Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh – Cách chăm sóc và điều trị đúng
Chàm đỏ là bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Nó có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển sau này của trẻ. Nếu điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách, chàm đỏ ở trẻ sơ sinh có thể khỏi hoàn toàn.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm đỏ
Trong 1 – 4 tuần đầu đời là giai đoạn trẻ sơ sinh dễ bị chàm đỏ nhất. Biệu hiện của bệnh là những vùng đỏ với kích thước lớn nhỏ khác nhau trên da. Quan sát kỹ sẽ thấy những vảy nhỏ li ti trên da. Vị trí thường bị chàm đỏ là trán, chân tóc sau gáy, cổ và vùng nhánh giữa 2 hoặc 3 dây thần kinh tam thoa (trên má của bé).
Các vết chàm đỏ hiếm khi tự hết. Đa số những trường hợp bị bệnh này không điều trị thì vết chàm sẽ tồn tại nhiều năm. Đồng thời, nó còn lan rộng khi bé lớn. Vùng da bị chàm đỏ sẽ ngứa, khô ráp và rất khó chịu.
Khi thấy bé có các dấu hiệu nghi là chàm đỏ, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế để xác định chính xác có phải bệnh này không. Ngoài ra, thông qua chẩn đoán cận lâm sàng, bác sĩ sẽ cho bạn biết mức độ bệnh thế nào và cách điều trị ra sao.
Bạn không nên chỉ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng rồi kết luận bé bị chàm đỏ và tự điều trị tại nhà. Thực tế có khá nhiều bệnh lý dễ nhầm lẫn với chàm đỏ. Tiêu biểu là u máu.
Cả hai loại bệnh đều có biểu hiện là đỏ da. Tuy nhiên, với bệnh u máu thì mức độ diễn biến rất nhanh. Khối u phát triển kích thước rất rõ chỉ trong vài tuần. Đồng thời, bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé. Ngoài ra, nếu như vết chàm đỏ ngày càng lớn dần theo độ tuổi thì cục u máu sẽ ngừng phát triển khi trẻ được khoảng 12 – 18 tháng.
Nguyên nhân gây khiến trẻ sơ sinh bị chàm đỏ
Các nhà khoa học tìm ra 3 nguyên nhân chủ yếu gây bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh.
- Thứ nhất, yếu tố di truyền: Nhiều trường hợp trẻ bị chàm đỏ là do những người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh này (nhất là cha hoặc mẹ);
- Thứ hai, đột biến gen: Nguyên nhân này thường đến từ những tác động trong lúc người mẹ mang thai. Nó thường đến tự chế độ ăn uống hoặc sinh hoạt không đúng cách;
- Thứ ba, trẻ bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus: Hậu quả của tình trạng này khiến cho quá trình phân bào bị rối loạn và gây ra bệnh chàm đỏ.
Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị chàm đỏ đều không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin của bé khi lớn lên nếu không được chữa trị kịp thời. Nguyên nhân là vết chàm thường xuất hiện trên mặt và ngày càng lớn theo thời gian.
Bên cạnh đó, màu của vết chàm sẽ chuyển đỏ sẫm, ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ. Ngoài ra, vùng da bị chàm rất khô và dễ gây ngứa. Trong lúc gãy bé có thể tự làm tổn thương da mình và để lại các vết sẹo. Chính vì thế, ngay khi phát hiện bé bị chàm đỏ, bạn không được chủ quan mà phải điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị đúng cách và kịp thời có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh này.
Cách điều trị chàm đỏ ở trẻ sơ sinh
Nguyên tắc áp dụng các biện pháp điều trị chàm đỏ cho trẻ sơ sinh phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Để biết tình trạng bệnh của bé nặng hay nhẹ, ngoài quan sát các dấu hiệu lâm sàng, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm cận lâm sàng.
Trường hợp nhẹ:
Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống dị ứng ở dạng nhẹ. Đồng thời, họ sẽ khuyên bạn nên tắm trẻ bằng sữa tắm Cetaphil. Đây là một loại sữa tắm chuyên dùng cho trẻ bị bệnh chàm đỏ và các bệnh ngoài da khác. Các thành phần trong loại sữa tắm này có công dụng làm mịn và mềm da; giảm thoát hơi nước và sức căng cho da. Mỗi ngày bạn cho trẻ dùng sữa tắm này 2 lần.
Kết hợp với việc dùng thuốc, bé bị chàm đỏ cần được chăm sóc đúng cách. Đồng thời, bạn nên dùng thêm các cách cải thiện triệu chứng từ các loại thảo dược thiên nhiên. Hai phần này sẽ được trình bày trong phần tiếp theo.
Trường hợp nặng:
Ngoài dùng thuốc chống dị ứng, sữa tắm chuyên dụng, trường hợp trẻ sơ sinh bị chàm đỏ nặng sẽ phải cần dùng đến corticosteroid. Đây là một loại thuốc kháng viêm, giảm sưng, đỏ da và chuyên dùng cho những trường hợp bị các vấn đề nghiêm trọng về da, trong đó có dùng để chữa bệnh chàm.
Corticosteroid được bào chế thành nhiều dạng với liều lượng khác nhau. Hiệu quả nó thể hiện rất nhanh. Tuy nhiên đây cũng là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ. Do đó, việc sử dụng phải có ý kiến chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc (liều lượng, thời điểm dùng, dùng trong bao lâu…)
Bên cạnh các cách điều trị như đã trình bày, tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của bé, bác sĩ sẽ cân nhắc thêm một số loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khác. Điều bạn cần đặc biệt lưu ý là tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc. Đồng thời, trong quá trình điều trị, nếu thấy trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường gì thì phải thông báo ngay cho bác sĩ.
Các phương pháp tự nhiên giúp trẻ sơ sinh hết bị chàm đỏ
Chàm đỏ là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Chính vì thế trong dân gian từ lâu đã có nhiều phương pháp điều trị bệnh này. Điểm chung của các cách chữa bệnh là sử dụng nguyên liệu lành tính, dễ tìm và chi phí thấp. Bạn có thể chọn 1 trong các cách điều trị dưới đây để cải thiện bệnh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Dùng dầu dừa chữa chàm đỏ cho trẻ sơ sinh
Những công dụng làm đẹp của dầu dừa với tóc và da đã được chứng minh nhiều lần trong thực tế. Loại dầu này còn được ứng dụng chữa bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân là trong dầu dừa có tính kháng khuẩn và khả năng chống oxy hóa rất tốt. Hai tác dụng này sẽ ngăn chặn tình trạng viêm loét da. Đồng thời, tinh chất dầu dừa còn giúp da bé mềm, giảm ngứa và giảm đỏ. Ngoài ra, axit lauric trong dầu dừa còn có tác dụng chống vi khuẩn tích tụ trên bề mặt da. Thêm vào đó, sự có mặt của vitamin E trong loại dầu này sẽ hỗ trợ khả năng bảo vệ tự nhiên của da.
Dầu dừa khá an toàn khi dùng cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng với lượng vừa đủ khi thoa lên da bé. Mục đích là tránh làm bít lỗ chân lông và khiến bã nhờn bị ứ đọng. Bên cạnh đó, trước khi thoa dầu dừa, bạn cần chú ý vệ sinh vùng da bị chàm đỏ sạch sẽ.
Cách dùng dầu dừa nguyên chất chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh
Dùng nửa thìa nhỏ dầu dừa thoa lên vùng da của bé 2 lần/1 ngày. Kết hợp với đó là massage nhẹ nhàng. Đợi khoảng 15 phút cho dầu thấm vào da bé thì dùng giấy thấm phần dầu dư. Kiên trì thoa dầu dừa cho trẻ bị chàm đỏ trong khoảng 2 – 3 tuần, triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện.
Kết hợp dầu dừa và lá trầu không chữa chàm đỏ cho trẻ sơ sinh
Lá trầu không có khả năng sát khuẩn và kháng viêm rất tốt. Đồng thời, đây còn là loại lá lành tính cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh. Việc kết hợp giữa lá trầu không với dầu dừa sẽ giúp bệnh chàm đỏ của bé nhanh chóng được cải thiện.
Bạn cần một nắm lá trầu không ở dạng tươi. Sau khi xay nhuyễn hoặc giã nát thì vắt lấy nước. Trộn nước này với 1 thìa nhỏ dầu dừa. Khuấy đều rồi dùng nó thoa lên vùng da bị chàm đỏ tương tự như khi dùng dầu dừa nguyên chất.
Tắm trẻ bị chàm đỏ với dầu dừa và bột yến mạch
Bạn dùng khoảng 150g dầu dừa. Cho vào đó một ít bột yến mạch. Trộn và thêm bột từ từ cho đến khi sánh mịn. Thoa hỗn hợp này lên da bé và đợi khoảng 15 phút. Sau đó tắm trẻ lại với nước sạch. Bạn nên áp dụng cách này ngày 2 lần để giảm ngứa, khô và đỏ da cho bé.
Dầu cám gạo giúp trẻ sơ sinh chữa chàm đỏ
Để làm dầu cám gạo, bạn cần chuẩn bị một chén sứ, một ít than và vài tờ giấy A4. Dùng giấy bịt miệng chén sứ rồi cho lên trên đó một ít cám gạo. Đặt chén dưới than hồng để cám gạo cháy từ từ cho đến khi gần đến mặt giấy thì ngừng. Dầu cám gạo được tạo ra sẽ thấm qua lớp giấy và chảy xuống chén. Lưu ý khi làm dầu cám gạo, bạn không để giấy cháy hoặc cám gạo rớt xuống chén.
Cách làm này mất thời gian và khá công phu nhưng được đánh giá cao về hiệu quả. Dầu cám gạo dùng để thoa ngoài da bị chàm đỏ tương tự như dầu dừa. Kiên trì một thời gian ngắn, vết chàm sẽ dần biến mất.
Chữa chàm đỏ cho trẻ sơ sinh bằng khoai tây
Thành phần của khoai tây có chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và làm sạch các độc tố trên da. Bạn cần chọn 1 củ khoai tây tươi và còn nguyên vỏ. Sau khi rửa sạch nó với nước muối loãng thì trần qua nước sôi trong khoảng 1 phút. Vì bạn sẽ dùng luôn phần vỏ khoai nên cần đảm bảo các tạp chất và vi khuẩn được loại bỏ hoàn toàn.
Khoai tây sau khi được rửa sạch thì cắt thành từng lát mỏng rồi giã nát và vắt lấy nước. Dùng nước này đắp lên vùng da bị chàm đỏ trong khoảng 15 phút. Sau đó rửa lại da với nước sạch. Hoặc bạn có thể dùng cả phần bã khoai đắp và cố định trên da trong khoảng thời gian tương tự. Kiên trì thực hiện cách điều trị này trong khoảng 3 – 5 ngày, mỗi ngày 1 – 2 lần.
Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách khi bị chàm đỏ
Bên cạnh việc dùng thuốc hoặc sử dụng các biện pháp dân gian để cải thiện bệnh, trẻ bị chàm đỏ cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Mục đích là nhanh chóng khỏi bệnh, phòng ngừa các rủi ro và tránh tái phát. Cụ thể, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Dùng sữa tắm chuyên dụng cho trẻ hoặc những loại có chất tẩy rửa thấp;
- Nếu trẻ đang bú mẹ thì người mẹ cần kiêng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng (hải sản, thịt gà, trứng vịt lộn, nội tạng động vật…). Trường hợp trẻ dùng sữa công thức thì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ xem loại đang dùng có phù hợp khi bị chàm đỏ hay không;
- Nên cắt ngắn móng, móng chân cho trẻ. Đồng thời, nên cho trẻ mang bao tay, tất chân thường xuyên. Lưu ý chọn loại làm bằng chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt. Mục đích là không để trẻ cào cấu vào vùng da bị chàm;
- Không nên dùng nước nóng tắm trẻ. Bởi điều này có thể khiến da bị khô nhiều hơn;
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để hạn chế kích ứng da. Bên cạnh đó, xà phòng giặt đồ cho bé cần chọn những loại không có mùi thơm. Tốt nhất là chọn loại xà phòng dành riêng cho em bé;
- Trường hợp bé bị ngứa nhiều, bạn có thể dùng một bình nước lạnh áp lên da.
Ngày Cập nhật 12/06/2024
Do cha mẹ ko giữ khi mang thai dẫn đến những vết chàm