Bệnh áp xe răng có tự khỏi được không? Chuyên gia nhận định
Áp xe răng là một bệnh lý nguy hiểm. Bệnh có khả năng hình thành nên nhiều biến chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Vậy bệnh áp xe răng có tự khỏi được không? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này. Đồng thời có biện pháp xử lý phù hợp khi mắc bệnh.
Bệnh áp xe răng có tự khỏi được không?
Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, áp xe chân răng là một bệnh lý nghiêm trọng. Do những ảnh hưởng của bệnh có thể khiến sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung của người bệnh suy giảm. Ở những trường hợp nặng, bệnh có thể khiến bệnh nhân tử vong.
Áp xe răng là một biến chứng của bệnh sâu răng, nhiễm trùng răng miệng và nhiều vấn đề khác. Lượng vi khuẩn tồn tại trong vụn thức ăn sót lại ở kẽ răng hoặc trong mảng bám có thể tác động vào tủy răng, gây viêm và hình thành túi mủ.
Bệnh áp xe răng sẽ hình thành và phát triển khi vi khuẩn xâm nhập vào mô mềm trong cùng một phần của răng có chứa dây thần kinh, mạch máu và mô liên kết cũng như tủy răng. Lượng vi khuẩn này xâm nhập qua lỗ thủng vỡ của răng hoặc khoang nha khoa và lây lan theo tất cả con đường.
Tình trạng nhiễm trùng do sự tác động của vi khuẩn dẫn đến viêm và sưng tấy. Trong đó tình trạng viêm tạo ra một túi mủ áp xe.
Sự phát triển của bệnh áp xe răng ngày càng nhanh khiến bệnh trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó vùng viêm nhiễm cũng lan rộng đến một số bộ phận khác trong miệng. Lâu ngay các bộ phận trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng.
Đối với câu hỏi “Bệnh áp xe răng có tự khỏi được không?”, câu trả lời là không. Bệnh chỉ có thể khỏi khi bệnh nhân nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp. Do đó, ngay khi nhận thấy túi mủ hình thành ở vùng răng bệnh kèm theo biểu hiện sưng tấy, đỏ ửng, sốt và đau nhức nghiêm trọng, người bệnh nên liên hệ và báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý.
Bệnh áp xe răng được điều trị như thế nào?
Vì bệnh áp xe răng không thể tự khỏi và không thể thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp tại nhà nên việc điều trị chuyên sâu là điều cần thiết nhất. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, tình trạng viêm nhiễm, áp xe nặng hay nhẹ, bác sĩ chuyên khoa sẽ đề ra phương pháp điều trị thích hợp.
Một số phương pháp điều trị bệnh áp xe răng có thể được chỉ định, gồm:
Điều trị tủy răng
Quá trình chữa tủy răng có thể giúp bệnh nhân bảo vệ răng thật và loại bỏ sự lây nhiễm. Khi áp dụng phương pháp điều trị này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành xác định vị trí của ổ áp xe bên trong và mô tủy răng bị viêm nhiễm. Sau đó loại bỏ hoàn toàn. Điều này giúp đảm bảo tủy răng không sót lại.
Sau khi loại bỏ tủy răng bị viêm, ống tủy sẽ được trám bít lại. Cuối cùng sử dụng phương pháp bọc răng sứ để bảo vệ răng.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Đối với những trường hợp có tình trạng nhiễm trùng được giới hạn ở các vị trí áp xe, việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh là đều không cần thiết. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm trùng phát triển mạnh, lây lan đến hàm, những răng bên cạnh và các khu vực khác, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng một đơn thuốc có chứa thuốc kháng sinh.
Những loại thuốc kháng sinh khi được sử dụng sẽ giúp bệnh nhân ức chế sự lay lan của tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, những người có hệ thống miễn dịch suy yếu cũng được yêu cầu dùng thuốc kháng sinh khi mắc bệnh.
Nhổ bỏ răng bị ảnh hưởng
Nhổ bỏ răng bị ảnh hưởng được xác định là phương pháp điều trị cuối cùng của bệnh áp xe răng. Phương pháp điều trị này sẽ được áp dụng khi răng bị ảnh hưởng bị viêm nhiễm nặng và không thể giữ lại. Khi đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nhiễm trùng bằng cách nhổ răng và loại bỏ ổ áp xe.
Bài viết là thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Bệnh áp xe răng có tự khỏi được không?”. Hy vọng thông tin này có thể giúp bạn giải đáp và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp. Việc điều trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp bệnh nhân phòng ngừa bệnh phát triển nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Ngày Cập nhật 03/06/2021