Thông tin được người bệnh quan tâm không kém khi bị bệnh đó là cơ sở điều trị. Do hiện nay số lượng các bệnh viện, phòng khám dày đặc nhưng chất lượng của mỗi nơi lại khác nhau. Dưới đây là một số địa chỉ uy tín mọi người có thể tham khảo.
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 02435747788.
- Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 024 6278 4126
- Khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai: 78 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại : 024 3869 3731.
- Bệnh viện Chợ Rẫy: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP HCM. Số điện thoại: 028.3855.4137
- Bệnh viện nhân dân 115: Số 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP HCM. Số điện thoại: 028.3865.4249
- Bệnh viện đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh: Cơ sở y tế này bao gồm 3 cơ sở:
– Địa chỉ:
+ Cơ sở 1: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP HCM
+ Cơ sở 2: Số 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP HCM
+ Cơ sở 3: Số 221B Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, TP HCM
– Số điện thoại: 028 3855 4269.
- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc: Bao gồm 3 cơ sở
– Cơ sở 1: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân, Hà Nội/ Số điện thoại: 024 7109 6699
– Cơ sở 2: Số 145 đường Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh/ Số điện thoại: 028 7109 6699
– Cơ sở 3: Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, TP Hạ Long/ Số điện thoại: 0203 657 0128.
- Nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường
– Cơ sở 1: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình/ Số điện thoại: 024 6253 6649.
– Cơ sở 2: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh / Số điện thoại: 028 3899 1677.
Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Phòng ngừa như thế nào?
Dinh dưỡng là con dao 2 mặt đối với người bị viêm đa khớp dạng thấp, chính vì vậy mọi người cần đặc biệt chú ý:
- Kiêng các loại thực phẩm chứa chất kích thích phản ứng viêm như các loại thức ăn sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh…
- Hạn chế các loại đồ nếp, tăng nguy cơ viêm sưng khớp, dị ứng như ngô, sữa, tôm, cua…
- Tránh xa các đồ lên men, muối chua như dưa muối, cà muối.
- Tuyệt đối không uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có ga…
Thay vào đó người bệnh viêm khớp dạng thấp cũng cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C: cam, dứa, ổi… thực phẩm giàu omega-3: cá thu, cá ngừ, cá hồi, bơ… thực phẩm giàu glucosamine và chondroitin trong xương, sụn hầm…
Để ngăn ngừa bệnh tiến triển mọi người cần lưu ý:
- Không vận động, làm việc nặng nhọc, khuân vác quá sức.
- Tránh bẻ khớp, thực hiện hành động gây sức ép cho các khớp.
- Hạn chế đi giày cao gót, nên đi giày, dép đế bằng.
- Tập luyện bài tập hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Tránh tiếp xúc với không khí lạnh và môi trường ẩm thấp.
- Điều chỉnh, giữ trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý, giảm cân nếu trọng lượng cơ thể cao.
Hy vọng với những thông tin trên, mọi người đã nắm được những thông tin hữu ích về bệnh viêm khớp dạng thấp. Từ đó sớm có biện pháp ngăn ngừa, điều trị phù hợp.