Đau Thần Kinh Tọa Khi Mang Thai Và Những Điều Cần Biết
Đau thần kinh tọa khi mang thai gây ra các cơn đau nhức âm ỉ kéo dài ở giữa lưng hoặc mông, bệnh khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi, tác động tiêu cực đến tâm lý và ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây đau thần kinh tọa khi mang thai cũng như các phương pháp điều trị giúp cải thiện triệu chứng của bệnh mà không tác động xấu đến thai nhi.
Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa khi mang thai
Dây thần kinh tọa là một trong những dây thần kinh lớn nhất bên trong cơ thể, chúng bắt đầu từ phần dưới thắt lưng chạy dài qua mông, xuống chân và cho đến các ngón chân. Chức năng chính của dây thần kinh này là điều khiển hoạt động của vùng lưng và hai chân. Đau thần kinh tọa là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay, bệnh xảy ra khi dây thần kinh bị tổn thương và hình thành nên các cơn đau nhức gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Đau dây thần kinh tọa khi mang thai là tình trạng xảy ra không mấy xa lạ mà rất nhiều bà bầu đều gặp phải. Triệu chứng này thường xuất hiện trong thời gian đầu của thai kỳ và trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn khi thai càng ngày càng lớn. Đau thần kinh tọa khi mang thai có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến là:
- Sự gia tăng hormone relaxin: Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại hormone tên là relaxin để nới lỏng và làm giãn nở hệ thống các dây chằng ở khu vực xương chậu để phục vụ cho quá trình mang thai và sinh nở. Điều này sẽ khiến hệ thống dây chằng bị lỏng lẽo, suy giảm chức năng bảo vệ các dây thần kinh tọa khỏi các tổn thương bên ngoài dẫn đến đau nhức.
- Cơ thể giữ nước gây tăng cân: Trong quá trình mang thai cơ thể người mẹ sẽ giữ nước và tăng cân, điều này sẽ khiến trọng lượng cơ thể gây đè ép lên các dây thần kinh tọa đi qua xương chậu, hình thành nên các cơn đau nhức dữ dội trong suốt quá trình mang thai.
- Tử cung mở rộng: Khi tuổi thai kỳ càng lớn sẽ khiến cân nặng của thai nhi ngày càng tăng, vì vậy tử cung sẽ ngày càng nới rộng ra để đáp ứng cho quá trình phát triển của em bé. Lúc này tử cung sẽ tạo ra một áp lực rất lớn xuống các dây thần kinh bên dưới cột sống và gây đau thần kinh tọa.
- Bụng và ngực phát triển: Trong quá trình mang thai, bụng và ngực của người phụ sẽ phát triển ngày càng to hơn khiến cho trọng tâm của cơ thể dồn về phía trước. Điều này làm cho cột sống bị lệch khỏi vị trí ban đầu, chúng dần cong về phía trước khiến cho cơ bắp ở vùng chân phải hoạt động nhiều hơn để nâng đỡ cơ thể. Điều này sẽ làm cho các dây thần kinh tọa bị chèn ép quá mức và gây đau nhức.
- Cân nặng và vị trí của em bé: Theo tuần tuổi của thai kỳ, trọng lượng của thai nhi sẽ ngày càng phát triển lớn dần lên khiến dây thần kinh tọa phải chịu thêm một áp lực rất lớn, gây ra các cơn đau nhức. Ngoài ra trong ba tháng cuối cùng của thai kỳ, em bé có thể thay đổi vị trí sao cho thích hợp để chuẩn bị cho quá trình sinh. Lúc này đầu em bé có thể nằm trực tiếp lên các dây thần kinh gây ra các cơn đau nhức dữ dội ở mông, lưng và chân.
- Nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân phổ biến ở trên thì đau thần kinh tọa ở thai phụ cũng có thể xảy ra do đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu, sự co thắt cơ piriformis ở sâu trong mông, tiền sử chấn thương vùng chậu, mắc bệnh đau lưng mãn tính,…
Dấu hiệu nhận biết đau thần kinh tọa khi mang thai
Đau thần kinh tọa có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ nhưng phổ biến là ba tháng cuối cùng. Khi gặp phải tình trạng này thai phụ sẽ gặp phải các triệu chứng sau đây:
- Ban đầu, cơn đau nhức sẽ xuất hiện ở bên dưới thắt lưng, theo thời gian chúng sẽ lan tỏa ra xung quanh và hình thành cơn đau nhức kéo dài từ thắt lưng xuống đến mông, chân, bàn chân và thậm chí là ngón chân.
- Xuất hiện tình trạng tê cứng, nóng rát, ngứa râm ran hoặc châm chích ở chân và bàn chân. Vùng cơ nằm ở vùng dưới thắt lưng và chân dần trở nên suy yếu, gặp khó khăn trong việc đi đứng hoặc ngồi.
- Khi thai phụ thực hiện vận động hoặc di chuyển cơ đau sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn, điều này khiến cho việc đi đứng trở nên khó khăn và có dáng đi khập khiễng.
- Đôi khi hai chân sẽ mất đi cảm giác do tổn thương ở rễ thần kinh, điều này khiến thai phụ không thể kiểm soát được việc đi đứng và các hoạt động đại tiểu tiện.
Đau dây thần kinh tọa khiến thai phụ cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của cơ thể người mẹ. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này thì bố nên đưa mẹ đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám để được hướng dẫn các biện pháp cải thiện đúng cách, tránh gây tổn thương vào rễ dây thần kinh gây suy giảm khả năng vận động và tê liệt.
Đau thần kinh tọa khi mang thai có nguy hiểm không?
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, đau dây thần kinh tọa trong quá trình mang thai là tình trạng xảy ra khá phổ biến và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai phụ. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu, làm suy giảm khả năng vận động và gây ra nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể được cải thiện nhanh chóng thông qua việc luyện tập hoặc sau khi kết thúc quá trình mang thai. Nhưng nếu bệnh không được phát hiện và điều trị hợp lý có thể gây ra các bệnh lý về xương khớp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,… Ở một số trường hợp nghiêm trọng hơn, nếu rễ dây thần kinh bị đĩa đệm chèn ép quá mức sẽ dẫn đến tình trạng tê liệt là ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của thai phụ, nguy cơ dẫn đến teo cơ và rối loạn tiểu tiện. Khi gặp phải tình trạng này mẹ bầu cần phải tiến hành phẫu thuật để có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh, nhưng điều này có thể gây ra các biến chứng không mong muốn và nguy cơ dẫn đến sảy thai là rất cao.
Vì vậy khi bị đau dây thần kinh tọa trong quá trình mang thai mẹ bầu không được chủ quan trong việc điều trị. Ngay khi thấy xuất hiện một số triệu chứng bất thường như chóng mặt, đau đầu hoặc chảy máu vùng kín thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có các biện pháp can thiệp y tế đúng cách.
Cách giảm đau thần kinh tọa khi mang thai
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, việc điều trị đau thần kinh tọa cho mẹ bầu sẽ không tác động vào nguyên căn gây bện, mục đích chính của việc chữa trị là đẩy lùi các triệu chứng đau nhức khó chịu do bệnh gây ra để tránh gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau thần kinh tọa khi mang thai thường được áp dụng trong y khoa bạn có thể tham khảo:
Sử dụng thuốc Tây y
Ở một số trường hợp mẹ bầu bị đau thần kinh tọa nhiều, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày thì bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho mẹ sử dụng một số loại thuốc Tây để đẩy lùi triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc có thể sử dụng để giảm đau cho mẹ bầu thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng là:
- Thuốc giảm đau Acetaminophen thường được sử dụng do ít gây ra các tác dụng phụ.
- Thuốc chống viêm không chứa steroid như Ibuprofen, Piroxicam, Naprofen,… ít được chỉ định sử dụng do dược tính mạnh.
- Thuốc tiêm tĩnh mạch steroid dùng cho những trường hợp đau nặng và không đáp ứng giảm đau bằng đường uống.
Việc sử dụng thuốc Tây y để chữa bệnh cho bà bầu cần phải hết sức cẩn thận vì chúng có thể gây ra tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ thăm khám để được hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị đau thần kinh tọa rất tốt được khuyên dùng cho mẹ bầu giúp cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là một số phương pháp vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa có thể áp dụng cho thai phụ bạn có thể tham khảo:
– Chườm nóng, chườm lạnh: Mỗi khi cơn đau nhức xuất hiện mẹ bầu có thể sử dụng một bịch nước đá lạnh hoặc chai nước nóng để chườm lên khu vực bị đau trong khoảng 30 phút, cách này sẽ có tác dụng giảm đau rất tốt. Mẹ bầu có thể áp dụng cách này 2 – 3 lần mỗi ngày để hạn chế cơn đau xuất hiện, giúp cơ thể cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
– Massage: Massage sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu bên trong cơ thể, làm thư giãn tinh thần và cơn đau nhức ở dây thần kinh tọa cũng thuyên giảm một cách đáng kể. Tốt nhất, mẹ bầu nên đến những cơ sở massage uy tín được cấp phép hoạt động để thực hiện, điều này giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho thai phụ và có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
– Châm cứu: Đây là phương pháp điều trị bệnh được áp dụng khá phổ biến trong y học cổ truyền, lúc này thầy thuốc sẽ sử dụng kim châm tác động vào các huyệt đạo bên trong cơ thể để kích thích quá trình lưu thông khí huyết và giảm đau nhanh chóng. Khi thực hiện châm cứu yêu cầu phải tác động đúng huyệt mới đem lại hiệu quả và không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, mẹ bầu cần phải tìm đến các bác sĩ Đông y có tay nghề cao để thực hiện giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
– Các phương pháp khác: Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể nhờ đến các phương pháp vật lý trị liệu khác trong y học hiện đại để cải thiện tình trạng đau nhức như kéo giãn cột sống, điện trị liệu, nhiệt trị liệu hoặc tập luyện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.
Bài tập giảm đau thần kinh tọa
Khi bị đau thần kinh tọa mẹ bầu có thể tiến hành tập luyện một số động tác đơn giãn tại nhà để cải thiện tình trạng đau nhức do bệnh gây ra. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế áp dụng các bài tập nằm ngửa vì chúng sẽ khiến tử cung chèn ép lên tĩnh mạch lớn, khiến máu khó lưu thông đến tim gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thay vào đó, mẹ bầu có thể thực hiện một số động tác dưới đây:
– Bài tập kéo căng với con lăn
- Đặt một con lăn xốp trên mặt sàn và ngồi lên trên nó, hai tay chống xuống mặt sàn để giữ thăng bằng cho cơ thể.
- Từ từ bắt chéo chân phải lên trên đầu gối của chân còn lại, dùng lực đẩy con lăn di chuyển tới lui liên tục trong khoảng 60 giây.
- Sau đó thả lỏng cơ thể rồi thực hiện tương tự với bên chân còn lại.
– Bài tập kéo căng cơ háng
- Mẹ bầu quỳ gối trên sàn nhà và đưa hai tay ra chống thẳng xuống dưới mặt sàn.
- Sau đó từ từ đưa một chân bước ra phía trước mặt sao cho hông và đầu gối vuông góc với nhau.
- Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây rồi thả lỏng cơ thể đưa về vị trí ban đầu.
- Thực hiện tương tự với bên chân còn lại, lặp lại mỗi bên khoảng 10 lần trong một hiệp tập.
– Bài tập kéo căng cơ tháp
- Mẹ bầu ngồi thẳng người trên ghế, một bàn chân đặt trên mặt đất còn chân bị ảnh hưởng sẽ đặt lên đầu gối của chân còn lại.
- Giữ thẳng lưng sau đó từ từ cúi người về phía trước đến khi cảm thấy các cơ ở phần hông bị căng ra thì ngừng lại.
- Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây rồi thả lỏng cơ thể, thực hiện động tác này nhiều lần bất kỳ khi nào có thời gian rảnh.
Biện pháp phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà
Bên cạnh việc tiến hành điều trị đau thần kinh tọa theo các phương pháp ở trên, thai phụ cũng nên lưu ý một số điều dưới đây để phòng tránh và hỗ trợ cho quá trình điều trị, ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng hơn:
- Khi bị đau thần kinh tọa mẹ bầu nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, nên nằm nghiêng sang phía không bị đau để tránh gây áp lực lên dây thần kinh tọa. Mẹ bầu có thể sử dụng một số loại nệm chắc để nằm giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn hoặc đặt gối ở giữa chân khi đi ngủ.
- Không nên làm việc quá sức hoặc khuân vác vật nặng, nên chú ý đến các tư thế nằm, đứng và ngồi. Hạn chế đi đứng hoặc ngồi quá lâu gây chèn ép lên dây thần kinh tọa khiến tình trạng bệnh nặng hơn, đặc biệt là vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Tốt nhất, mẹ bầu nên có khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa chừng để thư giãn cơ thể và gân cốt.
- Nên kiểm soát cân nặng một cách hợp lý, hạn chế tình trạng tăng cân quá nhanh gây áp lực lớn lên các dây thần kinh và cột sống. Tốt nhất, mẹ bầu chỉ nên tăng khoảng 1kg trong 3 tháng đầu thai kỳ, tăng 3,5 kg trong 3 tháng giữa và tối đa 9 kg trong 3 tháng cuối cùng.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe và hệ thống xương cốt. Mẹ bầu nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng tốt cho mẹ bầu và cả thai nhi giúp phòng tránh và hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa như đi bộ, bơi lội, yoga,…
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý theo tháp dinh dưỡng dành cho bà bầu giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ để đi nuôi thai nhi. Nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, magie giúp tăng cường sức khỏe xương khớp và tái tạo dây thần kinh tọa như cua, tôm, sữa, rau xanh sẫm màu, bơ, các loại hạt,…
- Mẹ bầu có thể dùng đến đai nâng bụng bầu để tránh gây áp lực đè nặng lên khung xương chậu và dây thần kinh tọa để hạn chế cơn đau xuất hiện. Nếu cơn đau nhức quá nặng gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc giảm đau phù hợp mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi.
- Đi khám thai định kỳ để có thể sớm phát hiện một số bệnh lý có thể phát sinh trong thời gian mang thai để có các biện pháp can thiệp hợp lý và đúng cách. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Trên đây các thông tin về bệnh đau thần kinh tọa khi mang thai bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Đây là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nó sẽ gây ra một số rắc rối trong đời sống sinh hoạt và tác động tiêu cực đến tâm lý của mẹ bầu. Vì vậy, khi bị đau thần kinh tọa khi mang thai thì mẹ nên đến gặp bác sĩ thăm khám để được hướng dẫn cải thiện tích cực.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Cập nhật 05/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!