Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô giúp giảm ngứa nhanh
Chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô là một trong những bài thuốc khá phổ biến hiện nay. Với bản chất lành tính, an toàn và hầu như không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào, mọi đối tượng đều có thể sử dụng, kể cả trẻ em và người lớn tuổi.
Công dụng của lá tía tô trong việc chữa viêm da cơ địa
Lá lốt là loại lá cây quá đỗi quen thuộc trong mỗi gia đình. Không chỉ được biết đến là loại rau ăn kèm trong một số bữa ăn, lá tía tô còn là vị thuốc được dân gian sử dụng để cải thiện một số bệnh lý thường gặp ở người.
Trong Đông y, lá tía tô có vị ngọt, hơi cay, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị phong hàn, trị sốt. Đặc biệt là có tác dụng trị một số bệnh lý về da như mụn nhọt, nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da dị ứng,… trong đó có cả bệnh viêm da cơ địa.
Trong Y học hiện đại, trong lá cây tía tô chứa khá nhiều tinh dầu, axit và các khoáng chất (phốt pho, lưu huỳnh, sắt, kẽm,…) có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là thành phần tinh dầu linalool periladehid. Đây là loại tinh dầu có công dụng giảm ngứa, sát trùng, kháng khuẩn, giúp chữa lành các vết thương ngoài da, bảo vệ da khỏi các nhân tố gây hại.
Ngoài công dụng chữa viêm da cơ địa, lá lốt còn là vị thuốc trị một số bệnh lý khác như:
- Sốt, cảm cúm
- Say nắng
- Làm đẹp cho da
- Viêm loét dạ dày
- Buồn nôn, nôn
Mách bạn 4 cách chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô cực hiệu quả
Bài thuốc chữa viêm da cơ địa từ lá tía tô được thực hiện khá đơn giản, không quá cầu kỳ, không tốn quá nhiều thời gian để chế biến, người bệnh có thể thực hiện một cách nhanh chóng ngay tại nhà.
Dưới đây là 4 cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt, bạn đọc có thể tham khảo và tiến hành điều trị theo công thức có sẵn tại đây:
1. Sắc lá tía tô để lấy nước dùng chữa viêm da cơ địa
Sắc nước lá tía tô để uống là một trong những phương pháp điều trị cơ bản. Khi đó, các tinh chất có trong lá tía tô bị đẩy ra, nhằm mang lại công dụng giải độc, thanh nhiệt và đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể.
Với liệu pháp này, bạn cần chuẩn bị một nắm lá tía tô khoảng 15 – 20 lá cùng với một ít đường trắng. Khi tất cả các nguyên liệu đã sẵn sàng, bạn có thể bắt tay vào thực hiện theo công thức sau:
- Đem một nắm lá tía tô rửa sạch nhiều lần với nước sạch để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất;
- Vớt ra để ráo rồi thái thành các đoạn nhỏ;
- Cho toàn bộ vào ấm sắc cùng với một lượng nước vừa đủ và tiến hành sắc khoảng 10 – 15 phút;
- Chắt lọc lấy phần nước để dùng. Thêm một ít đường để giảm mùi cay của lá tía tô.
Đối với phần bã, người bệnh có thể phần bã chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương để tăng hiệu quả điều trị.
2. Pha trà tía tô uống giải độc
Ngoài công dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa, nước uống từ lá tía tô còn giúp đào thải các độc tố tích tụ lâu ngày ở gan, thận, dưới lớp da chết, tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.
Để có được một ly trà tía tô nóng để dùng, bạn cần chuẩn bị 5 – 7 lá tía tô và thực hiện theo bước sau:
- Rửa sạch lá tía tô qua nhiều lần nước sạch hoặc ngâm cùng với nước muối pha loãng khoảng 5 phút, sau đó vớt ra để ráo;
- Cho toàn bộ lá tía tô đã được làm sạch vào trong ấm nước sôi để hãm khoảng 5 – 7 phút và có thể sử dụng;
- Khi dùng, bạn có thể cho thêm vài lát gừng để việc sử dụng được dễ chịu hơn hoặc thêm một ít đường kính để uống.
3. Đắp lá tía tô chữa viêm da cơ địa
Đắp lá tía tô trực tiếp lên vùng da bị tổn thương do bệnh viêm da cơ địa gây ra sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, giúp mang lại một làn da chắc khỏe, đều màu. Người bệnh có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp cùng với một ít muối hạt to để trị bệnh viêm da cơ địa.
Cách thứ 1: Bài thuốc đắp trị viêm da cơ địa từ lá tía tô
- Chuẩn bị 10 – 15 lá tía tô tươi;
- Đem toàn bộ phần lá tía tô rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất;
- Cắt thành từng đoạn nhỏ rồi đem đi sao vàng trên chảo nóng cho đến khi lá héo và ngả sang màu nâu;
- Sau đó cho toàn bộ phần lá đã sao nóng vào trong miếng vải mỏng rồi đem chườm lên vùng da bị viêm da cơ địa. Chườm cho đến khi hỗn hợp nguội dần;
- Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để bệnh lý được đẩy lùi một cách nhanh chóng.
Cách thứ 2: Bài thuốc đắp trị viêm da cơ địa từ lá tía tô kết hợp với muối hạt
- Chuẩn bị 7 – 10 lá tía tô tươi và với một ít muối hạt;
- Lá tía tô cần được làm sạch nhiều lần với nước sạch hoặc nước muối pha loãng;
- Cho toàn bộ vào trong cối để giã cho nát;
- Thêm một ít muối hột và trộn đều tạo thành hỗn hợp tía tô và muối hột;
- Đem hỗn hợp đắp lên vị trí bị tổn thương, có thể sử dụng băng gạc để cố định;
- Để yên trong khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn bông lau sạch;
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
Phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ hoặc ở giai đoạn khởi phát, khi các vết ngứa chưa bị lan ra diện rộng.
4. Tắm lá tía tô chữa viêm da cơ địa
Ngoài việc sử dụng bài thuốc uống, thuốc đắp từ lá lốt chữa viêm da cơ địa, người bệnh cũng có thể sử dụng loại thảo dược này để nấu nước tắm. Việc tắm rửa giúp kháng khuẩn, sát khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa ngáy.
Bạn cần chuẩn bị 50 – 100 gram lá tía tô tươi cùng với một ít muối hạt và tiến hành theo công thức sau:
- Lá tía tô cần được làm sạch nhiều lần với nước sạch;
- Cho toàn bộ vào trong nồi cùng với 2 – 3 lít nước lạnh và bắt lên bếp để đun khoảng 10 – 12 phút. Đun cho đến khi tinh dầu trong lá lốt tiết ra hết. Có thể thêm một ít muối hạt để tăng tính sát khuẩn;
- Cho lượng nước vào trong thau. Pha thêm một ít nước lạnh là có thể sử dụng. Lưu ý, không được dùng nước khi nước quá nóng hoặc quá nguội;
- Kết hợp dùng phần bã để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.
Bên cạnh việc sử dụng lá tía tô để nấu nước tắm, người bệnh cũng có thể sử dụng một số lá cây quen thuộc để nấu nước tắm chữa viêm da cơ địa như: lá lốt, lá trầu không, lá khế, lá đơn đỏ, lá trà xanh,… với cách thực hiện khá giống cách nấu nước tắm từ lá lốt.
Chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô cần lưu ý những điểm gì?
Không thể phụ nhận công dụng của lá tía tô đối với bệnh viêm da cơ địa, tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bài thuốc từ dược liệu này, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số vấn đề để tránh những hệ quả không mong muốn cũng như phát huy hết công dụng của lá tía tô. Cụ thể như sau:
- Các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong lá tía tô tuyệt đối không được sử dụng các bài thuốc có sự xuất hiện của lá tía tô;
- Lá lốt cần được tiến hành làm sạch trước khi sử dụng. Tốt nhất nên ngâm cùng với một ít nước muối pha loãng khoảng 5 – 10 phút;
- Tuyệt đối không nên lạm dụng lá tía tô quá nhiều. Việc lạm dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên sử dụng lá tía tô quá thường xuyên. Loại thảo dược này có thể làm tăng huyết áp và gây nguy hiểm đến sức khỏe của thai nhi;
- Khi sắc nước lá tô không nên đun quá lâu. Điều này có thể khiến cho tinh dầu trong lá lốt bay hơi, khi đó làm giảm hiệu quả điều trị. Tốt nhất, bạn chỉ nên đun trong vòng khoảng 15 – 20 phút;
- Không nên dùng nước lá tía tô thay cho nước trà thông thường. Điều đó có thể khiến cho bệnh lý của bạn trở nên nghiêm trọng hơn;
- Trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ lá tía tô, nếu gặp phải một số triệu chứng bất thường, điều đầu tiên bạn nên tạm ngưng sử dụng và chỉ trở lại sử dụng khi cơ thể đã ổn định.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về công dụng của lá tía tô và một số cách chữa viêm da cơ địa từ loại dược liệu này. Bên cạnh việc sử dụng lá tía tô để cải thiện bệnh lý, người bệnh cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời tiến hành thăm khám để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh lý đang mắc phải.
Có thể bạn chưa biết: Cách chữa viêm da dị ứng từ các cây thuốc Nam quen thuộc
Ngày Cập nhật 07/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!