Cách Chữa Bệnh Gout Bằng Lá Trầu Không Dễ Áp Dụng
Cách chữa bệnh gout bằng lá trầu không dễ áp dụng và đem đến những hiệu quả nhất định. Trong đó bài thuốc điều trị gout bằng lá trầu không và dừa xiêm được áp dụng phổ biến nhất trong dân gian. Vật biện pháp này có hiệu quả hay không và thực hiện như thế nào?
Vì sao lá trầu không có tác dụng trị bệnh gout?
Thực tế, lá trầu không có khả năng điều trị bệnh gout. Cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc đặc trị cho căn bệnh này. Tuy nhiên, việc kết hợp áp dụng nhiều phương pháp khác nhau bao gồm tây y, đông y, dùng thảo dược và kết hợp thay đổi thói quen ăn uống, tập luyện có thể kiểm soát sự sản sinh axit uric gây bệnh gout.
Trong lá trầu không có vị nồng gồm chủ yếu là 2 phenol: betel-phenol là đồng phân, và eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác. Đây là những hoạt chất có nhiệm vụ thay thế kháng sinh chống lại các loại vi khuẩn, liên cầu khuẩn, song cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn subtillis và trực trùng coli. Những nguyên nhân này gây ra các đợt bùng phát viêm da và viêm khớp đặc trưng ở bệnh nhân gout.
Đồng thời, lá trầu không còn có tác dụng hỗ trợ người bệnh giảm đau nhờ thành phần flavonoid – một chất gây tê tác động đến hệ thần kinh cảm giác liên kết từ khớp đến não bộ. Trong Đông y ghi nhận, lá trầu không có thể cải thiện chứng rối loạn chuyển hóa đồng thời đào thải các chất độc, cặn bã ra khỏi cơ thể . Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp người bệnh gout kiểm soát triệu chứng, phòng ngừa biến chứng nghiêm trọng hơn xảy ra.
Trong những ghi nhận lâu đời của y học Dân tộc, việc điều trị các bệnh xương khớp nói chung và bệnh gout nói riêng dựa trên nguyên tắc cơ bản là điều thông khí huyết, thải độc. Từ đó những khu vực tổn thương mới có thể hấp thu các dưỡng chất tốt, việc hồi phục tự nhiên diễn ra thuận lợi. Do đó việc sử dụng lá trầu không được xem như một phương pháp hỗ trợ giúp bệnh nhân gout có nền tảng sức khỏe vững chắc để đối phó với bệnh.
Tác dụng chữa bệnh của lá trầu và nước dừa xiêm
Trong Y học cổ truyền ghi nhận lá trầu và dừa xiêm đều là những nguyên liệu tự nhiên được dùng trong điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Với từng nguyên liệu sẽ đảm nhận một công dụng khác nhau. Cụ thể tác dụng của bài thuốc gồm có:
- Tác dụng của lá trầu
Lá trầu có đến 2,4% tinh dầu bao gồm các nhóm hoạt chất như: Eugenol, Chavibetol, Chavicol, Estragol… Tổ hợp các chất có trong lá trầu không có hiệu quả chống viêm khớp, phục hồi các hư tổn ở khớp, đặc biệt là chứng viêm khớp. Lá Trầu không được dùng điều chế làm thuốc trong Đông y và Y học dân gian với mục đích giảm đau, đặc biệt hiệu quả với cơn đau thần kinh.
Dược liệu này còn có khả năng cải thiện các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Trong đó có sự rối loạn chuyển hóa axit uric gây bệnh gout. Đồng thời, điều trị bằng lá trầu không giúp bệnh nhân hấp thu khoáng chất, vitamin tốt hơn. Song song đó đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.
Một tác dụng khác của lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm tốt. Nhờ đó bệnh nhân có thể cải thiện được chứng viêm nhiễm ở đường hô hấp, bệnh ngoài da, nhiễm trùng bên trong cơ thể. Thông thường lá trầu không thường được dùng làm thuốc dưới dạng nấu nước tắm, hoặc đắp trực tiếp lên vùng bệnh. Chữa bệnh gout bằng lá trầu không với nước dừa là một trong những bài thuốc dân gian hiệu nghiệm cải thiện được các triệu chứng đau nhức khớp thường gặp ở độ tuổi trung niên.
- Công dụng của nước dừa
Nước dừa được biết đến như một thức uống giải khát cung cấp điện giải. Tuy nhiên ít ai biết được những công dụng tích cực của nước dừa đối với tim mạch, xương khớp và huyết áp. Nước dừa là một chất điện phân tự nhiên, trong Tây y ghi nhận uống nước dừa sẽ giúp cân bằng chuyển hóa và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Nước dừa cũng hỗ trợ làm tăng cường HDL – hoạt chất có khả năng loại bỏ nguồn cholesterol xấu trong lòng mạch máu.
Ngoài ra nước dừa còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết bổ sung cho huyết tương. Vì thế nước dừa rất tốt cho tim mạch, cải thiện hệ tiêu hóa và bình ổn huyết áp. Kết hợp với lá trầu không, nước dừa đóng vai trò như một chất hòa tan phối hợp trị liệu. Từ đó có thể phát huy tốt hơn hiệu quả kháng viêm, chống oxy hóa, loại trừ virus và khử độc tốt. Đồng thời giúp các hoạt chất có trong lá trầu được tiết ra ngoài một cách nhanh chóng, người bệnh hấp thu dễ dàng.
Cách chữa bệnh gout bằng lá trầu không tại nhà
Phương pháp chữa bệnh gout bằng lá trầu không thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ tìm. Ngoài cách kết hợp với nước dừa, bệnh nhân có thể dùng lá trầu không để sao vàng với rượu và đắp lên vùng khớp bị đau nhức. Nếu kiên trì áp dụng, cơn đau sẽ có cải thiện đáng kể và trì hoãn được thời gian bùng phát các đợt gout cấp tính.
Cách 1: Bài thuốc từ lá trầu không ngâm rượu
Nguyên liệu:
- Chuẩn bị khoảng 200 gram lá trầu không già
- 1 lit rượu trắng
Thực hiện:
- Đem lá trầu không đi rửa sạch với nước muối, sau đó đem để ráo nước.
- Thái lá trầu không thành sợi nhỏ, hoặc có thể đem giã nguyễn.
- Cho hỗn hợp lá trầu lên chảo sao vàng đến khi lá trầu khô hẳn.
- Ngâm hỗn hợp rượu và lá trầu không trong khoảng 2 – 3 tuần là dùng được.
- Mỗi khi bị đau nhức người bệnh có thể dùng hỗn hợp này bôi lên vùng bị đau và massage.
Cách 2: Bài thuốc từ lá trầu không và nước dừa xiêm
Nguyên liệu:
- 1 quả dừa xiêm tươi
- 100g lá trầu không bánh tẻ.
Cách làm:
- Dừa xiêm bạn đem cắt vạt nắp, để nguyên phần nước dừa để trong quả.
- Lá trầu không bạn đem rửa sạch, sau đó để nơi thoáng mát cho ráo nước rồi thái nhỏ.
- Bạn cho lá trầu đã thái nhuyễn vào ngâm trong quả dừa xiêm, ngâm trong khoảng 30 phút.
- Bạn lọc lấy phần nước trong quả dừa ra uống hết, phần bã không sử dụng.
- Bạn áp dụng liên tiếp trong 7 ngày và duy trì trong vòng 1 tháng, những triệu chứng đau nhức sẽ cải thiện đáng kể.
Lưu ý:
Với cách điều trị này, người bệnh nên áp dụng vào buổi sáng, mỗi ngày thực hiện 1 lần. Ngoài ra người bệnh nên ăn sáng trước và sau khi uống, tốt nhất nên ăn sáng và uống sau bữa ăn 2-3 tiếng.
Lưu ý khi chữa bệnh gout bằng lá trầu không
Thực tế, phương pháp điều trị bệnh gout bằng lá trầu không cũng như các bài thuốc Đông y chữa bệnh gout khác. Phương pháp này chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho quá trình điều trị, bệnh nhân không thay thế điều trị chuyên môn của bác sĩ. Đối với những trường hợp bệnh mới tiến triển, phương pháp có thể mang lại những hiệu quả tích cực.
Tuy nhiên kết quả của bài thuốc phụ thuộc phần lớn vào cơ địa người bệnh và sự kiên trì, tuân thủ của chính bệnh nhân. Đây cũng là nguyên nhân vì sao mà có người bệnh kiên trì sử dụng bài thuốc trong 3 – 4 tuần đã thấy hiệu quả. Nhưng cũng có người đã áp dụng hơn 1 – 2 tháng vẫn không có biểu hiện thay đổi. Những bài thuốc Nam nhìn chung đều mang lại tác dụng chậm, nhưng cùng lúc mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Trường hợp người bệnh có ý định kết hợp điều trị với Tây y, nhất định cần làm theo chỉ định của bác sĩ.
Cũng cần lưu ý, bất kỳ hình thức điều trị nào cũng không phát huy hiện quả nếu người bệnh không có sức khỏe tổn. Để đảm bảo nền tảng thể chất, người bệnh cũng nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ chất kết hợp với rèn luyện thể thao vừa sức. Bệnh nhân gout nên ăn ít đạm, hạn chế thịt cá, không uống rượu bia. Để hỗ trợ đào thải lượng axit uric dưa thừa ra khỏi cơ thể, người bệnh nên tăng cường rau xanh, thay thế nguồn đạm lành mạnh và uống nhiều nước.
Cách chữa bệnh gout bằng lá trầu không tuy dễ áp dụng nhưng hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh công dụng hiệu quả của bài thuốc này. Tuy nhiên nếu áp dụng đúng cách, kết hợp với những lưu ý kể trên thì bệnh nhân sẽ nhận thấy các triệu chứng đau nhức, sưng viêm do bệnh gout gây ra được cải thiện. Tốt nhất bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tham vấn điều trị kết hợp phương pháp này với việc dùng thuốc.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không cung cấp lời khuyên hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.
Bài viết liên quan: Bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh?
Ngày Cập nhật 20/12/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!