Dùng lá bạch đàn điều trị á sừng có thực sự hiệu quả?
Lá bạch đàn thường được chiết xuất lấy tinh dầu chữa các bệnh đau nhức ngoại vi. Kinh nghiệm dân gian dùng lá này chữa bệnh ngoài da, trong đó có á sừng. Dùng lá bạch đàn trị á sừng có hiệu quả không là mối quan tâm của nhiều người.
Giá trị dược liệu của lá bạch đàn
Cây bạch đàn (Eucalyptus) có đến hơn 700 loại. Khi dùng là dược liệu, người ta thường dùng lá và vỏ cây để chiết xuất tinh dầu. Tinh dầu từ loại cây này còn gọi là dầu khuynh diệp. Nó được dùng để chữa ho, đau nhức xương khớp, vết cắn do côn trùng, hen suyễn và một số bệnh ngoài da.
Những công dụng này đến từ đặc điểm về tính vị và các thành phần hóa học. Cụ thể, lá và vỏ cây có vị đắng và tính hàn. Nghiên cứu về các chất trong tinh dầu, các nhà khoa học phát hiện ra khá nhiều hoạt chất có giá trị dược liệu. Tiêu biểu là: Cineol, Aldehyde Valeric và Butyric.
Các chất trên có khả năng chống viêm và kháng khuẩn khá tốt. Nói về hiệu quả kháng khuẩn, điểm đặc biệt của bạch đàn ở chỗ nó có thể tiêu diệt khuẩn E. Coli và nấm men gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các hoạt chất của bạch đàn còn hỗ trợ cơ thể tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, khi nghiên cứu kỹ hơn về đặc tính các thành phần, những nhà khoa học còn tìm ra một số chất có khả năng giảm đau, giảm ngứa và hỗ trợ cơ thể đào thải những tế bào đã chết đi.
Hiệu quả dùng lá bạch đàn trị á sừng
Theo kinh nghiệm dân gian, lá bạch đằng có thể điều trị bệnh á sừng. Tác động của loại dược liệu này với bệnh như sau;
- Loại bỏ các tế bào chết gây ra bởi quá trình hóa sừng;
- Làm sạch các mảng bám trên da;
- Giảm ngứa và đau rát;
- Kiểm soát không để bệnh lan rộng.
Theo nhận định của các chuyên gia, điều trị á sừng bằng lá bạch đàn chỉ góp phần giảm nhẹ các triệu chứng. Bên cạnh đó, nó thường chỉ có tác dụng và an toàn với trường hợp nhẹ (các tổn thương trên da chưa chảy máu và viêm nhiễm). Với những trường hợp nặng, điều trị bệnh bằng cách này không được đánh giá cao về hiệu quả.
Thực tế, cách dùng lá bạch đàn hay một số loại thảo dược khác chữa á sừng đều không thể chữa tận gốc bệnh. Ngay cả các loại thuốc tân dược cũng khó chữa dứt điểm bệnh này. Nguyên nhân vì á sừng là một dạng viêm da cơ địa. Nó liên quan mật thiết đến hệ miễn dịch. Đồng thời, hiệu quả chữa bệnh còn chịu tác động của nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài.
Ngoài ra, nói về khả năng cải thiện triệu chứng bệnh á sừng của lá bạch đàn, các chuyên gia cho rằng hiệu quả của cách điều trị này rất khác nhau tùy từng trường hợp. Có người dùng trong một thời gian ngắn đã thấy được hiệu quả. Tuy nhiên cũng có người phải mất rất lâu, thậm chí là không có tác dụng thuyên giảm các dấu hiệu bệnh.
Ưu và nhược điểm khi dùng lá bạch đàn trị á sừng
Ưu điểm:
- An toàn khi dùng ngoài da;
- Có thể sử dụng cho phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ;
- Chi phí thấp hoặc không cần tốn chi phí;
- Thực hiện đơn giản;
- Phát huy hiệu quả nhanh chóng;
- Tác dụng kéo dài;
- Hỗ trợ tốt hơn cho sức khỏe tổng thể thông qua tăng cường hệ miễn dịch.
Nhược điểm:
- Nguyên liệu khó tìm, nhất là ở những thành phố lớn;
- Tốn thời gian thực hiện;
- Tính tiện lợi kém;
- Cần kiên trì sử dụng trong một thời gian nhất định;
- Không chữa được tận gốc bệnh á sừng;
Cách chữa á sừng bằng lá bạch đàn
Chuẩn bị:
1 nắm lá bạch đàn già (Lá vẫn còn xanh ở, không được dùng lá vàng) và một ít muối hạt.
Thực hiện:
- Rửa lá với nước bình thường;
- Cho vào nồi và đun với 3 lít nước;
- Đợi đến khi nước chuyển sang màu vàng thì cho vào một ít muối rồi tắt lửa;
- Chờ nước bớt nóng (còn khoảng 50 độ C) thì dùng nước này để ngâm vùng da bị á sừng trong khoảng 30 phút.
- Trong lúc ngâm thuốc nên massage nhẹ nhàng vùng da bị bệnh.
Thực hiện cách dùng lá bạch đàn trị á sừng mỗi ngày 1 lần. Liên tục trong vài tuần, các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
Lưu ý khi dùng lá bạch đàn chữa á sừng
Thành phần trong lá bạch đàn có chứa độc tính. Do đó, bạn không nên dùng nước uống từ loại lá này. Khi chữa á sừng cho phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ nhỏ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bên cạnh đó, khi chọn lá bạch đàn chữa bệnh, bạn hãy chọn những lá già và có hình lưỡi liềm. Những lá này sẽ có giá trị dược liệu cao. Không nên dùng lá non dù nó có chứa hàm lượng dầu nhiều.
Mặt khác, để hạn chế thấp nhất những rủi ro cho da, bạn nên thử trước khi áp dụng cho tất cả các vùng da bị bệnh. Ngoài ra, trong quá trình ngâm rửa, bạn không nên kỳ cọ mạnh để tránh làm tổn thương da. Bởi khi đó da đang rất mỏng và mềm.
Cách nâng cao hiệu quả chữa á sừng bằng lá bạch đàn
Yếu tố tác động chính yếu đến hiệu quả dùng lá bạch đàn trị á sừng là cơ địa và tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, sinh hoạt và ăn uống hằng ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề này. Nếu muốn bệnh nhanh chóng được cải thiện hoặc không tái phát, bạn cần:
- Vệ sinh da đúng cách mỗi ngày;
- Giữ cho vùng da bị bệnh được khô thoáng;
- Hạn chế để da bị á sừng tiếp xúc với chất tẩy rửa hóa học;
- Không dùng tay bóc vảy hoặc cào gãi gây trầy xước da;
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học;
- Nên kiêng những thực phẩm dễ gây dị ứng;
- Uống nhiều nước;
- Hạn chế sử dụng chất kích thích;
- Thoa kem dưỡng ẩm hoặc tinh dầu thiên nhiên hằng ngày cho da, nhất là vào buổi tối hoặc khi trời lạnh, hanh khô;
Xem thêm: Bệnh á sừng bôi thuốc gì? Các loại thuốc thường dùng
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát;
- Hạn chế để da tiếp xúc với các yếu tố dễ gây viêm nhiễm hoặc dị ứng: môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá…
- Chú ý đến tình trạng bệnh, kịp thời thông báo cho bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường.
Ngày Cập nhật 12/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!