Cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng
Cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng nhìn chung khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu không biết cách, người bệnh có thể bị ngộ độc. Ngoài ra, còn có khá nhiều lưu ý khi nếu không biết sẽ không thể nào phát huy hiệu quả chữa bệnh của cây.
Dược tính và công dụng của cây xương rồng chữa thoái hóa cột sống
Thành phần và dược tính của cây xương rồng
Tên khoa học của cây xương rồng là Euphorbia antiquorum M. Trên thế giới có hơn 200 loại. Tuy nhiên, loại phổ biến dùng làm dược liệu chỉ có hai: xương rồng 3 chia và xương rồng bẹ.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra thành phần hóa học của xương rồng có nhiều dược tính quan trọng. Cụ thể, nó chứa taraxerol, tartric, euphorbol, acid citric và friedelan-3a-ol. Các hoạt chất này có thể chữa được nhiều bệnh nhưng công dụng nhiều nhất là đối với các bệnh lý liên quan đến xương khớp.
Về tính vị, cây xương rồng có tính hàn và vị đắng. Nhựa của 2 loại dùng làm dược liệu vẫn có độc tố nhưng so với các loại còn lại thì lượng độc tố này không nhiều. Đặc điểm tính vị của cây xương rồng được Đông y ứng dụng thanh nhiệt, hoạt huyết và giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa (táo bón, chướng bụng…). Ngoài ra, còn một công dụng rất nổi bật của cây xương rồng đó là chữa bệnh thoái hóa cột sống.
Những ý kiến về công dụng chữa thoái hóa cột sống của cây xương rồng
Công dụng chữa bệnh thoái hóa cột sống của cây xương rồng được đề cập nhiều trong các tài liệu Đông y và qua truyền miệng trong nhân gian. Các nghiên cứu khoa học thì đang phân tích thành phần của loại cây này. Nghĩa là chưa có nghiên cứu lâm sàng chính thức nào về công dụng của xương rồng với bệnh thoái hóa cột sống.
Ngoài ra, tương tự như đặc tính của các loại thảo dược khác, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cây xương rồng không có tác dụng nhiều với người bị thoái hóa cột sống lâu năm. Đồng thời, người ta cũng cho rằng loại cây này chỉ nên sử dụng như một cách hỗ trợ để quá trình điều trị thuận lợi hơn. Nó không nên được sử dụng như một phương pháp độc lập.
Bên cạnh đó, hiệu quả của cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng còn tùy thuộc vào cơ địa từng người. Có người dùng xong cảm thấy bệnh tình cải thiện rõ nét. Nhưng cũng có người không cảm nhận được hiệu quả. Thực tế vấn đề này rất bình thường. Không chỉ đối với các loại thảo dược thiên nhiên mà ngay cả với thuốc tân dược cũng gặp phải tình trạng này.
Cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng
Có 3 cách dùng cây xương rồng chữa thoái hóa cột sống. Người bệnh có thể linh hoạt kết hợp luân phiên cả 3 cách để tăng hiệu quả chữa bệnh.
Cách 1: Đắp lá xương rồng nướng
Bạn cần chuẩn bị từ 2 – 3 lá xương rồng bẹ. Dùng dao hoặc kéo cắt bỏ phần gai. Sau đó ngâm nguyên liệu trong nước muối khoảng 15 phút. Vớt lá xương rồng ra để ráo nước rồi chuẩn bị bếp than. Nướng lá trên than hồng trong khoảng 5 phút sao cho chính đều cả hai mặt.
Tiếp đến, bạn dùng một cái khăn mỏng phủ lá đã nướng và đắp lên cột sống. Sau khoảng 5 – 10 phút thì thay bẹ khác. Bạn cần thực hiện cách chữa bệnh này mỗi ngày. Máu huyết sẽ lưu thông tốt hơn và không còn bị ứ trệ. Từ đó cải thiện hiệu quả tình trạng đau nhức và hỗ trợ cơ thể hồi phục.
Cách 2: Đắp lá xương rồng sao nóng với muối hạt
Nếu không có xương rồng bẹ, bạn có thể đắp lá xương rồng 3 chia. Cách làm sẽ công phu hơn một chút. Nguyên liệu cần chuẩn bị là 2 – 3 nhánh xương rồng và 1 nắm muối hạt. Dùng dao hoặc kéo loại bỏ hết phần gai, rửa và ngâm trong nước muối khoảng 15 phút.
Sau đó bạn đập dập xương rồng với muối hạt rồi sao nóng trên chảo trong khoảng 1 phút. Tiếp đến, dùng khăn mỏng bọc lại hỗn hợp xương rồng và muối hạt đã sao nóng rồi chườm vào cột sống. Tương tự như cách dùng xương rồng bẹ, bạn cũng phải đắp lá xương rồng 3 chia hằng ngày để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh.
Cách 3: Sao nóng xương rồng với các vị thuốc Đông y
Các vị thuốc Đông y kết hợp cùng cây xương rồng chữa thoái hóa cột sống là ngải cứu, cúc tần và dây tơ hồng. Số lượng mỗi vị khoảng 1 nắm tay. Về loại xương rồng, bạn có thể chọn loại lá bẹ (2 -3 bẹ) hoặc loại 3 chia (2 – 3 nhánh).
Xương rồng sau khi loại bỏ gai và ngâm nước muối sẽ kết hợp với các thảo dược rồi mang sao nóng trên chảo. Dùng khăn bọc hỗn hợp lại và đắp lên vị trí cột sống bị đau trong khoảng 5 – 10 phút.
So với cách đắp lá xương rồng số 1 và số 2 thì cách đắp lá số 3 có hiệu quả tác dụng nhanh hơn. Người bệnh chỉ cần kiên trì thực hiện cách dùng này trong khoảng 10 ngày là các triệu chứng của bệnh sẽ được giảm thiểu rõ rệt.
Cách 4: Lá xương rồng nấu ăn chữa thoái hóa cột sống
Nguyên liệu chế biến món ăn với xương rồng gồm: 1 con cá lóc (khoảng 250g), 3 đọt xương rồng 3 chia và 1 nắm muối hạt. Cách chế biến khá đơn giản. Xương rồng sau khi loại bỏ kết gai sẽ ngâm với nước muối. Cá lóc làm sạch, bỏ nội tạng cũng ướp cùng với muối.
Cho cá và xương rồng vào nồi cùng lúc và nấu với 1 bát nước. Nêm gia vị cho vừa ăn. Có thể dùng món này như một món ăn bình thường hằng ngày. Bạn chỉ cần ăn liên tục khoảng 5 ngày là có thể cảm nhận được hiệu quả cải thiện bệnh tình.
Những lưu ý khi dùng cây xương rồng chữa thoái hóa cột sống
Độc tính của xương rồng tập trung nhiều ở phần nhựa và gai. Do đó, khi chế biến loại cây này làm dược liệu, bạn cần loại bỏ thật kỹ các thành phần này. Đồng thời, đừng quên ngâm nó trong nước muối để loại bỏ độc tính. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cẩn thận không để nhựa dính và da hoặc mắt. Bởi nó có thể gây bỏng hoặc viêm.
Trước khi áp dụng các cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Việc kết hợp phương pháp này với phác đồ điều trị sẽ giảm thiểu những tác động không mong muốn. Đồng thời nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
Ngoài ra, trong quá trình dùng xương rồng chữa bệnh, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần phải nhanh chóng thông báo với bác sĩ. Các biểu hiện bất thường gồm: tiêu chảy, buồn nôn và nôn, chóng mặt. Thậm chí là hôn mê và co giật.
Bên cạnh đó, khi đắp lá xương rồng, bạn cần cẩn thận để không bị bỏng. Hãy đợi một lúc cho xương rồng bớt nóng. Bởi vùng da ở lưng khá mỏng và cũng dễ bị tổn thương.
Cuối cùng, dù là thuốc tân dược hay thảo dược thiên nhiên thì dùng đúng liều lượng luôn rất quan trọng. Trong khi đó, xương rồng lại có độc tính. Bạn cần phải lưu ý nhiều hơn nữa về liều lượng khi dùng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để phù hợp với cơ địa của bản thân.
Ngày Cập nhật 23/06/2022
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!