Thận yếu gây tiểu buốt và đau lưng – Cách điều trị TRIỆT ĐỂ

Thận yếu gây tiểu buốt và đau lưng là tình trạng mà rất nhiều người bệnh gặp phải. Những cơn đau quặn lưng kèm với tiểu buốt do thận yếu gây ra ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và công việc hàng ngày của mỗi người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng thận yếu gây tiểu buốt và đau lưng cùng các biện pháp điều trị mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Thận yếu gây tiểu buốt và đau lưng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh
Thận yếu gây tiểu buốt và đau lưng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh

Tại sao thận yếu gây tiểu buốt và đau lưng?

Thận là cơ quan có chức năng sàng lọc, bài tiết các chất độc hại và tạp chức trong máu ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu, được cấu tạo từ các tế bào nephron có chức năng bảo vệ thận. Thận yếu nghĩa là cơ quan này bị gặp vấn đề, các tế bào nephron bị tổn thương một số không hoạt động nữa, điều này khiến cho các tế bào còn lại sẽ phải tăng cường hoạt động để đảm bảo chức của thận, lâu dần dẫn đến tình trạng suy kiệt gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Khi thận bị tổn thương sẽ tác động lớn đến toàn bộ cơ thể và triệu chứng đau lưng là một dấu hiệu điển hình. Hầu như các bệnh lý tại thận như thận yếu, thận hư, sỏi thận có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng đau lưng ở người bệnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì các bệnh về thận sẽ khiến nước tiểu từ thận xuống bàng quang bị tắc nghẽn gây ra các cơn đau lưng, đau nhức xương sống. Đồng thời đi kèm với triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần.

Theo y học hiện đại, thận có vị trí gằn vùng lưng cột sống cuối và vùng chậu, nên khi đau thận thì lưng sẽ chịu ảnh hưởng và gây ra các cơn đau lưng hoặc đau thắt ngang lưng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến người bệnh thường gặp cả triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt đi kèm. Theo y học cổ truyền, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, thận yếu được chia thành hai dạng khác nhau là:

  • Đau thận nội thương: Thường gặp ở những người có thể chất yếu, bệnh lâu ngày, cơ thể yếu và mệt mỏi quá độ. Đau lưng do thận bị nội thương sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau lưng, khó đứng thẳng hoặc cúi người, trường hợp nặng sẽ khiến bàn chân và gót chân đau nhức
  • Đau thận lao lực: Thường xảy ra ở những người thường xuyên lao động nặng nhọc, khuân vác nặng trong thời gian dài hoặc là việc trong một tư thế nhất định sẽ làm tổn thương đến thận gây đau lưng.
Bị tiểu buốt và đau lưng
Bị tiểu buốt và đau lưng có thể là do bệnh sỏi tiết niệu gây nên

Khi nào bị tiểu buốt và đau lưng nên đến bệnh viện thăm khám?

Người bệnh nên đến ngay bệnh viện thăm khám khi bị tiểu buốt và đau lưng kèm theo các triệu chứng sau đây:

  • Nôn 
  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Nước tiểu đục, xuất hiện máu trong nước tiểu
  • Dịch tiết bất thường ở dương vật hoặc âm đạo
  • Đau nhức dữ dội ở vùng háng và bụng
Bị tiểu buốt
Bệnh nhân cần thăm khám khi triệu chứng tiểu buốt, đau lưng kèm theo tình trạng sốt cao, có máu trong nước tiểu,…

Chẩn đoán tiểu buốt và đau lưng

Thông thường, để tìm ra nguyên nhân gây đau lưng và đi tiểu buốt, bác sĩ sẽ đặt một vài câu hỏi về lịch sử bệnh lý của người bệnh và tiền sử gia đình. Đồng thời, họ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất và yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài xét nghiệm chẩn đoán sau để xác định chính xác yếu tố gây bệnh.

  • Xét nghiệm máu: Dựa vào các tế bào bạch cầu có trong máu sẽ giúp thu hẹp nguyên nhân gây bệnh có phải do viêm hay nhiễm trùng. 
  • Phân tích nước tiểu: Giúp xác định những bất thường có trong nước tiểu
  • Quét hình ảnh: Có thể siêu âm, chụp x – quang,… Các cách này giúp xác định cấu trúc bất thường gây tiểu buốt và đau lưng

Điều trị bị tiểu buốt và đau lưng bằng cách nào?

Điều trị tiểu buốt và đau lưng thường xuyên phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh, nhân viên y tế sẽ chỉ định biện pháp chữa trị phù hợp với từng đối tượng bệnh.

Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân sử dụng nếu triệu chứng tiểu buốt và đau lưng do nhiễm trùng gây nên. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng cũng như loại bệnh mắc phải ở mỗi đối tượng bệnh, họ sẽ chỉ định loại thuốc, thời gian và liều lượng điều trị khác nhau.

Cụ thể, trong trường hợp viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn, nhân viên y tế sẽ kê thuốc kháng sinh cho bệnh nhân sử dụng trong vòng 12 tuần. Còn đối với nhiễm trùng đường tiểu ở mức độ nhẹ, người bệnh dùng thuốc kháng sinh đường uống. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng đường tiểu nặng gây ảnh hưởng đến thận, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Ngoài ra, nhân viên y tế sẽ đề nghị bệnh nhân sử dụng thêm một vài loại thuốc chống viêm, giảm đau hoặc thuốc chẹn alpha không kê đơn khác. Đồng thời, họ cũng sẽ khuyên người bệnh thực hiện các bài tập vật lý trị liệu chuyên biệt để tăng cường sức mạnh cơ lưng và thư giãn các cơ xung quanh.

Phẫu thuật cũng được chỉ định nếu bệnh thuốc kháng sinh không giúp kiểm soát triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, tiểu phẫu thật sự cần thiết nếu bệnh nhân bị đau lưng hoặc tiểu buốt kèm theo sỏi, áp xe hoặc khối u.

chữa đau lưng
Điều trị bị tiểu buốt và đau lưng do nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh

Một số lưu ý khi điều trị bị tiểu buốt và đau lưng

Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây để kiểm soát triệu chứng nhiễm trùng và thúc đẩy bệnh nhanh chóng bình phục.

  • Nên uống nhiều nhiều nước mỗi ngày, ít nhất uống khoảng 1.5 – 2 lít nước trong ngày. Việc bổ sung đủ nước cho cơ thể không chỉ giúp cải thiện tình trạng đau nhức khi tiểu, đồng thời giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
  • Nên nghỉ ngơi và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ giúp kiểm soát triệu chứng bệnh và ngăn ngừa nhiễm trùng nặng
  • Để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh. Nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chạm vào bộ phận sinh dục
  • Có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, tránh xa đồ ăn, thức uống chứa chất kích thích
  • Không nên nhịn tiểu, nếu buồn tiểu nên đi ngay
  • Tăng cường tập luyện thể thao hoặc các động tác được bác sĩ trị liệu chỉ định để tăng cường sức khỏe
  • Thường xuyên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa

Bị tiểu buốt và đau lưng là triệu chứng bệnh lý nguy hiểm. Do đó, người bệnh không nên chần chừ, tự ý điều trị mà hãy đến ngay bệnh viện thăm khám. Tại đây, nhân viên y tế sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra liệu pháp chữa trị phù hợp giúp ngăn ngừa bệnh chuyển nặng, gây biến chứng xấu đến sức khỏe.

Ngày Cập nhật 06/06/2024

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *