Bệnh trĩ có di truyền không? Bác sĩ giải đáp

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý khá phổ biến và có dấu hiệu trẻ hóa qua từng năm. Chính vì lý do này, không ít người nhầm lẫn đây là căn bệnh truyền nhiễm hoặc di truyền. Liệu thông tin này có phải là thật. Trong bài viết dưới đây, trang vpeg.vn sẽ trả lời cho bạn đọc những thắc mắc này.

Bệnh trĩ có di truyền sang thế hệ sau không? - Thắc mắc của nhiều bạn đọc
Bệnh trĩ có di truyền không? – Thắc mắc của nhiều bạn đọc

Trang vpeg.vn đã nhận được một thắc mắc của một bạn đọc gửi qua hộp thư điện tử với nội dung như sau: 

“Chào bác sĩ, cháu là một nhân viên giao hàng đã theo nghề gần một năm nay. Vì tính chất công việc ngồi trên xe nhiều, dạo gần đây cháu thường xuyên bị đau rát hậu môn, thi thoảng có xuất hiện một ít máu khi đi vệ sinh, nên cũng hơi nghi ngờ bản thân mình mắc bệnh trĩ. Nhưng nhà cháu hiện nay cả ba và mẹ đã có tiền sử bệnh trĩ, có người đã điều trị triệt để, người còn lại lâu ngày có triệu chứng tái phát. Vậy cho cháu hỏi, bệnh trĩ có di truyền không ạ. Lỡ không may sau này, con cái của cháu có bị bệnh trĩ như cháu và ba mẹ cháu không ạ. Rất mong nhận được sự giải đáp của bác sĩ.”

(Nguyễn Chế Duy Tịnh, 25 tuổi – Quận 9, TP HCM)

Bệnh trĩ có di truyền không? [ Bác sĩ nhận định ]

Bệnh trĩ không hề có tính di truyền hay tính truyền nhiễm. Mà nguyên nhân gây nên bệnh trĩ là do nhiều yếu tố gây nên. Điển hình là chế độ sinh hoạt không khoa học, hoặc do tính chất công việc khiến cho các tĩnh mạch bị co giãn và hình thành búi trĩ.

Chính vì vậy, bạn không mắc bệnh do ba mẹ di truyền và căn bệnh này cũng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của con bạn sau này.

Vậy thủ phạm nào đã gây nên bệnh trĩ? Thủ phạm chính gây bệnh trĩ là do chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt không khoa học, chẳng hạn như:

  • Do tình trạng táo bón kéo dài: Táo bón là một trong những thủ phạm cần nhắc đến đầu tiên trong danh sách các thủ phạm gây bệnh trĩ. Một phần gây nên tình trạng táo bón là do chế độ ăn uống thiếu chất xơ. Và táo bón lâu ngày không được y tế can thiệp có thể làm do việc đi đại tiện bị mất sức, sự cọ xát lên thành hậu môn quá mạnh gây nên hình thành búi trĩ;
  • Do tính chất công việc: Vấn đề ngồi hoặc đứng quá lâu trong một thời gian dài hay làm việc quá mạnh đã tạo áp lực quá lớn lên tĩnh mạch trĩ và dây thần kinh ở hậu môn. Từ đó hình thành nên bệnh trĩ. Và những đối tượng thường xuyên mắc pahir là dân văn phòng, công nhân làm việc trong nhà máy, xí nghiệp, công nhân làm việc nặng,…;
  • Do thói quen sinh hoạt xấu: Thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu, bia hay tình trạng nhịn tiểu cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh.

Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp ở những đối tượng có tiền sử mắc đồng thời bệnh trĩ và bệnh mất van tĩnh mạch thì có thể xảy ra trường hợp bệnh trĩ di truyền sang các đời sau. Tuy nhiên, trường hợp này khá thấp, nếu có trường hợp di truyền thì người bệnh mắc một số bệnh lý khác về tim mạch nhiều hơn là bệnh trĩ. Bởi bệnh mất van tĩnh mạch là một bệnh lý có tính di truyền.

Nếu đang nghi ngờ bản thân đang mắc phải căn bệnh này, điều đầu tiên, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân gây bệnh. Và bạn nên điều trị bệnh khi bệnh còn sơ khai, bệnh chưa chuyển biến sang giai đoạn nghiêm trọng.

Phương pháp điều trị và khắc phục bệnh trĩ

Để khắc phục triệu chứng bệnh khó chịu, bạn có thể áp dụng thực đơn ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt lành mạnh. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp thuốc đặc trị để chữa bệnh trĩ dứt điểm.

1/ Thay đổi thực ăn uống đẩy lùi bệnh trĩ

Bệnh lý ở giai đoạn đầu thường được điều trị dễ dàng hơn, ít tốn chi phí và đặc biệt ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công việc bạn đang làm.

  • Bổ sung cho cơ thể nhiều thực phẩm tươi, ngon có trong rau củ xanh, củ quả tươi, các loại trái cây để cải thiện bệnh trĩ;
  • Hạn chế ăn những đồ ăn cay, nóng, đồ ăn quá mặn, đồ ăn cứng. Bởi những thức ăn này sẽ làm ảnh hưởng đến vấn đề đại tiện, có thể khiến tình trạng táo bón của bạn trở nặng hơn;
  • Bổ sung cho cơ thể hàm lượng chất khoáng cho trong nước lọc. Mỗi ngày nên uống nước từ 2 – 2,5 lít (tương đương với 8 – 10 ly nước lớn) để cung cấp nước cho cơ thể và cải thiện vấn đề đường ruột;
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có cồn, đồ uống nhiều ga,…;
  • Thường xuyên vận động cơ thể bằng các bài tập từ đơn giản đến phức tạp như: chạy bộ, bài tập kegel, yoga, gym,…;
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi hay làm việc quá sức;
  • Hạn chế ngồi quá lâu tại một chỗ, nên biết cách phân bổ thời gian nghỉ ngơi xen mỗi ca làm cho phù hợp.
Người bệnh trĩ không được xem thường chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày
Người bệnh trĩ không được xem thường chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày

2/ Thuốc đặc trị bệnh trĩ

Đánh giá về phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất, BS Văn Thái cho biết:

Thuốc dân gian, thuốc Tây y và thuốc Đông y là 3 phương pháp điều trị phổ biến. Tuy nhiên, mỗi giải pháp có những ưu, nhược điểm riêng:

  • Thuốc dân gian: Giá thành rẻ, dễ sử dụng nhưng không có hiệu quả dứt điểm
  • Thuốc Tây y: Tác dụng nhanh, dễ tìm kiếm, nhưng giá thành đắt, có nhiều tác dụng phụ và bệnh dễ tái phát
  • Thuốc Đông y: Thời gian điều trị dài, nhưng bền lâu. Cơ chế điều dứt điểm tận gốc. Thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ, chống bệnh tái phát hiệu quả.

Với những thông tin trong bài viết có lẽ đã giúp bạn đọc quan tâm đến vấn đề này tự trả lời được câu hỏi “Bệnh trĩ có di truyền không?”. Chúng tôi muốn khẳng định lại, bệnh trĩ không phải là bệnh di truyền. Vì xu hướng người mắc bệnh ngày càng nhiều nên gây nên sự hiểu lầm bệnh trĩ là bệnh di truyền. Bệnh trĩ tạo thành do một số tác nhân phát triển nên. Nếu đang có những dấu hiệu của căn bệnh này, tốt nhất bạn nên tìm gặp bác sĩ để kết luận chính xác bệnh lý bạn đang mắc phải. Từ đó đề ra một số biện pháp khắc phục kịp thời để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngày Cập nhật 06/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *