Viêm Nang Lông Là Gì: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị
Viêm nang lông là tình trạng viêm nhiễm khu trú ở một hoặc nhiều lỗ chân lông. Bệnh thường xảy ra do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm hoặc do một số nguyên nhân không nhiễm trùng như tăng bạch cầu ái toan, lông mọc ngược,… Nếu được chăm sóc tốt, viêm lỗ chân lông có thể giảm nhanh chỉ sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên trong trường hợp điều trị không đúng cách, bệnh có thể gây nhọt, rụng tóc vĩnh viễn và viêm mô tế bào.
Viêm nang lông là gì? Phân loại
Viêm nang lông (viêm lỗ chân lông, viêm chân lông) là tình trạng một hoặc nhiều nang lông bị viêm nhiễm khu trú do virus, nấm, vi khuẩn hoặc một số nguyên nhân khác. Tổn thương da có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào – trừ môi, lòng bàn tay và bàn chân.
Thông thường, bệnh chỉ xảy ra trong khoảng 7 – 10 ngày và có thể tự thuyên giảm khi chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên ở một số trường hợp có hệ miễn dịch suy yếu, nhiễm trùng ở nang lông có khả năng lây lan và gây ra các biến chứng nặng nề. Hiện tại, viêm nang lông được chia thành 2 nhóm chính, bao gồm:
Viêm nang lông nông
Viêm nhiễm tại nang lông nông đề cập đến nhiễm trùng nhẹ và chỉ xảy ra ở lớp biểu bì da. Các dạng viêm nhiễm nông tại lỗ chân lông phổ biến, bao gồm:
- Viêm nang lông do vi khuẩn: Đây là dạng phổ biến nhất và hình thành chủ yếu do nhiễm tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus).
- Lông mọc ngược: Tình trạng nhiễm trùng nang lông này xảy ra khi lông mọc ngược vào bên trong, khiến dầu thừa, bã nhờn tích tụ và gây viêm nhiễm. Loại viêm nang lông này thường xảy ra ở những khu vực có lông như nách, cơ quan sinh dục, lông mày, tóc…
- Viêm lỗ chân lông do tắm bồn nước nóng: Loại này xảy ra trong khoảng 72 giờ sau khi tắm buồn nước nóng. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Pseudomonas xâm nhập vào nang lông và gây viêm nhiễm.
- Viêm do nấm: Ngoài tụ cầu khuẩn, viêm nhiễm cũng có thể xảy ra do nhiễm nấm Pityrosporum. Dạng này thường xảy ra ở vùng da mặt và chủ yếu phát sinh ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
Viêm nang lông sâu
Viêm tại nang lông sâu là tình trạng nang lông bị nhiễm trùng sâu ở lớp trung bì, bao gồm các dạng sau đây:
- Nhọt: Nhọt là một dạng viêm lỗ chân lông nặng, xảy ra do tụ cầu khuẩn xâm nhập sâu vào da, gây tụ mủ và sưng viêm nghiêm trọng.
- Viêm nang do tăng bạch cầu ái toàn: Loại này thường gặp ở người mắc bệnh ung thư hoặc người bị nhiễm HIV/ AIDS. Nguyên nhân gây bệnh là do số lượng bạch cầu ái toan trong huyết tương tăng lên cao và gây tổn thương lỗ chân lông.
- Viêm nang lông do cạo râu: Thói quen cạo râu ở nam giới có thể khiến nang lông bị kích thích, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và sưng đau.
- Viêm nang lông do vi trùng gram âm: Thường xảy ra ở người sử dụng kháng sinh dài hạn để điều trị mụn trứng cá. Việc dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trên da và tạo điều kiện cho vi trùng gram âm bùng phát, gây viêm nhiễm nang lông.
Nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông
Nguyên nhân chính là do nhiễm trùng tụ cầu khuẩn – Staphylococcus aureus. Tuy nhiên trên thực tế, viêm nang lông còn có thể xảy ra do những nguyên nhân không nhiễm trùng như lông mọc ngược, tăng bạch cầu ái toan, nhiễm ký sinh trùng Demodex,…
Nguyên nhân viêm lỗ chân lông do nhiễm trùng
Nhiễm trùng là nguyên nhân chủ yếu gây viêm lỗ chân lông, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm.
- Vi khuẩn: Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn), Pseudomonas aeruginosa, vi khuẩn gram âm,…
- Nấm: Thường da vi nấm chi Malassezia hoặc nấm Tinea barbae.
- Virus: Chủ yếu là do virus herpes simplex và thường gây tổn thương xung quanh miệng.
Nguyên nhân viêm nang lông không nhiễm trùng
Một số nguyên nhân không nhiễm trùng gây viêm nhiễm, bao gồm:
- Nhiễm Demodex – một loại ve nhỏ sống ký sinh trên da của người.
- Do tăng bạch cầu ái toan
- Lông mọc ngược
- Do bệnh ác tính
Các yếu tố là tăng nguy cơ viêm nang lông
Ngoài những nguyên nhân chính nêu trên, bệnh có nguy cơ khởi phát cao khi có các yếu tố rủi ro như:
- Mặc quần áo chật làm tăng ma sát lên da và kích thích nang lông.
- Sinh sống trong điều kiện không khí nóng ẩm, khiến da đổ nhiều mồ hôi và bí bách.
- Không vệ sinh da đúng cách khiến nang lông bị bít tắc và viêm nhiễm.
- Sử dụng bồn nước nóng, tắm hồ bơi hoặc tắm các nguồn nước nhiễm khuẩn.
- Da bị trầy xước do cạo râu, chà xát có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Lạm dụng kháng sinh và thuốc bôi chứa corticoid.
- Hệ miễn dịch suy giảm do mắc bệnh ung thư hoặc nhiễm virus HIV.
Dấu hiệu nhận biết viêm nang lông
Viêm nang lông thường gây tổn thương khu trú ở mặt, vùng kín, tay, chân hoặc có thể lan tỏa trên các phạm vi rộng như ngực, lưng, cổ… Viêm nhiễm tại nang lông có thể dễ dàng nhận biết thông qua các biểu hiện ngoài da. Dưới đây là 1 số triệu chứng nhân biết chung và biểu hiện ở từng vị trí:
Các triệu chứng chung
- Nang lông bị đỏ, sau đó bắt đầu xuất các mụn có đầu trắng khu trú tại lỗ chân lông.
- Vùng da xung quanh có dấu hiệu đỏ, sưng đau và nóng rát.
- Các mụn mủ có thể bị vỡ, gây viêm và tiết dịch.
- Tổn thương da thường gây ngứa ngáy, khó chịu, đau, sưng và viêm nhẹ.
- Một số trường hợp do nhiễm trùng có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi.
Triệu chứng viêm nang lông ở từng vị trí
Với những trường hợp bị viêm nhiễm sâu, tổn thương da có thể sưng đau và viêm nặng nề. Ngoài ra, triệu chứng có thể khác nhau ở từng vị trí.
- Viêm nang lông vùng kín: Nổi mụn nhọt tại lỗ chân lông xung quanh âm hộ, vùng mu ở nữ giới và bộ phận sinh dục nam. Mụn có lông mọc hoặc cuộn tròn ở giữa, có mủ trắng hoặc vàng, xung quanh đỏ. Mụn này thường gây sưng, đau nhức khi chạm vào.
- Viêm nang lông chân, tay: Vùng da cánh tay, đùi và bắp chân nổi mụn đầu đen, đầu trắng tại các nang lông. Mụn thường chứa mủ hoặc khô, đóng vảy xù xì, lông mọc ngược có thể gây ngứa, rát và đau.
- Viêm nang lông ở lưng: Vùng lưng xuất hiện nhiều mụn nhỏ (đầu trắng, đen, mủ, các nốt sần hoặc u mềm). Mụn dễ vỡ và hình thành vết loét, có mủ, lông mọc ngược bên trong. Cảm giác ngứa rát, khó chịu khi nóng nực.
- Viêm nang lông ở mặt: Nang lông tại vùng mặt xuất hiện các mụn hoặc cụm mụn đỏ hoặc trắng. Mụn có thể gây ngứa rát, khó chịu và sưng đau.
- Viêm nang lông da đầu: Mụn mủ xuất hiện tại các nang tóc gây đau. Mụn chứa mủ, vỡ ra thường đóng vảy khô và gây rụng tóc tại nang tóc bị viêm. Viêm nang chân tóc có thể xuất hiện rải rác khắp đầu.
- Viêm nang lông nách: Đây là vùng nang lông dễ bị viêm khi tập trung nhiều tuyến mồ hôi, bã nhờn. Biêu hiện thường gặp là xuất hiện mụn đỏ, sưng tấy, mụn mủ tại nang lông. Mụn khô đóng vảy tiết và để lại sẹo thâm. Lông nách mọc ngược hoặc cuộn tròn, cảm giác đau, ngứa rát khó chịu.
Cách chẩn đoán triệu chứng viêm nang lông
Bác sĩ thường chẩn đoán bệnh thông qua thăm khám thực tế, xem xét tiền sử bệnh lý của gia đình và bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết mô da hoặc dịch mủ để xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hay do nấm.
Trong trường hợp nghi ngờ viêm nhiễm tại nang lông do các nguyên nhân hiếm gặp, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để có thêm dữ liệu cho quá trình chẩn đoán bệnh.
Viêm nang lông có nguy hiểm không?
Phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều thuyên giảm chỉ sau 7 – 10 ngày chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên với những người không chăm sóc đúng cách hoặc có hệ miễn dịch suy yếu, nhiễm trùng nang lông có thể gây ra các biến chứng sau:
- Rụng tóc vĩnh viễn: Trong trường hợp bệnh xuất hiện ở vùng da đầu, nang tóc có thể bị thoái hóa, tổn thương và tăng nguy cơ rụng tóc vĩnh viễn.
- Nhọt (Furunculosis): Nhọt là một dạng viêm lỗ chân lông sâu, gây tổn thương da nghiêm trọng, tụ mủ và sưng đau dữ dội. Nhọt không chỉ gây ra các triệu chứng cơ năng mà còn có thể để lại thâm hoặc thậm chí là sẹo rỗ.
- Nhiễm trùng tái phát/ lây lan trên diện rộng: Viêm nang lông có thể lan tỏa trên diện rộng hoặc tái phát nhiều lần. Tình trạng này không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, bứt rứt mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng da và hình thành nhọt.
- Viêm mô tế bào: Viêm mô tế bào là một trong những biến chứng nặng nề của bệnh. Biến chứng này xảy ra chủ yếu do tụ cầu khuẩn xâm nhập vào hạ bì, gây viêm nhiễm sâu và có nguy cơ gây nhiễm trùng huyết nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời.
- Hình thành sẹo thâm: Thông thường, viêm chân lông thường biến mất mà không để lại thâm sẹo. Tuy nhiên ở những người có làn da nhạy cảm hoặc không điều trị đúng cách, bệnh có thể gây sẹo thâm trên da và ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình.
Ngoài các biến chứng kể trên, triệu chứng do viêm nhiễm tại các nang lông còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tạo tâm lý thiếu tự tin và e ngại khi giao tiếp.
Các phương pháp điều trị bệnh viêm nang lông
Điều trị bệnh lý này phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng và biểu hiện lâm sàng. Với những trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc và khắc phục tại nhà. Trong khi đó ở những trường hợp tái phát hoặc có mức độ nặng, bác sĩ thường yêu cầu sử dụng thuốc và áp dụng một số biện pháp chuyên sâu khác.
Sử dụng thuốc điều trị viêm nang lông
Thuốc được chỉ định trong điều trị viêm lỗ chân lông bao gồm thuốc bôi tại chỗ và thuốc dạng uống. Dựa vào nguyên nhân và triệu chứng ở từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc sau:
- Dung dịch sát khuẩn: Hầu hết các trường hợp đều phải sử dụng dung dịch sát khuẩn để ngăn ngừa nhiễm trùng tiến triển nặng và lây lan trên diện rộng.
- Thuốc kháng sinh tại chỗ: Các loại kem bôi chứa hoạt chất kháng sinh tại chỗ như Mupirocin, Polymyxin B, Neomycin và Bactroban có thể được chỉ định với viêm nhiễm do tụ cầu khuẩn. Thuốc được sử dụng nhằm ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng và giảm nhẹ các triệu chứng trên da.
- Thuốc kháng sinh đường uống: Với những trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc lây lan, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh đường uống nhóm penicillin để tiêu diệt vi khuẩn.
- Thuốc kháng nấm đường uống: Với những trường hợp viêm nang lông do nấm, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng nấm đường uống như Itraconazole, Fluconazole, Terbinafine,…
- Thuốc kháng nấm dạng bôi ngoài: Bên cạnh đó, bác sĩ cũng thường chỉ định phối hợp với một số kem bôi chống nấm như Nizoral, Canesten và Mycoster.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Trong trường hợp viêm nhiễm gây sốt và đau nhức, bạn nên dùng Acetaminophen để hạ thân nhiệt và giảm đau.
- Thuốc chống viêm không steroid/ có steroid: Nếu da bị viêm nặng, thuốc chống không steroid (Diclofenac, Ibuprofen) hoặc thuốc chống viêm có steroid (Prednisolon) có thể được chỉ định.
Sử dụng thuốc điều trị viêm nang lông – đặc biệt là thuốc uống có thể gây tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa, gan, thận và da. Vì vậy bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định và phải tuân thủ theo liều lượng và tần suất đã được hướng dẫn.
Điều trị viêm lỗ chân lông bằng liệu pháp hiện đại
Để điều trị viêm nhiễm nang lông, y học hiện đại có thể áp dụng 1 số liệu pháp laser, ánh sáng hoặc các thủ thuật nhỏ khi viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng như:
Triệt lông bằng laser: Với những trường hợp viêm nang lông do cạo râu hoặc do lông mọc ngược tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể đề nghị triệt lông bằng laser để giảm nguy cơ nhiễm trùng tái phát. Liệu pháp này sử dụng tia laser có cường độ thích hợp nhằm phá hủy nang lông, khiến lông bị rụng và không phát triển trở lại.
Liệu pháp ánh sáng: Liệu pháp ánh sáng thường được chỉ định đối với những trường hợp bị viêm nhiễm sâu. Hầu hết các loại vi khuẩn, virus và nấm gây nhiễm trùng nang lông đều nhạy cảm với ánh sáng. Vì vậy áp dụng liệu pháp này có thể cải thiện nhiễm trùng, ức chế tác nhân gây bệnh và giảm tổn thương da đáng kể.
Tiểu phẫu: Tiểu phẫu được thực hiện khi nang lông xuất hiện nhọt lớn và không có đáp ứng tốt khi sử dụng thuốc. Đối với những trường hợp này, bác sĩ sẽ rạch nhọt sau đó dẫn lưu mủ ra bên ngoài nhằm rút ngắn thời gian hồi phục, giảm tổn thương da và cải thiện cơn đau.
Sau khi tiểu phẫu, vùng da này sẽ nhanh chóng khô và phục hồi trở lại. Tuy nhiên để giảm nguy cơ nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh dự phòng.
Cách trị viêm nang lông tại nhà
Ngoài những biện pháp điều trị chuyên sâu, bạn có thể cải thiện tổn thương và triệu chứng cơ năng với những mẹo khắc phục tại nhà sau đây:
Trị viêm nang lông bằng muối: Sử dụng 1 thìa muối sạch với thìa sữa chua không đường. Vệ sinh vùng da bị bệnh sạch sẽ và thoa hỗn hợp lên da trong 15 phút. Thực hiện 2 lần/ ngày trong 1 thời gian để cải thiện triệu chứng bệnh.
Chữa viêm nang lông bằng dầu dừa: Hòa dầu dừa với nước chanh theo tỷ lệ thích hợp. Vệ sinh da thật sạch và bôi hỗn hợp đó lên da, massage nhẹ nhàng trong 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện 2 lần/ tuần.
Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm nhẹ các triệu chứng trên bằng cách tận dụng một số thảo dược tự nhiên như nha đam, lá bạc hà, tinh dầu tràm trà, nghệ tươi…
Bên cạnh đó, khi bị viêm nhiễm tại lỗ chân lông, bạn có thể áp dụng 1 số cách chăm sóc và bảo vệ da tại nhà như:
- Chườm lạnh: Sử dụng khăn mát hoặc túi chườm lạnh đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương giúp giảm viêm đỏ và sưng đau đáng kể. Với những trường hợp tổn thương lan rộng, bạn có thể tắm nước mát để làm dịu da và giảm ngứa.
- Vệ sinh đúng cách: Vệ sinh da vùng da bị ảnh hưởng bằng các dung dịch sát khuẩn nhẹ (nước muối sinh lý) hoặc xà phòng diệt khuẩn nhẹ để ngăn ngừa viêm lỗ chân lông lan rộng. Sau khi vệ sinh da, bạn nên giữ da khô thoáng để tránh mồ hôi và bụi bẩn ứ đọng trong nang lông.
- Bảo vệ da: Trong thời gian điều trị, bạn nên bảo vệ da và loại trừ các yếu tố rủi ro như mặc quần áo chật, cạo râu, tắm bồn nước nóng,…
Điều trị viêm nang lông bằng Đông y hiệu quả toàn diện
Đông y cho rằng viêm nhiễm tại nang lông khi chỉ cho nhiễm khuẩn ngoài da mà xuất phát từ các yếu tố bên trong khi cơ thể nhiễm hỏa độc, nhiệt độc. Chính vì vậy, để loại bỏ tình trạng này tận gốc Đông y kết hợp điều trị cả trong lẫn ngoài, đồng thời tăng cường thể trạng, phục hồi da và ngăn tái phát.
Nhờ cơ chế điều trị chặt chẽ, các bài thuốc Đông y mang lại hiệu quả cao điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm. Bệnh được giải quyết tận căn nguyên nên hạn chế khả năng tái phát. Thành phần thảo dược an toàn, không tác dụng phụ. Do đó, điều trị viêm lỗ chân lông bằng thảo dược Đông y được nhiều người lựa chọn.
Phòng ngừa viêm nang lông bằng cách nào?
Viêm nang lông có khả năng tái phát cao khi có các điều kiện và yếu tố thuận lợi. Vì vậy, bạn nên thực hiện biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho da và giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát. Được biết tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, bên cạnh sử dụng liệu pháp điều trị tích cực từ thảo dược, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn chi tiết, cung cấp tài liệu hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Theo đó, người bị viêm nang lông cần thực hiện 1 số lưu ý sau:
- Tích cực trong quá trình điều trị các bệnh lý tiềm ẩn như ung thư, nhiễm HIV, tiểu đường,…
- Tránh mặc quần áo chật hoặc trang phục có chất liệu dày cứng, dễ ma sát và kích thích da.
- Cần vệ sinh dao cạo sau mỗi lần sử dụng và cạo râu đúng cách để giảm nguy cơ nhiễm trùng nang lông.
- Trao đổi với bác sĩ da liễu để được tư vấn về các sản phẩm làm sạch da dịu nhẹ. Tuyệt đối không dùng các sản phẩm có độ pH cao, chứa kiềm và hương liệu hóa học.
- Nên tắm vòi sen và tắm bằng nước có nhiệt độ mát. Hạn chế sử dụng bồn tắm và tắm nước ấm.
- Cần vệ sinh cơ thể 2 lần/ ngày – đặc biệt là khi thời tiết nóng và ẩm.
- Tránh lạm dụng thuốc kháng sinh dạng bôi và kem chứa corticoid.
Viêm nang lông là bệnh lý thường gặp và có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người trưởng thành. Bệnh có thể tiến triển dai dẳng, tái phát theo mùa hoặc theo từng đợt. Điều trị sớm và đúng cách, bạn có thể loại bỏ tình trạng này nhanh chóng.