Nấm da đầu nặng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Nấm da đầu không phải là căn bệnh dễ chữa trị , người bệnh cần kiên nhân điều trị trong thời gian dài. Khi không khắc phục triệt để, bệnh tiến triển thành nấm da đầu nặng có thể gây hói đầu, rụng tóc nghiêm trọng.
Bệnh nấm da đầu là bệnh lý da liễu phổ biến, bệnh xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính cũng như tuổi tác. Đặc trưng của bệnh là các cơn ngứa ngáy da đầu khó chịu, da đầu bong tróc thành từng vảy nhỏ như gàu.Với những trường hợp nấm da đầu nhẹ tương đối dễ điều trị, tuy nhiên khi nấm da đầu nặng có diễn biến mãn tính thì điều trị cần mất nhiều thời gian.
Nấm da đầu nặng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Bệnh nấm da đầu không được xếp vào dạng bệnh nguy hiểm, tuy nhiên bệnh gây ra rất nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Phổ biến thường gặp là nấm da đầu do nấm Trichophyton gây nên. Mặc dù bệnh không lây truyền từ người này sang người khác nhưng nguy cơ xấu nhất mà bệnh mang lại là tình trạng rụng tóc.
Có nhiều trường hợp nấm da đầu nặng, người bệnh rụng tóc thành từng mảng tròn hiện rõ trên da đầu. Tại vùng da bị rụng tóc nhẵn bóc, điều này dẫn đến tâm lý e ngại và tự ti cho người mắc bệnh. Nấm da đầu đơn giản có khởi phát là những nốt sần nhỏ, rải rác trên da đầu. Tại vùng da bị nấm có các vảy mỏng, gốc và ngọc tóc trở nên cứng và dễ gãy.
Những trường hợp nấm da đầu nghiêm trọng hơn, người bệnh còn bị đau đầu. Nấm cũng gây ra mùi hôi trên da đầu, kèm theo đó là các mụn mủ và sẩn đỏ. Mặc dù không lây lan nhưng nấm da đầu nặng có thể lan rộng đến các khu vực da lân cận. Người bệnh cũng có thể xuất hiện các hạch cổ và những triệu chứng toàn thân đi kèm như sốt, mệt mỏi.
Nấm da đầu gây ngứa nghiêm trọng, nhất là khi thời tiết tăng độ ẩm hoặc sau khi vận động. Người bệnh thường gặp phải các vấn đề kèm theo như mất ngủ, sụt cân, mệt mỏi,…. do ảnh hưởng từ bệnh gây ra. Ngoài da đầu, một số vị trí khác có nguy cơ bị nấm da như bẹn, mông hoặc móng tay, móng chân…
*Lưu ý: Rụng tóc do nấm da đầu không kéo dài vĩnh viễn, hơn 50% người bệnh có dấu hiệu phục hồi sau khi mắc rụng tóc do nấm da đầu trong vòng 1 năm. Thời gian phục hồi dựa vào vào sức khỏe của từng bệnh nhân. Trong số đó, 10 % người bệnh nấm da đầu nặng bị rụng tóc thành từng mảng và phát triển thành chứng rụng tóc cả đầu. Vì thế người bệnh cần phòng tránh các chuyển biến xấu của bệnh trước khi triệu chứng phát triển phức tạp.
Để chẩn đoán nấm da đầu, bệnh nhân cần đến các trung tâm Da liễu uy tín. Bên cạnh các chẩn đoán lâm sàng, người bệnh sẽ được chỉ định là các xét nghiệm soi tươi mảng bám tóc để xác định loại nấm và có phác đồ điều trị thích hợp.
Cần phân biệt bệnh nấm da đầu với các bệnh khác
Việc điều trị nấm da đầu tại nhà có thể không hiệu quả nếu người bệnh nhầm lẫn nấm da đầu với các bệnh về da đầu khác. Trong đó nấm da đầu, viêm da tiết bã và vảy nến da đầu là những bệnh dễ bị nhầm lẫn nhất do có triệu chứng giống nhau. Người bệnh phân biệt qua các biểu hiện cơ bản sau:
– Bệnh viêm da tiết bã ở da đầu: Bệnh viêm da tiết bã da đầu chỉ có gàu, ngứa và đặc trưng là tình trạng bết tóc. Bệnh có thể đi kèm rụng tóc lan tỏa nhưng không gây mất tóc vĩnh viễn hay để lại sẹo.
– Vảy nến da đầu: Đặc trưng là tình trạng da khô và sần sùi như các phiến màu trắng mica, dễ tróc. Vảy nến da đầu là các mảng trắng đóng thành lớp trên nền da đầu đỏ và thường tập trung ở vùng rìa chân tóc. Một số sang thương tại các vị trí da chồng chất gây ra những tổn thương lan rộng trên da đầu.
– Nấm tóc: Triệu chứng đặc trưng là các hạt tròn mềm (gần bằng hạt kê) xuất hiện cách chân tóc 2 – 3 cm. Các hạt có màu đen hoặc nâu và có thể tuốt ra, bệnh không gây rụng tóc nhưng gây ra các cơn ngứa khó chịu. Thường xảy ra ở những người bệnh có vệ sinh cá nhân kém.
– Nấm da đầu: Nguyên nhân chủ yếu do các khuẩn nấm Trichophyton violaceum, Trichophyton sondaneuse,Trichophyton tonsurarans,… gây ra. Tổn thương cơ bản là vùng da bị bong vảy tạo thành các mảng bong tróc rải rác. Bệnh gây ngứa, chân tóc còn lại được phủ một lớp trắng có thể cạo thành vảy.
Điều trị bệnh nấm da đầu nặng có khỏi không?
Việc điều trị bệnh nấm da đầu mất khá nhiều thời gian, nếu không khắc phục tận gốc nấm, người bệnh có thể tái bệnh trong tương lai. Người bệnh không nên tự ý điều trị nấm da đầu nếu chưa nhận được hướng dẫn. Đặc biệt, đối với trường hợp nấm da đầu nặng cần được thăm khám và theo dõi thường xuyên để phòng trừ các rủi ro bội nhiễm, rụng tóc gây hói.
Người bệnh không nên sử dụng các loại dầu gội có thuốc tẩy nhiều, đây là nguyên nhân tác động gây rụng tóc. Điều trị nấm da đầu bằng thuốc bôi chỉ có thể hỗ trợ khắc phục sự phát triển của nấm chứ không tiêu diệt hoàn toàn số nấm nằm sâu trong nang lông. Với những trường hợp điều trị nấm da đầu theo kinh nghiệm dân gian, áp dụng sai cách khiến nấm càng lan ra nhiều hơn, gây hoại tử nang lông và mất tóc vĩnh viễn.
Nấm da đầu là bệnh có nhiều nguyên nhân nên cần được điều trị theo đơn của bác sĩ. Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về cách dùng thuốc để điều trị hiệu quả. Không tự dùng các loại thuốc kháng nấm vì có thể gây ảnh hưởng tới gan, thận.
Vì các nguy cơ trên mà người bệnh bị nấm da đầu nặng cần được thăm khám tại các chuyên khoa Da liễu để được hướng dẫn điều trị đúng đắn. Hiện nay vẫn chưa có phương thuốc đặc trị bệnh nấm da đầu, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi tại chỗ kết hợp với thuốc uống. Để chống nấm lan rộng, người bệnh nên sử dụng dầu gội đầu chứa ketoconazol hoặc ciclopirox.
Trường hợp dùng thuốc bôi ngoài da không hấp thụ được thuốc. Người bệnh bắt buộc cắt hết tóc vùng da đầu bị nấm, sau đó bôi thuốc diệt nấm và bạt sừng bong vẩy để tiêu diệt tận gốc sự phát triển của nấm. Nếu tổn thương có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn, người bệnh sử dụng thuốc bôi sát khuẩn tại chỗ, có thể dùng kháng sinh toàn thân kết hợp.
Trong trường hợp nấm da đầu nặng dạng tổ ong, có mủ. Bệnh nhân sẽ được tiểu phẫu rạch mủ, bôi thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng sinh kết hợp với thuốc chống nấm ngoài da. Vùng da bị nấm sau khi điều trị có thể mọc tóc trở lại, tuy nhiên, tình trạng rụng tóc có thể kéo dài vĩnh viễn với những trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng kéo dài.
Phương pháp phòng bệnh nấm da đầu tái phát
Kết hợp với việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cần thực hiện những nguyên tắc quan trọng để chăm sóc da đầu trong thời gian điều trị. Những lưu ý giúp phòng và trị nấm da đầu tránh phát sinh biến chứng và lan rộng gồm có:
– Người bệnh không gội quá nhiều, không sử dụng các loại dầu gội có độ tẩy gàu cao.
– Người bệnh không cào gãi mạnh làm xây xước da đầu và luôn giữ tóc khô, sạch.
– Người bệnh nên xả nước nhiều lần sau khi gội đầu, để tóc khô ráo sau khi gội hay đi ngoài trời mưa.
– Tránh đội mũ thường xuyên hay ủ tóc quá lâu, thói quen này sẽ tạo điều kiện để nấm da đầu phát triển.
– Hạn chế sử dụng chung khăn, lược, mũ và các vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là người bị gàu hoặc nghi ngờ mắc bệnh nấm tóc.
– Nếu tình trạng ngứa và nổi sẩn ở da đầu tái phát, người bệnh cần kịp thời đến thăm khám da liễu.
– Không nên tiếp xúc với những vật nuôi bị nhiễm bệnh (vật nuôi có vùng lông rụng thành mảng).
– Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và luôn nâng cao sức đề kháng bằng các loại thực phẩm giàu vitamin như rau củ, các loại trái cây có màu sắc đỏ, cam, vàng…
Dù là bệnh nấm da đầu nặng hay nhẹ, người bệnh cũng không nên tự ý bôi thuốc. Nếu bệnh được kiểm soát và điều trị sớm, áp dụng phương pháp điều trị phù hợp kết hợp với chăm sóc đúng cách, người bệnh nấm da đầu hoàn toàn có thể chữa khỏi.
Bài viết trên đã thông tin về mức độ nguy hiểm, cũng như ảnh hưởng của bệnh nấm da đầu nặng đối với sức khỏe người bệnh. Từ những gợi ý phòng và trị bệnh nấm da đầu kể trên, hi vọng bệnh nhân sẽ chọn được phương pháp điều trị phù hợp giúp khắc phục bệnh lý sớm.
Bài viết chỉ đưa ra những thông tin tham khảo. Chúng tôi không mang đến lời khuyên hay phương hướng điều trị thay thế chỉ định của Bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm: Các loại dầu gội trị nấm da đầu được bán tại các nhà thuốc
Ngày Cập nhật 06/06/2024
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!