Viêm lỗ chân lông: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị
Viêm lỗ chân lông (viêm nang lông) là bệnh rối loạn da phổ biến do viêm và nhiễm trùng ở các lỗ chân lông. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được thông tin chi tiết và đầy đủ về tình trạng viêm lỗ chân lông và giải pháp điều trị dứt điểm từ sự kết hợp nhiều thảo dược thiên nhiên.
Viêm lỗ chân lông thường có liên quan đến nhiễm khuẩn, nấm hoặc virus
Viêm lỗ chân lông là gì? Các dạng viêm lỗ chân lông thường gặp
Viêm lỗ chân lông (hay còn gọi là viêm nang lông) là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại các nang lông. Tình trạng này khá phổ biến và có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tình trạng viêm nhiễm lỗ chân lông đặc trưng bởi sự xuất hiện của những nốt mụn hoặc cụm mụn tại các vị trí có nhiều nang lông như: Chân, tay, vùng kín, nách, mặt, đầu, lưng…
Viêm nhiễm tại lỗ chân lông có rất nhiều biến thể với các triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, việc xác định loại và nguyên nhân viêm nang lông là cách tốt nhất để điều trị và phòng ngừa bệnh. Các dạng viêm nang lông phổ biến bao gồm:
-
Viêm lỗ chân lông do tụ cầu khuẩn
Đây là dạng viêm nang lông phổ biến nhất. Bệnh xuất hiện khi da nhiễm vi khuẩn, phổ biến là tụ cầu khuẩn. Dấu hiệu nhận biết phổ biến bao gồm gây nên các nốt mụn nước sưng, ngứa, màu trắng và có chứa mủ trong da. Vi khuẩn thường chỉ tồn tại trên da. Tuy nhiên, đôi khi vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở, vết cắt hoặc vết đốt của côn trùng.
Ngoài ra, việc sử dụng chung dao cạo râu với người nhiễm tụ cầu khuẩn có thể khiến bạn nhiễm khuẩn nếu vô tình gây ra vết cắt trên da.
-
Viêm lỗ chân lông do tắm bồn nước nóng
Viêm chân lông do bồn nước nóng (tên khoa học là Hot Tub Folliculitis), đây là tình trạng người bệnh nhiễm vi khuẩn khi sử dụng bồn nước nóng hoặc bể nước nóng. Trong các bồn nước không được làm sạch đúng cách có thể tồn tại vi khuẩn Pseudomonas.
Các vi khuẩn này có thể tấn công bề mặt da và gây viêm nang lông. Bệnh gây nên những vết sưng đỏ, ngứa, nổi mụn nước chứa mủ. Các triệu chứng thường xuất hiện vài ngày sau khi sử dụng bồn nước nóng chứa vi khuẩn.
-
Viêm lỗ chân lông do nấm
Nấm men hoặc các loại nấm khác có thể gây viêm nang lông. Các triệu chứng phổ biến thường da gây mụn mủ đỏ, ngứa khắp cơ thể, bao gồm cả mặt và cổ.
Nhiễm trùng nấm men thường gây viêm lỗ chân lông ở lưng và dẫn đến tình trạng viêm nang lông mạn tính. Điều này có nghĩa là bệnh có thể không điều trị được hoặc có nguy cơ tái phát rất cao.
-
Viêm lỗ chân lông do lông mọc ngược
Lông mọc ngược là một dạng kích ứng da khiến lông không thể mọc bình thường. Tình trạng này có thể gây tắc lỗ chân lông gây viêm, nổi mụn nước ở lỗ chân lông.
Lông mọc ngược thường phổ biến ở người tóc hoặc lông xoăn tự nhiên, cạo lông quá ngắn. Bệnh cũng thường phổ biến ở mặt, cổ và nách. Những người cạo lông vùng kín cũng có thể bị viêm nang lông do lông mọc ngược. Điều này gây ngứa háng, để lại sẹo thâm hoặc sẹo lồi.
-
Viêm chân lông do thuốc
Trong một số trường hợp, sử dụng thuốc thường xuyên có thể gây tắc và viêm lỗ chân lông. Mặc dù tỷ lệ không cao nhưng các loại thuốc có thể gây viêm nang lông bao gồm: Steroid, Isoniazid, Liti Carbinat, Một số loại thuốc chống động kinh…
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết viêm lỗ chân lông
Trong hầu hết các trường hợp, ở giai đoạn đầu viêm nang lông có biểu hiện như bệnh mề đay mẩn ngứa. Các nốt mẩn có hình dạng giống như da gà, màu đỏ, vàng cánh gián hoặc trắng ngà như mụn mủ. Theo thời gian, các nốt mụn này có thể phát triển, lây lan sang vùng da lân cận và hình thành một vùng viêm nang lông.
Bệnh có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều nang lông, có thể cấp tính hoặc mạn tính. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Xuất hiện các vết sưng nhỏ màu đỏ trên da
- Nổi nhiều mụn đầu trắng
- Xuất hiện các nốt mụn lớn chứa nhiều mủ
- Da bị viêm, đỏ, ngứa, rát, châm chích, đau
- Sốt nhẹ
Các vị trí da thường bị viêm nang lông gồm:
- Viêm lỗ chân lông ở chân
- Viêm lỗ chân lông ở tay
- Viêm lỗ chân lông ở mặt
- Viêm lỗ chân lông ở nách
- Viêm lỗ chân lông vùng kín
Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, viêm nhiễm có thể phát triển thành mụn đinh gây mưng mủ, đau đớn, tổn thương, để lại sẹo. Nhiều trường hợp gãi nhiều có thể gây chàm hóa, vết thâm trên da khó khắc phục. Đặc biệt, tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm khi bệnh nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và thường khó điều trị. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu viêm nang lông, người bệnh nên chủ động điều trị sớm và đúng cách.
Nguyên nhân gây viêm lỗ chân lông
Viêm lỗ chân lông thường là do nhiễm vi khuẩn, phổ biến là Taphylococcus Aureus hoặc tụ cầu khuẩn. Tuy nhiên, đôi khi nhiễm nấm, virus hoặc các chấn thương vật lý ngoài da đều có thể gây viêm lỗ chân lông.
Một số tác nhân và yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến viêm nang lông bao gồm:
- Cao râu
- Thắt hoặc cột tóc quá chặt
- Quần áo chật hoặc ma sát vào da
- Lông mọc ngược
- Thường xuyên đổ mồ hôi hoặc sử dụng các sản phẩm gây kích thích các nang lông
- Sử dụng các sản phẩm gây tắc da như sản phẩm chứa dầu khoáng
- Có các bệnh lý về da như mụn trứng cá hoặc các bệnh viêm da
- Da bị tổn thương, bao gồm xuất hiện các vết cắt hoặc vết cắn của côn trùng
- Nhiễm trùng da do vi khuẩn
- Nguồn nước ô nhiễm
- Hệ thống miễn dịch suy yếu do các bệnh tự miễn (như HIV) hoặc sử dụng một số loại thuốc như kem Steroid
Viêm lỗ chân lông có lây không?
Hầu hết các loại viêm nang lông đều không lây nhiễm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, một số tác nhân truyền nhiễm (như nước trong bồn tắm nước nóng) có thể khiến vi khuẩn tự do di chuyển và gây ra viêm lỗ chân lông.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây lan qua các con đường như:
- Tiếp xúc da trực tiếp
- Sử dụng chung dao cạo râu hoặc khăn tắm
- Dùng chung bồn tắm nước nóng hoặc hồ bơi
Bên cạnh đó, viêm nang lông có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Việc gãi, làm tổn thương da sau đó chạm vào các bộ phận khác có thể gây lây nhiễm vi khuẩn và viêm viêm nang lông. Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể lây lan đến các bộ phận khác và gây bệnh.
Chẩn đoán viêm lỗ chân lông như thế nào?
Việc chẩn đoán viêm nang lông thường được thực hiện qua việc kiểm tra các triệu chứng. Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra da, xem xét lịch sử y tế hoặc tiền sử bệnh án gia đình.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lấy một mẫu da nhỏ để kiểm tra dưới kính hiển vi. Việc này có thể kiểm tra loại vi khuẩn hoặc nấm gây ra viêm.
Mặc dù hiếm khi được thực hiện nhưng đôi khi bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết da để loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm khác.
Cách điều trị viêm lỗ chân lông
Việc điều trị viêm nang lông thường dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các trường hợp nhẹ có thể được cải thiện bằng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể trở nên nghiêm trọng và cần điều trị y tế. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
Dùng thuốc trị viêm lỗ chân lông
Một số loại thuốc không kê đơn có thể được sử dụng để điều trị viêm nang do nhiễm khuẩn, nấm hoặc các nguyên nhân khác. Đôi khi thuốc chống viêm đường uống cũng có thể được khuyến cáo cho các trường hợp nghiêm trọng.
Các loại thuốc phổ biến bao gồm:
- Kem hoặc thuốc mỡ kiểm soát tình trạng nhiễm trùng da. Đối với các dạng nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ có thể kê kem kháng sinh, kem dưỡng da hoặc gel chống nấm. Trong một số trường hợp, thuốc kháng sinh đường uống có thể để sử dụng cho các trùng hợp nhiễm trùng nặng hoặc thường xuyên tái phát.
- Kem, dầu gội hoặc thuốc chống nấm cho các trường hợp viêm lỗ chân lông do nấm. Thuốc chống nấm không có tác dụng điều trị viêm nang lông do vi khuẩn. Và trong trường hợp, viêm do nấm thuốc kháng sinh không mang lại hiệu quả điều trị.
- Thuốc giảm viêm hoặc kem Steroid để giảm ngứa. Nếu người bệnh bị HIV / AIDS bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus để cải thiện các triệu chứng viêm nang lông.
*Lưu ý: Nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Một số tác dụng phụ dễ gặp là teo da, rạn da, kháng thuốc tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Các biện pháp điều trị viêm lỗ chân lông hiện đại
Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định 1 số liệu pháp hiện đại như liệu pháp tia laser, ánh sáng. Tuy nhiên, các phương pháp này cũng không thể đảm bảo sẽ điều trị dứt điểm viêm nhiễm và thường tốn kém chi phí. Các liệu pháp hiện đại gồm:
- Liệu pháp ánh sáng điều trị viêm lỗ chân lông
Theo một số nghiên cứu, liệu pháp ánh sáng hoặc liệu pháp quang học có thể cải thiện các triệu chứng viêm nang lông sâu và nghiêm trọng. Liệu pháp này thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá, tiêu diệt vi khuẩn, nấm và các loại virus.
- Triệt lông bằng Laser
Liệu pháp triệt lông bằng Laser có thể hỗ trợ làm giảm viêm nang lông và điều trị nhiễm trùng. Liệu pháp này có thể phá hủy các nang lông và chống lại viêm hoặc nhiễm trùng.
*Lưu ý: Các liệu pháp hiện đại có thể đem lại hiệu quả nhanh nhưng không hoàn toàn dứt điểm được bệnh. Một số rủi ro như tăng nguy cơ ung thư da, tổn hại da và tái phát viêm nang lông có thể xảy ra. Liệu pháp này thường tốn kém nên thường ít được sử dụng.
Cách chữa viêm lỗ chân lông tại nhà
Một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể điều trị viêm nang lông và các triệu chứng liên quan. Các biện pháp phổ biến bao gồm:
Trị viêm lỗ chân lông bằng muối
Sử dụng 1 thìa muối sạch trộn với 1 thìa sữa chua không đường. Dùng hỗn hợp này thoa đều lên da sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Lưu hỗn hợp trên da 15-20 phút và rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện mỗi ngày 1 lần liên tục trong 3-4 tuần để cải thiện triệu chứng.
Chữa viêm lỗ chân lông bằng dầu dừa
Vệ sinh da thật sạch và thoa 1 lớp mỏng dầu dừa nguyên chất lên da trong 20-30 phút. Sau đó vệ sinh lại bằng nước sạch. Thực hiện mỗi ngày 1 lần trong 1 khoảng thời gian cho đến khi có hiệu quả giảm nhẹ các triệu chứng.
Trị viêm lỗ chân lông bằng baking soda
Trộn 1 thìa nước sạch với 1,5 thìa bột baking soda. Vệ sinh vùng da bị viêm nang lông sạch sẽ. Bạn thoa đều hỗn hợp baking soda lên da và để như vậy trong 15 phút. Sau đó, bạn rửa lại bằng nước sạch và lau khô. Thực hiện 2-3 lần/ tuần.
Trị viêm lỗ chân lông bằng lá trầu không
Lá trầu không có tính kháng khuẩn, kháng nấm và giảm ngứa tốt. Người bệnh có thể sử dụng 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, giã nát và lọc lấy nước. Dùng nước trầu không pha với chút muối rồi thoa đều lên da bị viêm nang lông. Sau đó, rửa sạch da bằng nước và lau khô.
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng 1 số mẹo dân gian sau để hạn chế triệu chứng viêm nhiễm tại nang lông:
- Chườm ấm có thể làm giảm ngứa và rút mủ ra khỏi nang lông. Người bệnh ngâm một miếng vải vào nước ấm, vắt ráo và chườm lên da trong 20 phút. Lặp lại biện pháp nếu cần thiết.
- Vệ sinh da sạch sẽ bằng xà phòng và nước ấm để chống nhiễm trùng. Sử dụng khăn sạch để lau khô vùng da bệnh. Ngoài ra, giặt tất cả các loại khăn hàng ngày để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Tắm bằng bột yến mạch hoặc bã cà phê để cải thiện các triệu chứng.
- Mặc quần áo rộng rái, thoáng mát. Cạo râu và lông đúng cách, giữ sạch lưỡi dao cạo và không sử dụng chung dao cạo với người khác.
*Lưu ý: Các cách chữa tại nhà chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng, không thể điều trị dứt điểm. Viêm nhiễm tại nang lông tái phát sau điều trị. Việc áp dụng sai cách có thể gây nhiễm trùng khiến bệnh nặng hơn.
Trị viêm nang lông an toàn, hiệu quả nhờ y học cổ truyền
Theo quan niệm của Đông y, viêm nang lông là bệnh xảy ra do cơ thể nhiễm tà độc, nhiệt độc, khí huyết kém lưu thông. Sức đề kháng suy yếu khiến các tác nhân nấm, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm. Để có thể trị dứt điểm tình trạng viêm lỗ chân lồng cần loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh, làm sạch bề mặt da, giảm tiết bã nhờn đồng thời thanh lọc giải độc cho gan, hồi phục những thương tổn và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể để có thể chống lại những tác nhân gây hại.
Để đạt hiệu quả cao, cần dùng kết hợp giữa cả thuốc uống và bôi. Về thuốc uống, Đông y sử dụng những thảo dược có tác dụng kích thích lưu thông máu, tăng cường chức năng giải độc của gan, qua đó loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tăng cường sức đề kháng với những loại vi khuẩn có trong môi trường. Một số vị có công dụng như vậy gồm: Đương quy, Nhân sâm, Hoàng liên, Bạch thược…
Với thuốc bôi, sử dụng những thảo dược có công dụng làm lành tổng thương trên bề mặt da, dưỡng da, ngăn ngừa vi khuẩn. Bôi ngoài có thể sử dụng cao bôi hoặc thuốc dạng xịt hoặc kết hợp cả 2. Cơ chế kép này mang lại hiệu quả toàn diện nhất trong điều trị viêm nang lông.
Biện pháp phòng ngừa viêm lỗ chân lông
Để ngăn ngừa viêm nang lông, người bệnh cần tránh hoặc giảm tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Được biết, tại Trung tâm Thuốc dân tộc, bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết biện pháp phòng ngừa. Dưới đây là 1 số lời khuyên từ bác sĩ da liễu tại Trung tâm Thuốc dân tộc:
- Không mặc quần áo quá chật hoặc gây kích thích da.
- Tắm bằng các loại sữa tắm điều trị viêm nang lông để cải thiện và hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
- Không sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa hóa chất mạnh.
- Cạo râu đúng cách, tránh làm trầy xước, tổn thương bề mặt da.
- Giữ vệ sinh dao cạo và thay lưỡi dao khi cùn.
- Vệ sinh bồn tắm nước nóng đúng cách để tránh nấm và vi khuẩn phát triển.
- Thay quần áo ướt hoặc khi đổ nhiều mồ hôi.
Viêm lỗ chân lông không điều trị có thể gây nhiễm trùng lan rộng, các vết loét, khó chịu và đau đớn. Vì vậy, nếu nhận thấy các triệu chứng viêm nang lông, người bệnh nên chủ động khám chữa.