Mộc Nhĩ - Những Tác Dụng Tuyệt Vời Và Cách Dùng Vị Thuốc

Ở Việt Nam, mộc nhĩ là tên gọi khác của nấm mèo. Loại nấm này có rất nhiều tác dụng tốt cho tim mạch, huyết áp và chống oxy hóa tốt. Ngoài ra nó còn hỗ trợ điều trị bệnh về thận, gan, ho lâu ngày không khỏi và nhiều bệnh lý khác.

Nấm mèo (mộc nhĩ) trong tự nhiên là loại ký sinh trên cây gỗ.
Nấm mèo (mộc nhĩ) trong tự nhiên là loại ký sinh trên cây gỗ.

Tên gọi mộc nhĩ không chỉ có nấm mèo

Mộc nhĩ là tên của 3 loài thực vật khác nhau về thành phần hóa học. Tuy nhiên, chúng đều là những loại ký sinh trên cây và có hình dạng giống như tai. Cụ thể, 3 loại cùng tên này là:

  • Auricularia auricula-judae: Còn gọi là nấm mèo hay mộc nhĩ đen;
  • Auricularia polytricha: Mao mộc nhĩ hay còn được gọi là vân nhĩ;
  • Mộc nhĩ trắng: Tên gọi khác là nấm tuyết hoặc ngân nhĩ.

Mộc nhĩ đen là loài phổ biến ở Việt Nam và một số nước ở Châu Á. Nó có màu nâu sẫm hoặc đen. Thân cứng và giòn với kết cấu như cao su. Đây đồng thời cũng là loại nấm được sử dụng nhiều trong ẩm thực và dược liệu.

Tính vị và thành phần hóa học của nấm mèo

Theo ghi chép của Đông y, nấm mèo có tính bình và vị ngọt. Đây là loài nấm không chứa chất độc.

Về tính chất hóa học, các nhà nghiên cứu phát hiện ra trong nấm mèo có nhiều thành phần hoạt tính (giá trị dược lý). Tiêu biểu là các chất như:

  • Lecithin: Tăng khả năng hấp thụ thức ăn;
  • Cephalin: Kháng khuẩn và có nhiều đặc tính như kháng sinh;
  • Plasmalogen và Phosphatidylserine: Liên quan đến hoạt động của não và tim;
  • Axit nucleic: Tham gia vào hoạt động mã hóa và truyền tải thông tin di truyền.
Nấm mèo ở dạng khô và sau khi ngâm nước.
Nấm mèo ở dạng khô và sau khi ngâm nước.

Giá trị dược liệu của mộc nhĩ đen

  • Tác dụng tốt cho tim mạch và huyết áp

Nấm mèo làm giảm lượng cholesterol xấu trong gan và huyết thanh. Đồng thời ngăn quá trình tích tụ mỡ ở thành động mạnh. Nhờ đó quá trình lưu thông máu được thuận lợi và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng chiết xuất polysaccharide của nấm mèo có tác dụng ức chế quá trình kết dính của tiểu cầu. Nhờ đó, loài nấm này có thể ngăn ngừa sự hình thành huyết khối và tắc nghẽn mạch máu. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với những người bị xơ vữa động mạch hoặc những người dễ bị ứ đọng khí huyết.

  • Chống oxy hóa và sáng da

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được mối liên hệ chặt chẽ giữa nồng độ phenol trong nấm mèo với khả năng chống oxy hóa. Theo đó, loại nấm này có đặc tính chống oxy hóa khá mạnh. 

Ngoài ra trong nấm mèo còn chứa nhiều sắt, vitamin E và K cùng với một số loại protein khác. Vì thế thường xuyên sử dụng loại nấm này sẽ giúp làn da tươi sáng và mịn màng hơn. Thêm vào đó, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng thường xuyên ăn loại nấm này có thể giúp chị em phụ nữ có được vòng 1 căng đầy hơn.

  • Thanh lọc ruột và tốt cho tiêu hóa

Một số thành phần hóa học trong nấm mèo tạo thành chất keo. Ăn loại nấm này sẽ kết dính những tạp chất trong đường ruột cũng như hệ tiêu hóa. Nhờ đó, các cơ quan này được thanh lọc.

Song song đó, nấm mèo cũng chứa khá nhiều chất xơ và một loại collagen đặc biệt của thực vật. Nhờ thế, nó có thể giúp người ăn phòng chống hoặc cải thiện tình trạng táo bón. 

Nấm mèo kết hợp cùng táo đỏ, đường phèn hoặc hồng khô chữa được nhiều bệnh về tiêu hóa, gan, thận và hệ bài tiết.
Nấm mèo kết hợp cùng táo đỏ, đường phèn hoặc hồng khô chữa được nhiều bệnh về tiêu hóa, gan, thận và hệ bài tiết.

Các bài thuốc chữa bệnh với mộc nhĩ đen

Cách dùng nấm mèo chữa các vấn đề về tiêu hóa 

Chữa bệnh trĩ, táo bón: Nấu 75g nấm mèo với 35g hồng khô.

Kiết lỵ: Dùng 50g nấm mèo. Sau khi nấu chín thì cho vào đó một ít muối và giấm.

Bài thuốc chữa bệnh thận và gan với nấm mèo

  • Trị thận hư, tay chân run rẩy, chóng mặt và đau tức ngực:

Dùng nấm mèo và nấm tuyết (mỗi loại 15g). Kết hợp với đó là 15 trái táo khô và một ít đường phèn. Cho tất cả các nguyên liệu vào chén và mang đi chưng cách thủy trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Chia ra thành 2 lần và ăn hết trong ngày. Lưu ý đối với những người bị nặng đầu thì không nên dùng bài thuốc này.

Ngoài ra, người bị bệnh thận hoặc cao huyết áp có thể nấu 75g nấm mèo với 40g hồng khô. Ăn hằng ngày món này sẽ giúp huyết áp dần được ổn định và khôi phục phần nào chức năng của thận, cải thiện tình trạng bệnh.

  • Chữa viêm gan mạn tính và xơ gan

Nấu nhừ 10g nấm mèo với 40g hồng khô. Khi ăn có thể cho vào đó một ít đường để ngon miệng hơn.

Trị cơ thể ra nhiều mồ hôi

Có hai cách dùng nấm mèo chữa tình trạng ra nhiều mồ hôi:

+Sắc lấy nước uống: Nguyên liệu gồm: 25g nấm mèo, 40g lá dâu và 6 quả táo khô.

+Nấu chín để ăn: Chuẩn bị nấm mèo và mạch môn đông (mỗi loại 20g); 10 quả táo khô và 1 quả trứng gà.

Cách dùng nấm mèo chữa viêm thấp khớp

Nấu các nguyên liệu gồm: Nấm mèo (40g); tế tân (5g); gừng tươi (3 lát) và đường phèn (25g). Đường phèn cho vào sau cùng khi các nguyên liệu đã được nấu chín.

Bài thuốc dùng nấm mèo chữa ho

+Đối với tình trạng ho lâu ngày: Nấu nấm mèo và đường phèn (mỗi loại 40g) cho đến khi thật nhừ. Có thể cho vào nồi thêm 10g hạnh nhân;

+Chữa ho ra máu: Nấu chín các nguyên liệu gồm: nấm mèo (20g), bắp cải (200g); gừng tươi (1 lát). Sau khi chín thì cho vào nồi 25g đường phèn. 

Chữa tê tay chân với nấm mèo

Chưng cách thủy nấm mèo với mật ong (mỗi loại 17g). Kết hợp với đó là 10g đường đỏ. Dùng hằng ngày món này sẽ không còn bị tê chân tay nữa.

Chữa huyết áp cao và nhiệt

Nấu nhừ 15g nấm mèo với 40g đậu xanh và một ít đường cát. Hoặc bạn cũng có thể nấu 20g nấm mèo với 40g hoàng kỳ. Mỗi ngày ăn 2 lần để huyết áp ổn định và thanh nhiệt cơ thể.

Dùng nấm lượng vừa đủ hằng ngày giúp máu huyết lưu thông tốt hơn và điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ.
Dùng nấm lượng vừa đủ hằng ngày giúp máu huyết lưu thông tốt hơn và điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ.

Dùng nấm mèo chữa các bệnh lý khác

  • Chữa tình trạng mắt bị sưng đỏ và chảy nước liên tục: Chuẩn bị nấm mèo và cây mộc tặc (mỗi loại 40g) và 75g gan heo. Nấm mèo sau khi ngâm thì đợi ráo nước rồi nướng. Mộc tặc dùng ở dạng khô. Nghiền nát hai nguyên liệu này rồi dùng chung với gan heo luộc. Mỗi lần dùng 10g.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Xào chín các nguyên liệu gồm: nấm mèo (15g); hoàng kỳ và đậu ván trắng (mỗi loại 25g); 75g củ từ.
  • Cải thiện bệnh lupus ban đỏ hệ thống: Nấu nấm mèo và nấm tuyết (mỗi loại 10g) chung với đường phèn.
  • Bổ sung sắt do thiếu máu: Nấu 40g nấm mèo với 6 trái táo khô và lượng đường vừa đủ dùng. Cho vào nồi nhiều nước đến khi nước còn lại một ít như xào là dùng được.
  • Chữa kinh nguyệt không đều với nấm mèo: Nấu chín 20g nấm mèo với 10 quả táo đỏ. Khi ăn thì dùng thêm 40g đường đỏ vào.

Lưu ý khi dùng mộc nhĩ đen để chữa bệnh

Đối tượng không được sử dụng mộc nhĩ

Thành phần của nấm mèo có tính chống huyết khối nên phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không được dùng loại nấm này. Bên cạnh đó, người có hệ tiêu hóa kém cần hạn chế ăn nấm mèo. Bởi nó có thể gây đầy bụng và kết hợp với các yếu tố khác khiến cơ thể bị nhiễm lạnh. Cuối cùng, người bị dị ứng với các loại nấm nói chung cũng không được ăn mộc nhĩ.

Cách ngâm nấm mèo

Nấm mèo không được dùng dạng tươi. Khi dùng ở dạng khô, nó cần phải được ngâm nước ấm hoặc nước lạnh trước khi dùng. Bạn không nên vì nôn nóng sử dụng loại nấm này mà ngâm trong nước nóng. Cách làm này có thể gây độc và làm mất nhiều tác dụng chữa bệnh. Ngoài ra, bạn có thể ngâm nấm mèo với bột mì để loại bỏ hiệu quả hơn các tạp chất có hại.

Thời gian ngâm nấm mèo tốt nhất là trong vòng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ. Bạn không nên ngâm nó quá 8 tiếng. Bởi khi đó, các vi khuẩn có thể sinh trưởng gấp nhiều lần và gây độc khi ăn.

Cuối cùng, nấm mèo sau khi ngâm nước cần loại bỏ những phần cứng và không nở. Rửa lại nấm nhiều lần với nước sạch trước khi nấu. Nếu thật chín. Khi ăn, bạn cần nhai kỹ trước khi nuốt. 

Không dùng nấm mèo ở dạng tươi và không nấm trong nước quá 8 tiếng đồng hồ.
Không dùng nấm mèo ở dạng tươi và không nấm trong nước quá 8 tiếng đồng hồ.

Mộc nhĩ kỵ khi dùng chung một số thực phẩm

Nấm mèo cũng như 2 loại mộc nhĩ còn lại không có độc tính. Tuy nhiên, nếu chế biến nó cùng một số loại thực phẩm dưới đây có thể gây ngộ độc hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Các thực phẩm kỵ với mộc nhĩ gồm:

  • Ốc và thịt vịt: Gây bất lợi cho việc tiêu hóa thức ăn;
  • Thịt gà, nhất là da gà: Dễ gây chảy máu nếu đang mắc bệnh trĩ;

Cách để chọn nấm mèo chất lượng

Để mua được nấm mèo chất lượng, bạn có thể dựa vào 3 tiêu chí sau;

  • Màu sắc: Đen sậm ở mặt trước và đen xám ở mặt sau.
  • Trọng lượng: Rất nhẹ. Bên cạnh đó, nếu dùng tay vò mà nấm mèo dễ bị rách thì đó là những cây nấm ngon;
  • Mùi: Không mùi.

Mao mộc nhĩ và ngân nhĩ

Cùng tên mộc nhĩ với nấm mèo là mao mộc nhĩ. Đây cũng là một loài nấm nhưng thân có màu nâu sẫm và trong mờ. Bên cạnh đó, loại nấm thứ 3 cùng tên mộc nhĩ là ngân nhĩ. Nó có màu trắng nhạt và trong mờ. 

Mao mộc nhĩ cũng có hình dạng như cái tai và sống trên cây.
Mao mộc nhĩ cũng có hình dạng như cái tai và sống trên cây.

Cả hai loại nấm này được bán dạng sấy khô và cần ngâm trong nước trước khi dùng tương tự như nấm mèo. Tuy nhiên chúng không phổ biến ở Việt Nam. riêng ngân nhĩ là loại khá phổ biến ở Trung Quốc. Tương tự như nấm mèo, hai loại này cũng được dùng trong ẩm thực và có nhiều giá trị dược liệu.

Nấm tuyết cũng có tên là mộc nhĩ nhưng nó ít phổ biến ở Việt Nam.
Nấm tuyết cũng có tên là mộc nhĩ nhưng nó ít phổ biến ở Việt Nam.

 

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *